Chân dung cậu học sinh đoạt HCV Toán
“Năm cháu học lớp 11, vì ham chơi nên cháu thường không thể dậy đúng giờ đi học được. Gia đình tôi rất lo nên quyết định xin cho cháu về trường THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ”, mẹ của Nguyễn Ngọc Trung, cậu bé vừa đạt Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế tự hào chia sẻ.
Trung (Ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cũng bạn bè và thầy cô.
Trong những ngày này, ở khu II, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đâu đâu cũng râm ran chuyện về cậu con trai của người thợ mộc Nguyễn Văn Giỏi và vợ là Nguyễn Thị Tuyết Dung vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic quốc tế môn toán.
Con đường làng xanh mát dẫn chúng tôi tới ngôi nhà xây đã lâu nhưng vẫn chưa trát vữa của vợ chồng anh Giỏi. Ngoài sân, bàn, tủ, máy cưa để ngổn ngang cùng với những đống gỗ nham nhở.Trời nắng chang chang, nhưng người phụ nữ tuổi 50 vẫn hì hục xếp từng thanh gỗ ngay ngắn vào mép tường. Thấy có khách, chị kéo vội ống tay áo lau hai hàng mồ hôi chảy trên mặt. Chị là Nguyễn Thị Tuyết Dung, mẹ của Nguyễn Ngọc Trung, cậu bé vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic môn toán quốc tế. Vừa rót nước chị vừa tâm sự: “Thầy giáo cháu vừa gọi điện thông báo cho gia đình, chủ nhật tuần này cháu sẽ về nên tôi dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để đón cậu cả về đó. Làng xóm, họ hàng, bạn bè, thầy cô đến chúc mừng còn có chỗ mà ngồi”. Theo chị Dung, ngày còn nhỏ, Trung vốn đã có năng khiếu về toán học, đồ chơi xếp hình được các bác, chú mua cho em đều làm thành thạo và rất nhanh.
Dừng lại một hồi lâu, như hồi tưởng lại những khó khăn đã qua, chị chia sẻ: “Ngày trước gia đình tôi còn vất vả hơn bây giờ rất nhiều. Tôi vốn lập gia đình muộn nên từng này tuổi (ngoài 50 tuổi) mà con trai lớn nhà tôi, tức thằng cu Trung mới có 18 tuổi, cô con gái thứ hai thì năm nay mới tròn 14″.Câu chuyện trở về với những ngày chị còn làm công nhân ở Nhà máy Supe – phốt phát Lâm Thao. Làm việc vất vả mà lương ba cọc ba đồng, nên cuộc sống của gia đình đều trông chờ vào thu nhập từ nghề thợ mộc của anh Giỏi. Nếu không có nghề mộc của anh Giỏi thì hai đứa con không thể có điều kiện để học hành. “Mặc dù nhà nghèo, nhưng ông trời thương xót thế nào mà thằng Trung học rất giỏi, cứ thi đâu đỗ đấy” – chị Dung kể.
Video đang HOT
Nguyễn Ngọc Trung.
Ngay từ bé, Trung đã thể hiện nhiều năng khiếu. Hồi mới học lớp 4, mấy bác hàng xóm thi thoảng lại nhờ Trung dò kênh, cái đặt các chương trình, rồi hướng dẫn cách sử dụng khi mua tivi mới. Những năm học cấp hai, thầy Huy làm chủ nhiệm, thầy đã phát hiện em có năng khiếu đặc biệt môn toán. “Càng lớn cháu càng ít nói. Hàng ngày, đi học về, cháu cứ lầm lầm lì lì, ít giao tiếp với mọi người. Vợ chồng chúng tôi đều ít chữ nên không dạy cháu được, cũng chẳng hiểu cháu nó học hành thế nào, nhưng thấy nó cứ cặm cụi trước những cuốn sách, tập vở. Vợ chồng tôi chỉ biết động viên con học để sau này lớn lên có công việc ổn định, đỡ vất vả như bố mẹ”, chị Dung kể.
Rồi những năm học cấp hai cũng qua nhanh. Cậu bé lầm lì ít nói thi đỗ liền lúc hai trường cực khó, với điểm số rất cao, đó là Trường THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ và lớp chuyên Toán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù cuộc sống khốn khó trăm bề, miếng ăn còn chẳng mấy khi no bụng, lại là những người ít chữ, song anh Giỏi, chị Dung vẫn quyết tâm đầu tư cho con học hành tới bờ tới bến. Sự cặm cụi lao động nuôi con của bố mẹ đã truyền cho Trung nghị lực và tình yêu thương để em biết phấn đấu vươn lên.Tuy nhiên, một lần tay xách nách mang bắt xe xuống Hà Nội thăm con, chị Dung đã bàng hoàng khi phát hiện ra cậu con của mình rất… lười học, ham mê các trò chơi điện tử. Suốt ngày Trung chúi mũi vào máy tính chat chít.
“Khi biết thời gian học ở Hà Nội cháu rất ham chơi, lười học, nên vợ chồng tôi rất lo lắng. Năm cháu lên lớp 11, cháu thường không thể thức dậy đúng giờ để đi học được. Lo lắng cho con, vợ chồng chúng tôi quyết định xin chuyển cháu về trường chuyên Hùng Vương ở Phú Thọ”, chị Dung nhớ lại.
Sau khi chuyển con về trường Hùng Vương cho dễ giám sát, dù công việc hàng ngày đầu tắt mặt tối, nhưng anh chị vẫn thay nhau lên thăm Trung. “Hầu như tuần nào vợ chồng tôi cũng thay nhau lên thăm cháu, theo dõi xem cháu học tập thế nào. Mỗi lần lên Việt Trì, tôi lại nhờ ông bà chủ nhà trọ quản lý hộ. Nếu cháu lười học, mải chơi thì họ sẽ trực tiếp báo cho tôi. Nhưng cũng may cho chúng tôi, từ khi về Việt Trì cháu rất ngoan, chịu khó học tập.”
“Ngay năm học lớp 11, cháu đã đạt giải 3 vượt cấp môn Toán cấp quốc gia năm học 2008-2009. Thấy Trung có tiềm năng, nhà trường quyết định xếp cháu vào đội tuyển ôn luyện thi toán quốc tế lần thứ 51″, chị Dung kể.
Ngồi trò chuyện về cậu con trai vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic môn toán quốc tế, chị Dung không giấu nổi xúc động: “Vợ chồng chúng tôi ít chữ, chẳng có bằng cấp gì, cũng không phải là người thành đạt, nhưng chúng tôi đã cố gắng dạy con làm được điều mà vì hoàn cảnh, bố mẹ đã không làm được, đó là học hành cho thành người”.Rời mảnh đất núi đồi đá sỏi gan trâu, cuộc sống vô cùng khốn khó, mảnh đất từng nổi tiếng cả nước vì có rất nhiều bệnh nhân ung thư, tôi mang theo cảm giác bồi hồi khó tả. Không ngờ, giữa mảnh đất mà hàng trăm con người đang nhọc nhằn đối mặt với sự sống và cái chết, vẫn có một chàng trai con nhà nghèo khổ làm được điều rạng danh cho Tổ quốc.
Theo VTC
Người thợ phụ hồ tình nguyện gieo chữ nơi vùng sâu
Ý thức được sự thiệt thòi vì học tập không đến nơi đến chốn, trong nhiều năm nay, anh Hà Thế Thắng, một thợ phụ hồ 44 tuổi (ngụ ấp 4, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã kiêm thêm nhiệm vụ của một "thầy giáo" tại lớp học tình thương của đồng bào Sê'tiêng.
Miệt mài mang chữ cho các em
Thương con em đồng bào dân tộc thiểu số nên ngày qua ngày anh Thắng miệt mài dạy dỗ các cháu với mong ước đơn giản góp phần xóa mù chữ ở vùng sâu, xa Bình Phước.
"Trước kia, tại ấp này các em nhỏ phải theo cha mẹ lên rẫy, bỏ lại sau lưng những con chữ, bài vở, dù có khao khát đến đâu thì đó cũng chỉ là ước mơ vì các em phải cùng cha mẹ lo chuyện cơm áo hằng ngày của gia đình", anh Thắng tâm sự.
Có nơi học tập, giờ đây những tiếng bi bô học đánh vần, đọc số của những em nhỏ da dẻ lấm lem, tóc vàng hoe vùng quê nghèo ấp 4, xã Đồng Tâm đã trở nên quen thuộc vào các buổi tối. "Có được điều đó là nhờ tấm lòng nhân ái của một thợ phụ hồ", ông Đinh Văn Mười, Trưởng ấp 4, xã Đồng Tâm, nói.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Thái Nguyên, mẹ mất sớm, cầm cự hết lớp 11, anh Thắng phải lao vào đời kiếm sống bằng đủ thứ nghề và cuối cùng anh chọn cho mình cái nghề thợ hồ đầy nhọc nhằn, vất vả. Đến tỉnh Bình Phước lập nghiệp năm 2004, hơn một năm sau anh Thắng cưới chị Điểu Thị Mai làm vợ. Khi cuộc sống gia đình tạm ổn, giữa năm 2009, anh mở một lớp học tình thương miễn phí tại nhà, với mong muốn dạy dỗ các em người đồng bào các dân tộc thiểu số độ tuổi từ 6 đến 23 biết đọc biết viết. Mặc dù không được trau dồi nghiệp vụ sư phạm nhưng anh Thắng luôn bám theo chương trình giáo khoa ở trường. Tùy vào "vốn" kiến thức của các em anh Thắng chọn ra phương pháp dạy cho phù hợp.
Thầy Thắng và các em học sinh lớp học tình thương.
Lớp học của anh Thắng cũng chẳng giống ai. Đó là một ngôi nhà tạm bợ, mái lợp tôn cũ (xin của người khác), xung quanh được che bằng những tấm bạt đơn sơ. Ấy vậy mà ngay từ khi mở lớp học, anh Thắng đã phải dùng khoản tiền tiết kiệm của gia đình để trang bị cho các em. Nào là bàn ghế, sách vở đến đồ dùng học tập hết hơn 6 triệu đồng. Ngôi trường mọc lên nơi heo hút nên cũng chẳng lấy đâu ra điện vì thế anh Thắng phải dùng bình ắc quy để thắp sáng cho các em học tập. Các em được học vào tất cả các buổi tối trong tuần, thường từ 18 giờ đến 21 giờ, riêng thứ 5, thứ 7 các em được học cả ngày.
Động lực nào khiến anh gắn bó với các em? "Mình đã vận động được phụ huynh trong thôn ấp cho các cháu bớt ra việc rẫy, việc nhà để đến lớp học", anh Thắng tâm sự. Ngày ngày anh Thắng vẫn thường đưa rước các em đi về. Nhiều lúc mệt mỏi lắm nhưng cứ nghĩ đến ánh mắt trẻ thơ và tiếng cười nói vui vẻ đánh vần, đọc số anh lại có thêm động lực để tiếp tục công việc gieo chữ.
Thầy giáo như mẹ hiền
Mặc dù thu nhập hàng tháng ít ỏi (khoảng 2,5 triệu đồng/tháng) nhưng anh Thắng luôn dành một khoản nhất định để lo bữa ăn cho các em trong các buổi thứ 5 và thứ 7 hằng tuần. Thương chồng, chị Điểu Thị Mai, vợ anh Thắng không nề hà bất cứ việc gì để chồng có thời gian dạy dỗ các em. "Chúng tôi coi bọn trẻ như con em mình nên không nghĩ đến chuyện tiền bạc, quan trọng là chúng được học cái chữ. Ở nhà, bọn trẻ phải ăn khoai, mì thay cơm, bởi điều kiện của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây còn nhiều thiếu thốn", chị Mai nói.
Chi phí bình quân cho một bữa ăn của cả lớp học hơn 100.000 đồng. Với điều kiện của anh Thắng, chị Mai thì khoản tiền đó không hề nhỏ.
Buổi sáng khi anh đi đón các em tới lớp học thì chị cũng tranh thủ đi chợ mua rau, cá về nấu cho kịp giờ ăn trưa. Trong lớp học tình thương của anh Thắng có đến 60% em mồ côi cha hoặc mẹ, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Điểu Ken, 13 tuổi trước đây 24 chữ cái cũng chưa hề biết vậy mà qua lớp học tình thương, bằng sự dạy dỗ của anh Thắng nay đã đọc được cả báo. Điểu Ken hồn nhiên: "Cháu rất muốn đến lớp học vì được ăn ngon hơn ở nhà và được học chữ. Biết chữ sau này cháu sẽ ra ngoài đi làm, cháu cũng muốn được làm thầy giáo giảng bài như thầy Thắng". Những ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên trên khuôn mặt dính đầy bụi bẩn, dễ hiểu các em đã phải bươn chải trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn.
Ngoài việc nuôi dưỡng 2 đứa con mình (lớn 6 tuổi, nhỏ 3 tuổi) anh Thắng còn nhận nuôi 3 cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. "Khả năng kinh tế đến đâu vợ chồng tôi nuôi đến đó. Các cháu đang tuổi ăn tuổi học mà sớm phải chịu thiệt thòi nên chúng tôi tâm nguyện sẽ giúp để các cháu có cái chữ sau này bớt khổ vào thân", anh Thắng cười hiền, nói.
Theo Đất Việt
Tốt nghiệp cao đẳng, đi... bán vé số mưu sinh Tốt nghiệp loại khá hệ chính quy ngành Sư phạm giáo dục Công nghệ Trường đại học Tiền Giang năm 2008, cô cử nhân Nguyễn Thị Kim Thoa ngậm ngùi "gác" tấm bằng tốt nghiệp đi bán vé số kiếm sống đã 2 năm qua... Vừa đi học vừa đi bán vé số Chúng tôi được anh Trần Anh K. (hàng xóm với...