Chân dung 5 ủy viên trung ương đảng Trung Quốc bị kỷ luật
Hai ủy viên chính thức Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh và ba ủy viên dự khuyết: Lý Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, Vạn Khánh Lương bị cách chức tại Hội nghị lần thứ 4 của đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18 vừa bế mạc hôm 23.10.
Đứng đầu danh sách là Tưởng Khiết Mẫn, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước (SASAC). Ông này sinh ngày 1.10.1956, quê Tín Dương, Sơn Đông. Tốt nghiệp Đại học Sơn Đông. Ủy viên dự khuyết ban chấp hành (BCH) TƯ khóa 17, ủy viên chính thức khóa 18 đồng thời đại biểu quốc hội khóa 9,10.
Chân dung Tưởng Khiết Mẫn
Tưởng Khiết Mẫn từng phụ trách Cục quản lý dầu khí Thanh Hải, một trong những giếng dầu đầu tiên của Trung Quốc, và trưởng thành nhanh chóng nhờ năng lực quản lý của mình. Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Trung Quốc, một cơ quan có vai trò cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc; vì đây chính là đầu mối để chính phủ nước này thực hiện chính sách ngoại giao năng lượng nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định cho nền kinh tế quốc gia.
Ông Mẫn bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” khi đảm đương chức vụ tại Tập đoàn dầu khí quốc gia và Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước. Ông bị khai trừ Đảng tịch vào ngày 30.6, nhưng do là Ủy viên BCH TƯ nên trong hội nghị trung ương lần 4 việc khai trừ này mới chính thức có hiệu lực.
Nhân vật thứ hai là Lý Đông Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công An Trung Quốc. Lý Đông Sinh sinh ngày 1.12.1955, quê Chư Thành, Sơn Đông. Trước khi đảm nhiệm chức vụ cao cấp trong Bộ Công an, Lý Đông Sinh đã có hơn 20 năm công tác tại Đài truyền hình TƯ Trung Quốc.
Lý Đông Sinh
Năm 2000, Lý Đông Sinh đảm nhiệm chức Tổng cục phó Tổng cục Điện ảnh-phát thanh-truyền hình; năm 2002 giữ chức Phó ban Tuyên giáo TƯ. Năm 2007, đảm nhiệm người phát ngôn cho Đại hội 17 của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tháng 10.2009, nhờ sự vận động của Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh bất ngờ chuyển sang công tác tại Bộ Công an với vị trí Thứ trưởng phụ trách an ninh quốc gia.
Trong Á vận hội diễn ra tại Trung Quốc tháng 8.2010, Lý Đông Sinh đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm ủy ban an ninh quốc gia cho sự kiện trọng đại do Trung Quốc đăng cai. Cuối năm 2013, Lý Đông Sinh bị nghi ngờ là cánh tay đắc lực của Chu Vĩnh Khang và bị Ủy ban Kiểm tra – kỷ luật TƯ điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Lý Đông Sinh bị khai trừ Đảng tịch cùng ngày với Tưởng Khiết Mẫn, số phận của Lý Đông Sinh được quyết định trong hội nghị lần 4 này .
Video đang HOT
Trong các ủy viên TƯ dự khuyết Lý Xuân Thành bị khai trừ đảng tịch đầu tiên vào ngày 30.4. Lý Xuân Thành sinh ngày 1.4.1956 tại thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh. Tốt nghiệp kỹ sư điện công nghiệp tại Đại học công nghiệp Cáp Nhĩ Tân. Từng đảm nhiệm các chức vụ Phó thị trưởng, Thị trưởng Cáp Nhĩ Tân; Phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ tại tỉnh Tứ Xuyên, Lý Xuân Thành đã nhận đỡ đầu cho các nhóm xã hội đen tại đây.
Các điều tra cho thấy, Lý Xuân Thành và Chu Bân (con trai Chu Vĩnh Khang) đã nhận khoảng 4 tỉ nhân dân tệ tiền lót tay của các băng nhóm xã hội đen trên địa bàn Tứ Xuyên. Ngày 13.12.2013, bị cách chức phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên và bị khai trừ Đảng tịch vào tháng 4 năm nay.
Lý Xuân Thành
Một cán bộ cao cấp ngành dầu khí bị kỷ luật trong đợt này là Vương Vĩnh Xuân, sinh tháng 7.1960, quê huyện Càn An, tỉnh Cát Lâm. Tốt nghiệp Học Viện địa chất Trường Xuân, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về địa chất tại Học viện Khoa học Trung Quốc.
Tại Đại hội lần thứ 18, Vương Vĩnh Xuân được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH TƯ. Vương Vĩnh Xuân từng đảm nhiệm Giám đốc công ty dầu khí Đại Khánh, Phó tổng Giám đốc Tổng công ty dầu khí Trung Quốc. Từng được đánh giá là nhà khoa học địa chất tài năng, có uy tín khoa học, Vương Vĩnh Xuân đã có 18 giải thưởng về khoa học địa chất, trong đó 4 giải thưởng được đánh giá đóng góp rất lớn cho ngành địa chất Trung Quốc.
Ngày 28.6.2013, Ủy ban kiểm tra kỷ luật TƯ quyết định đình chỉ chức vụ của Vương Vĩnh Xuân vì những sai phạm mang tính chất nghiêm trọng trong quản lý kinh tế.
Vương Vĩnh Xuân
Trong số các cán bộ bị kỷ luật lần này, Vạn Khánh Lương là ủy viên dự khuyết trẻ nhất. Vạn Khánh Lương sinh ngày 1.2.1964, quê quán Ngũ Hoa, Quảng Đông. Vạn Khánh Lương tốt nghiệp Thạc sĩ quản lý kinh tế trường Đảng TƯ, Tiến sĩ quản lý công trình Đại học công nghiệp Hoa Nam.
Vạn Khánh Lương đã có quá trình phấn đấu từ địa phương với các nhiệm vụ Bí thư huyện Tiêu Lệnh, thành ủy viên thành phố Mai Châu, Bí thư tỉnh đoàn Quảng Đông, Phó tỉnh trưởng Quảng Đông, Thị trưởng Quảng Châu, Bí thư thành phố Quảng Châu.
Vạn Khánh Lương nổi tiếng với câu nói “Tôi chỉ thuê phòng 600 tệ 1 tháng” và được người dân đặt cho biệt hiệu “Lục bách tịch” nghĩa là “chủ tịch 600 tệ”. Được đánh giá là ngôi sao đang lên của chính trường Trung Quốc và giữ vị trí quản lý một trong các thành phố thịnh vượng nhất tại đại lục nhưng sự nghiệp của người này nhanh chóng kết thúc.
Ngày 26.6, Ban tổ chức TƯ Đảng cộng sản Trung Quốc ra quyết định cách chức Bí thư thành ủy Quảng Châu, 3 ngày sau khi Ủy ban kiểm tra kỷ luật TƯ công bố Vạn Khánh Lương vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong thời gian đương chức. Ngày 9.10, Vạn Khánh Lương chính thức bị khai trừ Đảng tịch và số phận đã được quyết định trong hội nghị lần thứ 4 này.
Vạn Khánh Lương
Theo thời báo Hoàn Cầu, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành kỷ luật cùng lúc với 5 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý là một việc rất hiếm trong lịch sử hoạt động của chính đảng này. Hành động này một lần nữa thể hiện Trung Quốc kiên quyết mạnh tay với các hành động tham nhũng do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo Thanh Niên
"3 nhóm người" mà ông Tập Cận Bình quyết không tha gồm những ai?
Bài phát biểu của "bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn bên lề 1 hội nghị hồi tháng 8 nêu ra "3 nhóm người" mà ông Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua. Tiết lộ trên đã khiến dư luận "nổi sóng".
Tại Hội nghị Thường ủy Hiệp thương chính trị hôm 25/8, bài viễn văn "ngoài chương trình" của Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn kéo dài tới 70 phút. Sau khi câu nói kinh điển "Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu" của ông Vương được các báo đăng tải, dư luận không ngừng đồn đoán về ý tứ trong câu nói này.
Tuy nhiên, mọi thông tin cũng như bài viết liên quan tới câu nói trên của ông Vương Kỳ Sơn đã nhanh chóng bị "xóa sổ" khỏi toàn bộ phương tiện thông tin tại Trung Quốc.
"Bàn tay sắt" Vương Kỳ Sơn và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh cáo rõ ràng cho 3 nhóm đối tượng "lọt vào tầm ngắm" của Bắc Kinh.
Hôm 7/9, bài phát biểu không chính thức của Vương Kỳ Sơn thêm một lần được website của Nhân Dân Nhật Báo đăng tải. Bí thư Vương tiết lộ, chống tham nhũng cần phải nghiêm trị 3 nhóm người. Giới quan sát đánh giá điểm nổi bật của những phát ngôn này nằm ở sự mô tả của Bí thư CCDI đối với 3 nhóm người, và cho rằng ông Vương có hàm nghĩa ám chỉ sâu xa khác.
Phát ngôn "Còn hổ lớn hay không, từ từ sẽ hiểu" của ông Vương Kỳ Sơn khiến dư luận Trung Quốc và quốc tế được một phen "dậy sóng". Ảnh: Chinanews.
"3 nhóm người" chỉ những ai?
Kể từ Đại hội Đảng 18 (2012), Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn đã liên tiếp có những hành động quyết liệt nhằm trừng trị các tập đoàn tham nhũng.
Giới quan sát nhận định, dưới "bàn tay sắt" của Vương Kỳ Sơn, các quan chức "ngã ngựa" với mật độ dày đặc. Các chuyên gia phân tích cũng cho ràng, hành động của 2 ông Tập - Vương là nhằm vào nhóm lợi ích.
Hãng thông tấn Tân Đường Nhân chỉ ra, nhóm người thứ nhất mà ông Vương Kỳ Sơn ám chỉ, chính là những quan chức không chịu "gác kiếm" kể từ sau Đại hội Đảng 18 (2012), mà tiếp tục hành vi tham ô tham nhũng. Trong nhóm này, những "con hổ" lớn nhất đã bị thanh trừng chính là Cựu Bí thư CCDI Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, cùng hàng loạt quan chức hủ bại tại Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV và tỉnh Sơn Tây (quê nhà của bà Giả Hiểu Diệp, vợ sau của ông Chu Vĩnh Khang). Truyền thông quốc tế nhận định, mũi kiếm chống tham nhũng của chủ tịch Tập hiện đã nhắm tới các cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc (CPC).
Bạc Hy Lai (trái) và Từ Tài Hậu là những "hổ lớn" bị trừng trị cùng với Chu Vĩnh Khang.
Nhóm người thứ 2 mà ông Vương nhắc tới là những quan chức bị dân chúng phản ánh quyết liệt, cần phải xử lý nghiêm, trừng trị nặng.
Nhóm người thứ 3 theo ông Vương chính là những quan chức còn chưa "ngồi vững". Theo Tân Đường Nhân, các tập đoàn tham nhũng trong CPC hình thành mạng lưới quan hệ to lớn, quan hệ lợi ích cũng như chức quyền đều vô cùng phức tạp. Vương Kỳ Sơn cảnh cáo rõ, nếu những đối tượng này hy vọng được cất nhắc thì buộc phải cắt đứt hoàn toàn với bè đảng tham nhũng, ngược lại cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Nhà phân tích chính trị Đường Tịnh Viễn cho rằng, nhóm đối tượng đầu tiên mà Vương Kỳ Sơn nhắc tới hiện đã "biết điều" hơn, kể từ sau các vụ án Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang. Ông Đường cũng đưa ra nhận định trong tương lai Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn sẽ "ngắm" tới 2 nhóm đối tượng còn lại.
Nghiêm trị đối tượng bị quần chúng phản ánh mạnh thực chất chính là hình thức khích lệ người dân Trung Quốc tham gia chống tham nhũng, điển hình như vụ Cục trưởng Năng lượng Lưu Thiết Nam mất chức do bị tố cáo tham ô.
Đối với nhóm đối tượng thứ 3, ông Đường cho rằng lời ông Vương Kỳ Sơn có ý nghĩa cảnh cáo rất mạnh mẽ, thực chất là sự "gợi mở" của ông Vương đối với vấn đề nhân sự của CPC tại Đại hội Đảng tháng 10 này cùng hai Đại hội lớn của CPC trong năm 2015, gồm Hội nghị đại biểu Hội đồng nhân dân toàn quốc và Hội nghị đại biểu Hiệp thương chính trị toàn quốc.
Theo Đại Lộ
Vụ cướp 8 triệu USD hạ bệ hàng loạt quan chức Trung Quốc Nhiều quan chức cao cấp của tỉnh Sơn Tây đã bị cách chức, điều tra xuất phát từ một vụ cướp chấn động. Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung - Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung - Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes Vụ cướp xảy ra...