Chân dung 5 phụ nữ tài năng làm thay đổi thế giới Internet
Họ không chỉ xinh đẹp, mà tài năng của họ còn đang góp phần vào việc làm thay đổi bộ mặt thế giới internet từng ngày.
Trong ngành công nghệ thông tin, thế giới có rất nhiều bóng hồng đang tìm được chỗ đứng vững chắc, tạo ra ảnh hưởng to lớn. Không chỉ xinh đẹp, mà tài năng của họ còn đang góp phần vào việc làm thay đổi bộ mặt ngành CNTT nói chung và mảng internet nói riêng.
1. Mitchell Baker, Mozilla Corporation
Là trưởng bộ phận dự án của tập đoàn Mozilla, Mitchell Baker có nhiệm vụ quản lý và điều hành đội ngũ nhân viên cũng như cộng tác viên của Mozilla trên toàn thế giới. Những con người này nắm trong tay trọng trách phát triển sản phẩm của Mozilla như Firefox hay Thunderbird, những sản phẩm được hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ người trên toàn thế giới sử dụng hàng ngày.
Mới đây, bà Baker đã nhận chức cố vấn cho Ada Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực công nghệ cao cũng như văn hoá xã hội.
“Thứ giúp ích nhất cho tôi đó là khoảng thời gian mà tất cả mọi người nhìn tôi như thể tôi đang phát điên, hay lúc họ ở phía sau và củng cố cho khả năng dẫn dắt của tôi”, Baker trả lời phỏng vấn tạp chí Mother Jones vào năm 2008.
2. Marissa Mayer, Google
Mayer là nữ kỹ sư đầu tiên được tuyển vào Google, và là một trong 20 người đầu tiên làm tại tập đoàn khổng lồ này. Kể từ đó bà đã tiến lên đến chức phó chủ tịch phụ trách các dịch vụ địa phương của công ty. Nhưng thành công lớn nhất của Mayer phải kể tới việc tham gia vào nhóm thiết kế, hình thành “bộ mặt” của công cụ search Google, cũng như đem nó đến với con người toàn thế giới với việc tích hợp cho Google Search hơn 100 ngôn ngữ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Newsweek vào năm ngoái, bà Mayer cho biết: “Tôi yêu công nghệ, và tôi nghĩ việc phân chia giới tính những người làm trong ngành này là việc vô nghĩa. Một trong những thứ tôi quan tâm đó là xoá bỏ ranh giới phân biệt ấy, để cho những cô bé thấy chúng hoàn toàn có thể trở thành những gì chúng muốn, thậm chí là cả kỹ sư công nghệ thông tin.”
3. Carol Bartz, Yahoo
Video đang HOT
Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của bà: “Phần lớn mọi người nghĩ rằng vì tôi là phụ nữ, nên tôi sẽ phải đứng sau thành công của một lãnh đạo nam giới nào đó. Sự thật, thứ đứng sau họ hoàn toàn không phải tôi, mà chính là những vấn đề riêng của họ.”
4. Sue Gardner, Wikipedia Foundation
Trong vai trò giám đốc điều hành của tổ chức Wikipedia, Sue Gardner đã làm một việc, và chỉ một việc duy nhất: lèo lái trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia, với hơn 14 triệu bài viết được đăng tải bằng hơn 250 thứ tiếng trên toàn thế giới.
Kể từ khi gia nhập vào năm 2007, Gardner đã làm cho tỉ lệ người sử dụng Wikipedia tăng thêm 85%, cũng như thử nghiệm nhiều chức năng mới khác giúp ích hơn cho người sử dụng trang web. Và cũng giống như Mitchell Baker, Gardner cũng là một cố vấn tại Ada Initiative.
5. Sheryl Sandberg, Facebook
Sandberg hiện tại là COO (chief operating officer – giám đốc điều hành) tại Facebook, những trước đó bà cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng tại Ngân hàng Thế giới cũng như ở Google. Với vốn kiến thức sâu rộng cũng như tấm bằng MBA của đại học Harvard, Sandberg cũng như Carol Bertz, đều là những gương mặt ưu tú đại diện cho tiếng nói của những nữ lãnh đạo tài ba trên toàn thế giới.
Tại hội thảo TED (hội thảo dành riêng cho những ý tưởng CNTT và thiết kế đồ hoạ có triển vọng), bà Sandberg đã có lời phát biểu: “Chúng ta đang gặp phải một vấn đề, và nó khá nghiêm trọng đấy! Phụ nữ hiện chưa thể trở thành những chuyên gia hàng đầu ở mọi lĩnh vực và ở mọi nơi trên thế giới!”.
Theo PLXH
Điểm lại những "lần đầu tiên" khó quên của làng internet (Phần 2)
Để có ngày hôm nay, thế giới internet đã được xây dựng từ những "lần đầu tiên" mà không phải ai cũng biết.
Dịch vụ webcam đầu tiên
Nguồn gốc chiếc webcam đầu tiên xuất phát từ việc nhóm kỹ sư máy tính của trường đại học Cambridge tại Anh Quốc gặp phải vấn đề rắc rối với chiếc máy bán cà phê ở tòa nhà nơi họ làm việc.
Họ không tài nào mua được cà phê và để tìm ra nguyên nhân, những người này đã gắn một chiếc camera cũ nối với máy vi tính, sau đó viết chương trình tên là XCoffee. Chương trình này cho phép hiện lên hình ảnh sống động của mọi người trong nhóm trên màn hình vi tính.
Ảnh minh họa.
Năm 1993, chương trình này đã được Dan Gordon cải tiến và đưa vào một trang web. Đây có thể nói như bước ảnh hưởng rất lớn đến thế giới vì họ có thể nhìn thấy hình ảnh của nhau. Trên thực tế, đã có hàng triệu người biết đến và sử dụng trang trình duyệt này, và như thế dịch vụ webcam đầu tiên ra đời.
Trang blog đầu tiên
Năm 1994, với website Justin'sLink From The Underground, trang blog lần đầu tiên đã được viết bởi nhà báo tự do người Mỹ tên là Justin Hall. Hall đã làm cho cuộc sống của mình trở thành chủ đề quen thuộc đối với mọi người. Từ những mối quan hệ, tham vọng, kế hoạch cho đến nỗi sợ hãi của cuộc đời mình đều được ông chia sẻ tường tận với các độc giả trung thành.
Tuy nhiên khái niệm "weblog" lại do Jorn Barger nghĩ ra và sau đó được Peter Merholz rút gọn thành "blog" như ngày nay chứ không phải là Hall, mặc dù ông đã dùng dạng nhật ký này trước mọi người từ vài năm trước đó.
Chợ điện tử eBay mở đầu tiên
Tháng 9/1995, lập trình viên người Pháp lai Iran, Pierre Omidyar đã tung ra eBay với tên ban đầu là Auction Web. Có nhiều site ảo khác đã lần lượt xuất hiện nhưng đây là trang được thiết kế và biết đến ở thị trường mua bán nhờ tính hữu dụng hơn cả.
eBay (Ảnh minh họa).
Món đồ đầu tiên được trao đổi qua tay là 1 chiếc bút la-ze vỡ được cung cấp bởi chính Omidyar và cuối cùng được bán với giá 14,83 USD.
Trang mạng xã hội đầu tiên
Có thể nói rằng, Classmates.com là trang web tiên phong của Mỹ có mô hình gần giống với những trang mạng xã hội nổi tiếng bây giờ như Facebook. Trang web này bắt đầu được sử dụng năm 1995 bởi Randy Conrads - một công nhân sản xuất Boeing và nó đã tạo ra chấn động lớn ở Mỹ.
Với mong muốn thu hẹp khoảng cách và mở ra môi trường giao tiếp thuận tiện giữa những người bạn cũ ở trường cấp 3, anh đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình. Ngay sau đó, anh không những tìm lại được nhóm bạn ở trường cấp 1 mà còn được bạn anh đầu tư vốn cho công ty của mình.
Cổng Wikipedia đầu tiên
Năm 1995, Ward Cunningham đã tung ra phần mềm WikiWikiWeb theo tên một bến xe bus ở sân bay Honolulu (theo tiếng Hawaii, wiki có nghĩa là nhanh). Ứng dụng thông minh của phần mềm này sau đó đã chứng minh là chìa khóa tới sự thành công phi thường của Wikipedia - được sáng lập vào năm 2000 bởi nhà kinh doanh Mỹ Jimmy Wales.
Bài báo đầu tiên là bài tùy hứng được viết bởi nhà học thuật người Đức Christoph Hust. Nhưng vì họ phải kiểm tra và chỉnh sửa nên một năm sau đó, họ chỉ có 12 bài được công bố.
Wikipedia (ảnh minh họa).
Đến năm 2004, điều đáng tiếc xảy ra khi tất cả những bài báo gốc đều bị mất. Vì vậy, phần mềm Wikipedia đã không lưu lại được các bài cũ như nó làm ngày nay. Wales nói: "Khi wiki bắt đầu hoạt động, có rất nhiều người đóng góp và khi đó, tôi thấy điều đó thật sự thú vị vô cùng. Wikipedia đã trở nên lớn hơn rất nhiều so với những gì tôi đã từng tưởng tượng".
Video Youtube đầu tiên
YouTube mới chỉ ra đời cách đây vài năm nhưng những thành công nó gặt hái được thì vô cùng đáng nể. Video đầu tiên trên trang YouTube, có độ dài 18 giây, được đăng tải vào ngày 23/4/2005. Video này có tên tên là"Me at the zoo", được quay bởi người đàn ông tên Karim khi anh đi từ chuồng voi ở công viên San Diego ra. Tuy rằng video này vô cùng ngớ ngẩn nhưng nó là dấu ấn lịch sử của YouTube và đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Theo PLXH
Tìm kiếm kiểu mới, từ "huýt sáo" đến chọn theo gam màu Đã bao giờ bạn thử tìm kiếm thông tin bằng cách huýt sáo, lựa theo màu sắc hay dựa vào hình ảnh? Người sử dụng từ trước tới nay đã quen với phong cách tìm kiếm "gõ bàn phím". Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, chúng ta dần chứng kiến sự xuất hiện hàng loạt những cách tìm...