Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất thường gặp, hầu như không thể tránh khỏi. Quá trình này thường bắt đầu ở những người trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng cao.
Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 – 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn khớp khối mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành các gai xương, có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động, làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân…
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau do thoái hóa cột sống sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.
Ngoài những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống như tuổi tác, di truyền… thì các chấn thương do chơi thể thao hoặc tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng cũng là những yếu tố khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng. Hiện nay, tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người trẻ dưới 45 tuổi ngày càng gia tăng khiến đây không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây.
Anh N.T.Đ, 36 tuổi, là một nhân viên văn phòng, thường ngồi làm việc 8 tiếng một ngày. Sau giờ làm, anh có thói quen chơi tennis cùng bạn bè. Trong một lần lên bóng, anh bị trượt chân ngã, lưng đập mạnh xuống đất nhưng vẫn sinh hoạt được bình thường.
Vài ngày sau anh thấy đau lưng dữ dội, đau lan xuống chân phải khiến anh đi lại rất khó khăn. Sau khi đến thăm khám tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, anh Đ. được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống tầng thắt lưng 4 – 5, khối thoái vị lớn chèn ép nặng rễ thần kinh thắt lưng 5 bên phải.
Video đang HOT
Sau 2 tháng điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng không hiệu quả, anh được chỉ định phẫu thuật nội soi. Sau phẫu thuật, tình hình chuyển biến tốt, anh được xuất viện sau 2 ngày và sau đó có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Các bác sĩ khuyên anh nên hạn chế chơi thể thao vận động mạnh để tránh gặp phải chấn thương như trước, đồng thời nên thay đổi tư thế làm việc và thực hiện những bài tập thể dục giữa giờ để tránh thoái hóa cột sống.
Chị V.M.T, 42 tuổi, quê ở Long An. Chị T. là nông dân, thường phải mang vác nặng. Chị T. chia sẻ, suốt một năm nay, chị bị đau lưng âm ỉ, thỉnh thoảng tê cả 2 chân. Chị đã tự điều trị tại địa phương bằng nhiều phương pháp như đắp thuốc, lể chích… nhưng không khỏi hẳn, chỉ giảm rồi lại tăng nặng lặp đi lặp lại nhiều lần. Một tháng trở lại đây, chị T. bị đau thắt lưng, lan xuống 2 chân, cứ đi được 100m là phải nghỉ chứ không đi tiếp được. Chị cũng không thể cúi người và mang vác nặng như trước.
Sau khi đến khám tại bệnh viện và chụp MRI cột sống, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị thoát vị đĩa đệm và chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Sau 3 ngày, chị được xuất viện, sau đó bệnh ổn định dần, chị có thể đi lại sinh hoạt bình thường sau đó 2 tuần. Bác sĩ khuyên chị nên tránh làm việc nặng, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để tránh bệnh tái phát.
Theo ThS BS. Nguyễn Thành Nhân – Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết: “Sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục thể thao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, khi mang vác phải thực hiện đúng cách, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục giữa giờ.
Chế độ ăn uống phải hợp lý, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích… Đặc biệt, nên cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis… nên tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh… để giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống”.
ThS BS. Nguyễn Thành Nhân khuyến cáo, bệnh thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp, người dân nên có hiểu biết để phòng tránh. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng của bệnh, nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Nguyễn An (ghi)
Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc
Do tuổi già hoặc phải ngồi làm việc nhiều, ít có thời gian đi lại, vận động nên nhiều người đang bị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng "dày vò". Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 85% số người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ.
Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai đang tác động cột sống cho một bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng lâu năm. Ảnh: H.Dung
Có nhiều phương pháp để điều trị 2 bệnh này, trong đó phương pháp tác động cột sống, không dùng thuốc đang được các bác sĩ của Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai thực hiện đạt hiệu quả cao.
* Khổ sở vì đau lưng
Anh N.V.Đ. (ngụ phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) là nhân viên văn phòng tại một công ty trên địa bàn tỉnh. Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên vài tháng gần đây, anh Đ. cảm thấy đau lưng nhiều, đi lại khó khăn, hạn chế vận động.
Còn chị N.T.L. (ngụ phường Trảng Dài, làm việc tại một công ty đóng ở Khu công nghiệp Amata) đã có thâm niên hơn 10 năm làm công nhân may. Chị L. cho hay, mỗi ngày chị phải ngồi may 8 giờ, chưa kể những ngày tăng ca. Do ít được vận động, cứ tối về chị L. cảm thấy đau cổ, mỏi 2 vai, tê tay, nhiều khi có cảm giác đau lan lên đầu.
Trong khi đó, bà N.T.L. (60 tuổi, ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) đã có 10 năm sống chung với bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa cổ. Bà L. phải thường xuyên uống thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu để đỡ đau nhức và có thể vận động được.
Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai, những người bị thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống lưng thường có biểu hiện đau theo cường độ tăng dần, đau theo hướng lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng vận động khiến người bệnh xoay trở kém. Nếu chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân bị hẹp các khớp, mọc các gai xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp MRI để đánh giá mức độ tổn thương của đốt sống cổ và đốt sống lưng.
Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài. Hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống là cứng khớp, mức độ đau tăng dần, hạn chế cử vận động. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có những biểu hiện như: yếu ở tay hoặc chân, tay và chân phối hợp kém, co thắt cơ bắp và đau, đau đầu, mất thăng bằng, khó đi lại, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Những người làm văn phòng thường có thói quen lắc cổ, bẻ cổ mỗi khi thấy cổ mỏi. Đây là thói quen không tốt và rất nguy hiểm vì sẽ khiến khớp cổ hoạt động nhiều gây khô khớp. Nếu thực hiện bẻ, lắc cổ liên tục, đốt sống cổ chỗ lắc sẽ thay đổi hình dạng.
* Tác động cột sống không cần dùng thuốc
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng như: điều trị bằng Đông y (kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc); điều trị bằng các bài thuốc của Đông y như quyên tý thang, đột hoạt tang ký sinh, lục vị, bát vị...; điều trị không dùng thuốc (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu); kết hợp y học cổ truyền hiện đại (kéo giãn đốt sống cổ và cột sống thắt lưng).
Riêng với phương pháp tác động cột sống không dùng thuốc đang được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay, với phương pháp này, thầy thuốc sẽ dùng các đầu ngón tay tác động vào hệ cột sống theo những nguyên tắc thủ thuật, các đặc trưng để phát hiện sự bình thường, bất bình thường của cột sống. Sau đó đưa ra các chẩn đoán, tiên lượng, phương thức điều trị phù hợp.
Các đặc trưng của cột sống bao gồm: lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác, cột sống (đường cong sinh lý). Những thủ thuật hay dùng là: vuốt, vê ấn. Các phương thức để tác động lên cột sống gồm: day day, xoay xoay, song chỉnh, đơn chỉnh lên hệ cơ.
"Tùy theo mức độ nặng nhẹ của thoái hóa mà từ 5-7 ngày sau khi điều trị bằng phương pháp tác động cột sống, người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt, các triệu chứng đau giảm hẳn" - bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay.
Bệnh nhân N.T.L. (ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) chia sẻ, nhờ được bác sĩ điều trị bằng phương pháp tác động cột sống mà sau gần 1 tháng, bà đã giảm hẳn các triệu chứng đau, có thể vận động, đi lại bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tình trạng bị thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, khi ngồi làm việc trong thời gian dài, người dân cần đứng dậy vận động, đi lại để giãn cơ, khớp. Đồng thời, nên có chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh thừa cân vì nếu nặng cân, cơ thể sẽ đè lên các ổ khớp gây ra đau, chèn ép các dây thần kinh. Không nên ngồi nhiều trong môi trường máy lạnh, nếu sử dụng máy lạnh thì nên mở từ 26OC trở lên. Khi đi ngủ không nên kê gối cao vì gối cao thường xuyên sẽ làm giảm lượng máu lên não gây đau đầu, đau nửa đầu; không nên nằm ngủ trên nền đất lạnh vì sẽ gây ra hiện tượng co cơ. Khi ngồi học, làm việc cần ngồi đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống, hình thành thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
Hạnh Dung
Theo baodongnai
Gần 8 năm mất ngủ do trượt đốt sống cổ Bệnh viện Gia An 115 vừa điều trị thành công cho bà T.N.M. (57 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) bị mất ngủ kinh niên gần 8 năm, cả đêm chỉ chợp mắt được khoảng 3-4 tiếng, ngủ chập chờn. Trước đó, vào cuối năm 2011, gia đình đã trải qua một biến cố khiến bà M. rơi vào trầm cảm và phải đi...