Chẩn đoán đồng nhiễm lao trên bệnh nhân HIV
Thực tế trên lâm sàng, bệnh lao thường đồng nhiễm với HIV. Lao là bệnh nhiễ.m trùn.g cơ hội thường gặp nhất và là nguyên nhân gây t.ử von.g cao nhất ở người nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao cao cấp hơn 19 lần so với người không nhiễm HIV và có nguy cơ mắc lao kháng thuố.c cao. Năm 2015, trên thế giới có khoảng 390 nghìn người nhiễm HIV/AIDS chế.t do lao, chiếm 25% số trường hợp t.ử von.g của người bệnh AIDS. Vì vậy cần phát hiện vấn đề này bằng xét nghiệm để chẩn đoán.
Với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3957/Q-BYT ngày 23/9/2015 xây dựng Mô hình lồng ghép quản lý, cung cấp dịch vụ HIV và lao tại cơ sở y tế tuyến huyện, xã nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người nhiễm HIV và lao, góp phần giảm chi phí trong quản lý và điều trị người bệnh.
Mục đích của việc lồng ghép là làm giảm lây nhiễm vi khuẩn lao và HIV; giảm tỷ lệ số người bệnh mắc và chế.t do lao, do HIV và do các bệnh liên quan HIV; cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe của y tế cơ sở; tăng cường quản lý những trường hợp đồng nhiễm lao và HIV theo tiêu chí lấy người bệnh là trung tâm.
Nhân viên y tế phải chủ động tư vấn, đề xuất và cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho người mắc bệnh lao để giúp cho việc phát hiện và có biện pháp xử trí phù hợp.
Trước khi xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV cho các bệnh nhân lao, cần tư vấn với hình thức phù hợp tùy theo từng đối tượng và điều kiện cụ thể như: tư vấn theo nhóm gồm nhóm phạm nhân, can phạm; nhóm học viên các trung tâm chữa bệnh, dạy nghề…; tư vấn cho từng cá nhân; nên sử dụng tờ rơi, tờ tranh bướm tuyên truyền… trong quá trình tư vấn.
Nội dung tư vấn cần căn cứ vào sự tìm hiểu về tiề.n sử thực hiện xét nghiệm chẩn đoán HIV của người bệnh và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV; giải thích lý do và lợi ích của việc xét nghiệm HIV để chẩn đoán, điều trị và dự phòng đối với người bệnh.
Các thông tin cần được cung cấp cho người bệnh như: người mắc bệnh lao cũng có khả năng bị nhiễm HIV, việc chẩn đoán HIV sớm và điều trị thích hợp bệnh lao và nhiễm HIV sẽ cho kết quả tốt hơn điều trị lao đơn thuần; xác nhận tính tự nguyện và bảo mật của xét nghiệm chẩn đoán HIV; khẳng định việc từ chối xét nghiệm HIV sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người bệnh đối với những dịch vụ khám chữa bệnh khác; giới thiệu về dịch vụ chuyển tiếp nếu như kết quả xét nghiệm là dương tính với HIV; đồng thời giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của người bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán HIV được thực hiện khi người bệnh đồng ý, họ sẽ ký một bản cam kết và bản cam kết này được lưu lại trong hồ sơ người bệnh. Má.u của người bệnh được thu thập và gửi đến cơ sở y tế có khả năng thực hiện test sàng lọc tại các đơn vị PITC thuộc chương trình chống lao.
Nếu test sàng lọc có kết quả dương tính, mẫu má.u sẽ được tiếp tục gửi đến phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV gần nhất thực hiện. Thông thường kết quả sẽ có khoảng 7 – 10 ngày sau khi mẫu má.u được gửi xét nghiệm.
Tùy theo kết quả xét nghiệm cuối cùng, nhân viên y tế nơi tư vấn sẽ căn cứ vào kết quả âm tính hay dương tính để tiếp tục tư vấn cho người mắc bệnh lao. Nếu kết quả xét nghiệm chẩn đoán HIV âm tính, cần thông báo cho người bệnh biết kết quả xét nghiệm; tư vấn giúp người bệnh hiểu đúng về kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ, đồng thời khuyên người bệnh nên xét nghiệm lại sau 6 đến 12 tuần ở một trung tâm tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện nếu nghi ngờ có yếu tố nguy cơ.
Video đang HOT
Phải tư vấn cho người bệnh về nguy cơ lây nhiễm HIV và biện pháp dự phòng, kể cả khuyên bạn tình của họ cần được xét nghiệm chẩn đoán HIV; ngoài ra giới thiệu chuyển tiếp người bệnh đến các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV nếu họ có yêu cầu.
Nếu kết quả xét nghiệm chẩn đoán HIV dương tính, phải thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho người bệnh biết, giải thích cho người bệnh về kết quả xét nghiệm; cần hỗ trợ tinh thần, tâm lý cho người bệnh; tư vấn cho người bệnh hiểu về sự cần thiết của việc chăm sóc và điều trị HIV, thông tin các dịch vụ hỗ trợ sẵn có tiếp theo cho người bệnh.
Tư vấn các việc cần thiết ngay cho bệnh nhân như tiếp tục điều trị bệnh lao, dự phòng các bệnh lây truyền cho bản thân và người thân; trao đổi với người bệnh cách tiết lộ kết quả HIV dương tính cho vợ, chồng, người thân… và động viên tư vấn những người này nên thực hiện xét nghiệm HIV tự nguyện.
Đồng thời giới thiệu, hội chẩn với cơ sở điều trị, tạo điều kiện chuyển tiếp người bệnh đến các dịch vụ chăm sóc HIV để được đăng ký điều trị bằng thuố.c ARV (antiretroviral) sớm nhất nếu có thể và điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazol.
Ngoài ra sau khi giới thiệu cũng cần theo dõi hỗ trợ tiếp tục để chắn chắn người bệnh tiếp cận được dịch vụ. Nếu kết quả xét nghiệm chẩn đoán HIV không xác định được, cần giải thích để giúp người bệnh hiểu đúng về kết quả xét nghiệm; hỗ trợ tinh thần, tâm lý cho người bệnh; tư vấn về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV; đồng thời hẹn thời gian xét nghiệm lại sau 14 ngày.
Trước khi xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV cho các bệnh nhân lao, cần tư vấn với hình thức phù hợp tùy theo từng đối tượng và điều kiện cụ thể.
Trên 95% bệnh nhân được điều trị dự phòng lao tiềm ẩn và đồng nhiễm HIV/Lao
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến tháng 6/2024, trên toàn quốc có 181.558 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuố.c kháng virus (ARV), trong đó có 2.466 tr.ẻ e.m dưới 15 tuổ.i, tại hơn 500 cơ sở y tế ở 63 tỉnh, thành phố. Số người được cấp thuố.c ARV thông qua bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 119.055 người, chiếm trên 66%.
- Chương trình điều trị ARV tại Việt Nam đã nhận được đán.h giá cao từ cộng đồng quốc tế với những thành tựu cụ thể như:
Tỷ lệ người bệnh HIV có kết quả xét nghiệm tải lượng HIV (TLHIV) dưới ngưỡng ức chế (< 1000 cp/ml) đạt trên 97%.
Tỷ lệ người bệnh duy trì điều trị ARV đạt trên 95%.
Trên 95% bệnh nhân được điều trị dự phòng lao tiềm ẩn và đồng nhiễm HIV/Lao.
Tất cả người bệnh đang điều trị ARV đều được sàng lọc viêm gan C, và những người nhiễm virus viêm gan C được điều trị với tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 96% (với thuố.c điều trị do Dự án Quỹ Toàn cầu hỗ trợ).
Gần đây, các cơ sở điều trị đã bắt đầu triển khai sàng lọc, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid má.u, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần.
Công tác quản lý và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng được tăng cường, bao gồm xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai để phát hiện và điều trị ARV kịp thời, giúp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng và tư vấn chăm sóc. Tỷ lệ lây truyền
HIV từ mẹ sang con hiện duy trì ở mức rất thấp, dưới 1,9%.
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho tr.ẻ e.m và v.ị thàn.h niê.n nhiễm HIV, bao gồm tư vấn công khai tình trạng nhiễm HIV và hướng dẫn sức khỏe sinh sản, an toàn tìn.h dụ.c tại các cơ sở điều trị.
Trong thời gian tới, các giải pháp về chính sách và hướng dẫn, chuyên môn kỹ thuật, cung ứng thuố.c và sinh phẩm, đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững hướng tới việc nâng cao hiệu quả điều trị HIV, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và góp phần vào mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Sàng lọc, phát hiện đồng nhiễm HIV/lao để chủ động phòng lây lan
Người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc lao mới, hoặc lao tái phát do hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác sàng lọc, phát hiện đồng nhiễm HIV/lao để điều trị và cách ly ngăn ngừa bệnh lây lan...
50% người nhiễm HIV có nguy cơ đồng nhiễm lao
Năm 2023, theo Báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia, đã phát hiện 106.086 ca mắc bệnh lao các thể. Con số này thể hiện tăng 2.282 ca (2,2%) so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 27.151 (34,4%) so với cùng kỳ năm 2021. Số bệnh nhân lao được phát hiện hằng năm tại Việt Nam vào khoảng 60%. Như vậy sẽ có khoảng 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện trong cộng đồng.
Cũng trong năm này, phát hiện các trường hợp lao đa kháng thuố.c cũng tăng lên 3.775 ca, cao hơn các năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8% và 9,5%. Lao đa kháng thuố.c chiếm khoảng 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.
Xét nghiệm, sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao để tăng cường hiệu quả phòng và điều trị bệnh...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây t.ử von.g đứng thứ hai trong số các bệnh truyền nhiễm. Các mục tiêu toàn cầu trong công tác chống bệnh lao hiện vẫn bị chậm tiến độ.
Đối với người nhiễm HIV, khả năng mắc bệnh lao lên tới 50%, cao hơn từ 10 đến 30 lần so người không nhiễm. Chính vì vậy, cần phối hợp giữa công tác phòng chống lao và HIV để góp phần phát hiện sớm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/lao để điều trị, tránh lây lan, kéo dài tuổ.i thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.
Cắt đứt nguồn lây nhiễm lao để bảo vệ cộng đồng
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035. Theo Chương trình chống lao quốc gia, muốn đạt được mục tiêu này, cần triển khai tối ưu các chiến lược, chính sách hiện có.
Đó là bao phủ y tế toàn dân, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở gắn với công tác phòng chống lao, bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội. Đồng thời, cần mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuố.c điều trị mới, vaccine mới, các tiếp cận và can thiệp mới nhằm phát hiện và điều trị lao sớm để cắt đứt nguồn lây. Hơn nữa, cần điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao.
Đối với người nhiễm HIV/AIDS, để góp phần giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng do đồng nhiễm lao thì càng phải đẩy mạnh các hoạt động sàng lọc nhằm phát hiện sớm, dự phòng và điều trị hiệu quả bệnh lao cho các đối tượng này.
Theo BS.CKI. Nguyễn Văn Khiêm, Trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Phổi Hà Nội, với đặc thù của bệnh nhân HIV là suy giảm hệ miễn dịch, nên nguy cơ mắc bệnh lao càng cao. Hơn nữa, nếu người bệnh đồng nhiễm lao/HIV mà không được phát hiện sớm và điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu rất nhanh và dễ dẫn đến t.ử von.g.
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, khám bệnh định kỳ để tầm soát bệnh...
Để kịp thời phát hiện, điều trị lao cho người bị nhiễm HIV, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân có thêm kiến thức về bệnh lao, HIV và cùng chung tay xóa bỏ các rào cản, giảm kỳ thị, không giấu bệnh, tự giác đi khám để được điều trị.
Theo đó, hằng năm, người nhiễm HIV cần chủ động định kỳ đi khám tầm soát sàng lọc bệnh lao và chủ động phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Qua đó giúp phát hiện sớm thì người bệnh được điều trị hiệu quả, giảm thiểu lây lan, giảm t.ử von.g và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV/AIDS đồng nhiễm lao thường đến bệnh viện khi bệnh đã chuyển biến nặng, sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn, gia đình ít quan tâm chăm sóc. Một số trường hợp không tuân thủ phác đồ điều trị, nên phải kéo dài thời gian điều trị, có trường hợp dẫn đến kháng thuố.c, ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát bệnh lao.
Cách lựa chọn thực phẩm cho người nhiễm HIV Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS có những đặc thù riêng, nhằm giúp người bệnh duy trì và nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, cũng như phòng ngừa các biến chứng. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm miễn dịch và các...