Chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ
Làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ? Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ.
- Chất lượng đào tạo thạc sĩ trong những năm gần đây không được như mong đợi của những người làm giáo dục. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ có những thay đổi lớn về cả yêu cầu tuyển sinh đầu vào lẫn chương trình đào tạo trong thời gian tới bám sát tinh thần của Luật giáo dục ĐH.
Thực tế, với những quy định hiện hành, người học thạc sĩ dù là học để tiếp tục nghiên cứu hay để ra đi làm đều bị áp dụng chung một chương trình, cùng một đầu vào tuyển sinh, cùng một yêu cầu tốt nghiệp là bất cập. Điều này dẫn đến người theo định hướng nghiên cứu cũng không chuyên sâu được hẳn vào nghiên cứu, người muốn học hướng ứng dụng cũng không có điều kiện được ứng dụng cho chuẩn. Cái gì cũng biết một ít nên chất lượng đào tạo không tốt.
* Theo thống kê, mỗi năm ngành giáo dục cung cấp cho xã hội đến 20.000-25.000 thạc sĩ. Với mô hình đào tạo mới, trong tương lai, quy mô của thạc sĩ ứng dụng chắc chắn sẽ nhiều hơn thạc sĩ nghiên cứu thay cho mô hình 100% thạc sĩ nghiên cứu như hiện nay?
Video đang HOT
- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã áp dụng hai chương trình đào tạo thạc sĩ khi được giao thí điểm tự chủ. Từ mô hình này, có thể dự báo tỉ lệ thạc sĩ thực hành và thạc sĩ khoa học ở mức 5-7:1. Tỉ lệ chênh lệch như vậy mà bấy lâu mình chỉ có một chương trình đào tạo thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, áp dụng cho tất cả…
Thực tế, để bảo đảm chất lượng cho thạc sĩ khoa học, việc đầu tư cho nghiên cứu phải rất mạnh. Rõ ràng kinh phí đào tạo không thể đủ dành cho đào tạo thạc sĩ nghiên cứu số lượng lớn. Kết quả tất yếu là nhiều đơn vị đào tạo thạc sĩ chắp vá, nghiên cứu mà không có đủ trang thiết bị, không có điều kiện làm thí nghiệm. Nhiều thạc sĩ phải làm nghiên cứu… trên giấy, dẫn đến hiện tượng luận văn có khi cắt cúp chỗ nọ lấp đầy vào chỗ kia.
* Quy định về ngoại ngữ đạt trình độ B1 “áp” ngay từ đầu vào thay cho đầu ra trước đây có phải cũng nằm trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ mà dư luận đang phàn nàn nhiều trong thời gian gần đây?
- Hiện tại, bộ quy định học viên cao học phải đạt cấp độ B1 theo khung châu Âu. Khó là đầu vào ở mức A2, đầu ra đòi hỏi B1 – mà nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ chỉ có một năm – thì chỉ lo học ngoại ngữ thôi cũng mệt nhoài, làm sao có thời gian đầu tư cho kiến thức chuyên ngành? Thực tiễn cho thấy quy định như vậy không phù hợp để nâng cao chất lượng. Do đó, Bộ GD-ĐT phải thay đổi quy chế, yêu cầu cấp độ B1 ngay từ đầu vào. Có ngoại ngữ mới vận dụng tham khảo tài liệu, nâng cao chuyên môn được. Cũng giống như người nông dân phải có sẵn cái cày mới đi cày được… Đổi mới này là mạnh mẽ, nên bộ dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2014 cho người học chuẩn bị.
* Bộ GD-ĐT đang làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH, bảo đảm cho chính học viên quyền lợi được học những chương trình đủ chất lượng?
- Bộ GD-ĐT đã kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ. Sau một thời gian mở ngành, giảng viên chuyển đi hay về hưu mà họ không bổ sung thì không bảo đảm chất lượng được. Bộ xác định rất rõ cả ĐH và sau ĐH không thể chạy theo quy mô, mà phải bảo đảm chất lượng, tạo niềm tin cho giáo dục thực chất. Trường nào vi phạm sẽ bị dừng tuyển sinh theo đúng quy định. Điều này cảnh báo tới đây các trường phải biết dựa trên số liệu đội ngũ và trang thiết bị thực tế để xác định chỉ tiêu thạc sĩ ứng dụng, thạc sĩ nghiên cứu cho phù hợp.
Theo Ngọc Hà (Tuổi Trẻ)
Không nghiêm túc báo cáo, trường sẽ bị "cắt" đăng thông tin tuyển sinh
Bộ GD-ĐT sẽ không thông báo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 và không đăng tải thông tin tuyển sinh của các trường trên tài liệu "Thông tin về tuyển sinh TCCN năm 2013" và website của Bộ GD-ĐT đối với những đơn vị không báo cáo về Bộ GD-ĐT theo quy định.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trong công văn các Bộ, ngành có cơ sở đào tạo TCCN, các Sở GD-ĐT yêu cầu báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2012 và kết hoạch tuyển sinh TCCN năm 2013.
Trong công văn này, Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo kết quả công tác tuyển sinh TCCN năm 2012 của tất cả các trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành hoặc địa phương. Trong báo cáo, các Bộ, ngành, sở GD-ĐT phải nêu rõ tổng chỉ tiêu thực tế được thông báo, số lượng thí sinh trúng tuyển, số lượng thí sinh nhập học của từng trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành hoặc địa phương; số liệu thống kê trong báo cáo phải chính xác và điền đầy đủ nội dung các ô theo quy định, nội dung nào không có số liệu thì ô đó để trống.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các Bộ, ngành, sở GD-ĐT phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, triển khai công tác tuyển sinh TCCN và đề xuất, kiến nghị với Bộ GD-ĐT về Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh TCCN. Dự kiến kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2013 và chỉ dự kiến kế hoạch tuyển sinh TCCN năm 2013 của các trường đối với các ngành học đã được phê duyệt mở ngành đào tạo (tính đến thời điểm báo cáo).
Địa phương nào có sự thay đổi về khu vực tuyển sinh, về mã tỉnh (TP), quận (huyện), thị xã so với năm 2012 (tính đến thời điểm nộp báo cáo này), đề nghị sở GD-T báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT để điều chỉnh và đăng tải trên tài liệu"Thông tin về tuyển sinh TCCN năm 2013" và website của Bộ GD-ĐT. Nếu trong báo cáo của sở GDĐT không có nội dung này, Bộ GD-ĐT coi như địa phương đó không có sự thay đổi về khu vực tuyển sinh và mã tuyển sinh.
Công văn cũng yêu cầu các đơn vị nói trên hoàn thành báo cáo trước ngày 10/12/2012.
S.H
Theo dân trí
"Hạ điểm sàn không phải để lấp chỉ tiêu" Tuyển sinh kéo dài nhưng đến nay nhiều trường kêu đã cạn nguồn tuyển. Trong khi đó, trước động thái cho phép hạ điểm sàn ở các trường ĐH khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc khiến nhiều trường bối rối. Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ: - Năm nay bộ đã tạo mọi...