Chấn chỉnh công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
Trước việc nhiều cơ sở giáo dục ĐH chưa xây dựng và quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định và số nơi thực hiện cấp bản sao không đúng, ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có công văn gửi các đơn vị yêu cầu chấn chỉnh.
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2012, Bộ đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại một số cơ sở giáo dục đại học. Kết quả kiểm tra cho thấy, không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như: sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, sổ gốc chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa.
Các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người học theo quy định. Một số nơi thực hiện không đúng quy định như cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền như chứng thực bản sao so với bản chính. Các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Kết quả kiểm tra cho thấy, một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc huỷ phôi văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ và thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Đối với việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ thì một số cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ không theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi chưa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt và chưa được Bộ GD-ĐT ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ.
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Các cơ sở giáo dục đại học chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt mẫu phôi và khi được ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT”.
Liên quan đến việc cấp văn bằng, chứng chỉ, Bộ GD-ĐT cho hay, một số cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ khi người học hoàn thành chương trình đào tạo, chưa đến lấy văn bằng tốt nghiệp nên nhà trường chưa ghi văn bằng để cấp cho người học dẫn đến việc sau một thời gian dài khi người học đến nhận bằng thì không còn phôi văn bằng tại thời điểm người học tốt nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã được đổi tên, đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự thay đổi về thẩm quyền. Thực tế trên làm cho quyền lợi của người học không được bảo đảm. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học đúng thời hạn quy định tại Điều 18 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Ngoài ra, có cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học, vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: “Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại” thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng không đúng quy định như không ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp Giấy chứng nhận cho người học không đúng thẩm quyền. Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Về việc công bố công khai nội dung cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử thì phần lớn cơ sở giáo dục đại học được kiểm tra chưa thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai về cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục hoặc đã thực hiện việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung công bố chưa đầy đủ, khó tra cứu.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: Mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện ngay việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Để chấn chỉnh việc này, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ về Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11 hằng năm. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ GD-ĐT tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác này để kịp thời xử lý, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đúng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của các sở GD-ĐT trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thực hiện quản lý thống nhất về văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục.
S.H
Theo dân trí
Sẽ xóa bỏ phân biệt bằng cấp trong tuyển công chức
Cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập khi quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức.
Đây là một trong những quy định quan trọng trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hiện tại nội dung dự thảo này đã được gửi đến các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan hữu quan để tham gia đóng góp ý kiến.
Dự thảo cũng yêu cầu các cơ quan quản lý công chức không tự quy định thêm các loại đối tượng ưu tiên khác ngoài các đối tượng ưu tiên đã được quy định tại Điều 5, Nghị định 24/2010/NĐ-CP khi tổ chức tuyển dụng.
Ngoài sửa đổi, bổ sung điều kiện đăng ký dự tuyển công chức dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.
Theo đó, có hai đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển. Một là người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài được xem xét tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tốt nghiệp thủ khoa ở trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở trong nước hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài...
Hai là, người có kinh nghiệm công tác theo quy định được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển có thời gian tốt nghiệp đại học và làm công việc phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn) trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển...
Dự thảo bổ sung hai quy định quan trọng trong quy trình xem xét tuyển dụng công chức không qua thi tuyển. Một là bổ sung thêm đối tượng không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi xem xét tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đó là viên chức đang giữ chức vụ quản lý từ cấp phòng trở lên trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, bổ sung một số trường hợp không phải thống nhất với Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương trước khi quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển. Cụ thể, những người đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang Viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước 1/7/2003 Những người là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu.
Về mặt hồ sơ của người được đề nghị tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển Bộ Nội vụ bổ sung thêm Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp người được đề nghị tuyển dụng hiện không phải là viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu hoặc người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
N.H.
Theo dân trí
ĐH Huế: Gần 40.000 văn bằng, chứng chỉ ĐH bị in sai quốc huy Trớc việc hng vnnm 2010 ca c Hu sai sót dò ghi trong quc huy ngoi bìa, PV Dân tríã tìm hiu kỹ về vấnề nyng tinn bnọc. Chiều 15/6ng, Trng banooc - cho bitn 20.000ng tt nghiệp Hp cho SV thuc khi ra trng năm 2010ãc in mẫu quc huy khác với mẫu quc huy thngy dùng Việt Nam bìa ngoi tấmng....