Chán ăn hạt quả, sóc điên cuồng cắn xé rắn trâu, lối thoát nào cho con rắn?
Sóc không phải là những kẻ đi săn rắn để ăn thịt nhưng đôi khi chúng cũng có những hành động đầy bất ngờ.
Tại Vườn Quốc gia Grand Canyon, Mỹ, một con rắn trâu hay rắn Gopher (tên khoa học là Pituophis catenifer deserticola) đã bị một con sóc điên cuồng tấn công. Con sóc sử dụng những chiếc răng sắc nhọn của mình để cắn vào thân con rắn.
Trong khi đó rắn Gopher chỉ còn biết nằm im chịu trận vì nó là loài rắn không có nọc độc mặc dù chúng cố tỏ ra là một con rắn độc như rắn đuôi chuông khi sử dụng đuôi phát ra tiếng kêu đe dọa nếu cảm thấy nguy hiểm.
Thức ăn chủ yếu của rắn Gopher chỉ là côn trùng, thằn lằn, chim và trứng, những loài động vật có vú nhỏ hiếm khi là mục tiêu của loài rắn này. Cuối cùng con rắn cũng bị sóc ăn tươi nuốt sống mà không thể làm gì được.
Rắn hổ vằn xổng chuồng gây hoang mang ở thị trấn Mỹ
Sau khi trốn thoát từ chuồng nuôi của một người đàn ông ở Raleigh, bang North Carolina, Mỹ con rắn hổ mang vằn đã quanh quẩn ở khu dân cư suốt 3 ngày.
Theo Washington Post, con rắn với màu sắc kỳ lạ này đã trốn thoát từ nhà của Christopher Gifford, một thanh niên 21 tuổi sống ở Raleigh, bang North Carolina. Người này không chỉ sở hữu con rắn nói trên mà còn là chủ của hàng chục cá thể bò sát khác, trong đó có nhiều loại rắn độc. Theo quy định của bang, người dân được phép nuôi rắn độc, miễn là chúng được "nhốt một cách an toàn".
Hồi đầu tuần này, một cư dân địa phương đã gọi đến 911 sau khi phát hiện con rắn sọc đen trắng bất thường trên hiên nhà ở tây bắc thành phố Raleigh.
"Có vẻ như đó là một con trăn. Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng có vẻ như đó là một con trăn từ Australia", người này cho biết.
Kẻ đào tẩu không phải là trăn và cũng không đến từ Austrlia. Thay vào đó, con vật hóa ra là một loại rắn hổ mang chúa có nguồn gốc từ châu Phi. Với hình ảnh và video về con rắn, cảnh sát xác định con vật này có tên khoa học là Naja nigricincta nigricincta, thường được gọi là rắn hổ vằn, có thể được tìm thấy ở một số vùng của Namibia và Angola.
Con rắn hổ vằn trước khi bị cảnh sát Raleigh bắt giữ. Ảnh: Cảnh sát Raleigh.
Giới chức Raleigh, bao gồm cảnh sát và cả các nhân viên kiểm soát động vật, đã mở một cuộc truy lùng gắt gao để tìm con rắn. Họ cảnh báo công chúng rằng con vật "vẫn đang tự do và có thể cắn nếu bị dồn vào chân tường".
Mặc dù hiếm khi gây tử vong, rắn hổ vằn có thể phun nọc độc từ khoản cách tới 9 m. Nọc độc của nó có thể gây sưng, phồng rộp và tổn thương mô, theo Viện rắn cắn châu Phi.
Trong ba ngày, con rắn đi dọc đường Sandringham Drive ở Raleigh, tắm nắng và ẩn mình trong bóng râm xung quanh các ngôi nhà. Người dân địa phương thậm chí đã lập hẳn một trang Facebook cho con vật, cũng như thiết kế áo phông in hình nó.
Cuộc tìm kiếm ba ngày tìm kiếm con rắn hổ vằn bỏ trốn cuối cùng đã kết thúc vào cuối ngày 30/6 khi giới chức bắt được con vật bằng bẫy keo, đài địa phương WTVD đưa tin.
Cảnh sát Raleigh cho biết: "Con rắn hổ vằn đã bị nhốt và được chăm sóc trong một cơ sở thích hợp".
Jen Davis, người đã giúp bắt được kẻ đào tẩu, cho biết trên Facebook rằng cuộc giải cứu là nỗ lực tập thể của cảnh sát Raleigh, cơ quan kiểm soát động vật và các cơ quan dịch vụ y tế khẩn cấp. Các quan chức không cho biết con rắn hổ mang vằn đang bị nhốt ở đâu, nhưng họ trấn an công chúng rằng nó an toàn và vẫn còn sống.
Đại chiến tam xà để giành 1 con cóc chết, ngờ đâu lại là cuộc thảm sát đồng loại Khi cả ba đều không khoan nhượng thì cuộc chiến chỉ có thể kết thúc khi có một con rắn phải bỏ mạng. Ba con rắn Gater (Thamnophis sirtalis sirtalis - không có nọc độc) đã có một trận chiến cực kỳ gay cấn và căng thẳng để giành nhau xác của một con cóc chết, cả 3 đều không hề khoan nhượng....