Chấm thi tốt nghiệp THPT: Nỗ lực cán đích
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 dự kiến được công bố vào ngày 27/8. Bám sát quy chế, các địa phương đã bắt tay vào thực hiện công đoạn của quá trình chấm thi để bảo đảm chất lượng chấm và tiến độ thời gian, kể cả một số địa phương có thí sinh phải thi thay thế vào ngày 11/8.
Thí sinh Hà Nội tự tin vào kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh minh họa
Thi thay thế không ảnh hưởng đến tiến độ chấm
Tại Điện Biên, thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Kiên, công việc thực hiện nghiệp vụ chuẩn bị chấm thi được tích cực triển khai; dự kiến khai mạc các ban chấm vào ngày 14/8. Điện Biên đã thành lập các ban: Làm phách, chấm thi tự luận, trắc nghiệm. Nhân lực thực hiện chấm thi được chuẩn bị đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng. Theo đó, những người được lựa chọn làm nhiệm vụ này có năng lực chuyên môn, phẩm chất và bảo đảm điều kiện sức khỏe.
“Với chấm tự luận, địa phương đã nhận được hướng dẫn chấm và phiếu chấm của Bộ GD&ĐT. Tiến độ chấm bảo đảm đúng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT để phục vụ việc công bố điểm dự kiến vào ngày 27/8″ – ông Kiên cho hay.
Trong điều kiện dịch bệnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết: Sẽ chú trọng thực hiện nghiêm quy định về chấm thi và phòng chống dịch bệnh. Theo đó, địa điểm tổ chức chấm thi được vệ sinh, khử khuẩn; thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giãn cách… “Chúng tôi nhấn mạnh công tác tự phòng ngừa, đề cao ý thức từng cá nhân trong việc này. Lãnh đạo các ban làm phách, chấm tự luận, trắc nghiệm cũng có trách nhiệm quán triệt thêm đến các thành viên trong ban” – ông Nguyễn Văn Kiên thông tin.
Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Phước, địa phương có 1 thí sinh phải thi lại cũng cho biết: Công tác chấm thi vẫn được địa phương triển khai bình thường theo đúng kế hoạch và tiến độ. Mọi công tác chuẩn bị, tiến hành chấm, bảo đảm an toàn trong chấm thi và phòng chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.
Các địa phương tổ chức thi đợt 1 đồng loạt chấm thi theo kế hoạch.
Hệ thống camera giám sát từng phòng chấm thi
Ngay sau khi công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 kết thúc, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Đồng Tháp triển khai ngay công việc liên quan đến khâu chấm thi. Theo ông Bùi Quý Khiêm, Ủy viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Đồng Tháp, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT, việc bảo quản bài thi của các điểm thi được bố trí tại địa điểm an toàn, bảo mật, có giám sát và bảo vệ 24/24 giờ của công an. Địa điểm làm phách bố trí cùng điểm in sao đề thi, Sở GD&ĐT điều động lực lượng làm phách trên 30 người. Cán bộ Ban làm phách được cách ly triệt để theo quy định của Quy chế thi và không được mang các thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm phách.
Việc chấm thi của Đồng Tháp – kể cả chấm bài thi trắc nghiệm và tự luận – được bố trí chung tại một khu vực. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ chấm thi được chuẩn bị đầy đủ; phương án bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy được hiệp đồng chặt chẽ với công an tỉnh và triển khai nghiêm ngặt. Toàn bộ lực lượng tham gia chấm thi được huy động khoảng 300 người. Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong khu vực chấm thi cũng sẽ được thực hiện đúng khuyến cáo của ngành Y tế, như đo thân nhiệt trước mỗi buổi làm việc, thực hiện rửa tay sát khuẩn, khuyến khích đeo khẩu trang, không tụ tập đông người trước và sau mỗi buổi…
Ông Bùi Quý Khiêm cho biết: Bài thi Ngữ văn sẽ bắt đầu chấm từ 14/8 và thực hiện chấm 2 vòng độc lập theo quy định Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Ban thư ký hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho trưởng môn chấm thi. Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ các tổ trưởng tổ chấm thi, cán bộ chấm thi để quán triệt Quy chế thi, thảo luận hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận để rút kinh nghiệm, thống nhất cách chấm. Sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình hai vòng độc lập tại hai phòng chấm thi riêng biệt. Việc giao túi bài thi cho cán bộ chấm thi được thực hiện theo hình thức bốc thăm bằng phiếu. Toàn bộ quá trình chấm thi tự luận sẽ được giám sát bằng hệ thống camera đến từng phòng chấm thi.
Video đang HOT
Thí sinh so kết quả thi với đáp án chính thức mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Với các bài thi trắc nhiệm, các thiết bị máy quét, máy tính được lắp đặt. Sở GD&ĐT Đồng Tháp đã tiếp nhận phần mềm chấm thi từ Bộ GD&ĐT chuyển giao. Tất cả các bài thi trắc nghiệm được đánh phách điện tử. Mọi dữ liệu đầu vào, dữ liệu trung gian, đầu ra trong quá trình chấm thi trắc nghiệm được mã hóa. Những dữ liệu này chỉ được giải mã bởi những người có trách nhiệm và với những bộ công cụ tương thích. Việc quét bài thi tiến hành theo từng túi, mỗi túi bài thi sẽ có tối đa 24 bài thi được quét. Ngay sau khi quét, các bài thi cũng được niêm phong ngay lại. Toàn bộ quá trình chấm thi trắc nghiệm sẽ có sự chứng kiến của thanh tra và phía bên ngoài có lực lượng an ninh bảo vệ và giám sát quá trình này.
“Dự kiến Đồng Tháp hoàn thành chấm thi trước 20/8, sau đó thực hiện kiểm dò, gửi dữ liệu về Bộ GD&DT và ngày 27/8 sẽ công bố điểm thi. Sở GD&ĐT cũng đã làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn để bảo đảm kỹ thuật đường truyền, tránh nghẽn mạng khi công bố điểm thi ngày 27/8″ – ông Bùi Quý Khiêm cho hay.
Tại An Giang, với tổng số 15.089 bài thi tự luận, 44.606 bài thi trắc nghiệm, tỉnh này huy động 26 cán bộ tham gia ban chấm trắc nghiệm; 168 cán bộ chấm thi tự luận, chia làm 2 tổ chấm. Ngoài ra, Ban chấm thi tự luận còn có 1 trưởng ban và các phó trưởng ban, 12 tổ trưởng phụ trách các phòng chấm, 12 cán bộ chấm kiểm tra. Cùng với đó là lực lượng công an, bảo vệ, phục vụ, y tế theo quy định.
Ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&DT An Giang, cho hay: Sở GD&ĐT đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ cho công tác chấm thi; sẽ tiến hành kiểm tra lại các camera giám sát trước khi tiến hành chấm thi. Nghiệp vụ chấm thi trắc nghiệm được tập huấn kỹ. Công an PA03 cử người bảo vệ thường trực 24 giờ/ngày đối với khu vực chấm thi.
“An Giang bắt đầu quy trình chấm thi từ 11/8 – 26/8. Công bố kết quả thi ngày 27/8 theo lịch của Bộ GD&ĐT” – ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
Những lưu ý trong công tác chấm thi:
Lựa chọn khu vực làm phách an toàn, cách ly cán bộ làm phách (không chia nhỏ số bài thi tự luận của Hội đồng thi để làm phách và tổ chức chấm); Tổ chức thảo luận đáp án, chấm chung một số lượng bài theo quy định đối với tất cả cán bộ chấm thi tự luận; Tổ chức chấm 2 vòng độc lập tại các phòng khác nhau; Đặc biệt lưu ý khâu lưu trữ bài thi trong quá trình chấm thi, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bảo mật.
Lần đầu chấm thi tốt nghiệp THPT trong dịch bệnh
Bên cạnh việc đảm bảo việc chấm thi tốt nghiệp THPT khách quan, đúng quy chế, các địa phương đưa ra biện pháp nhằm phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 11/8, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 kết thúc sau khi thí sinh tại một số nơi hoàn thành buổi thi dự phòng.
Dự kiến, ngày 27/8, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp. Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, thông tin chậm nhất ngày 26/8, các sở gửi kết quả chấm về bộ. Do đó, công tác chấm thi trắc nghiệm, tự luận đều được tiến hành đúng tiến độ.
Dự kiến, ngày 27/8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ nhận kết quả. Ảnh: Chí Hùng.
Tăng thêm người chấm tự luận
Ông Nguyễn Tân cho biết sáng 11/8, đoàn cán bộ của Bộ GD&ĐT công bố quyết định thanh tra công tác chấm thi tại Thừa Thiên - Huế. Ngay sau đó, sở GD&ĐT tiến hành rà soát các điều kiện cơ sở vật chất. Phòng chấm thi tự luận được đặt tại trường THPT chuyên Quốc học Huế.
Chiều 11/8, sở tổ chức họp các ban chấm thi, quán triệt tinh thần làm việc. Đến sáng 12/8, Thừa Thiên - Huế làm phách cho 12.339 bài thi tự luận theo hai vòng độc lập.
"Cán bộ vòng 1 làm xong, vòng 2 mới vào làm tiếp. Toàn bộ cán bộ làm phách vòng 2 sẽ cách ly đến khi hoàn tất việc chấm thi", ông Tân cho hay.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế thực hiện bốc thăm giao bài để đảm bảo hai vòng chấm độc lập, không cán bộ nào chấm lại bài mình đã thực hiện.
Đến ngày 15/8, công tác chấm thi bắt đầu. Theo hướng dẫn của bộ, Thừa Thiên - Huế lập tổ chấm kiểm tra ít nhất 5% bài thi.
Theo ông Tân, năm nay, việc chấm kiểm tra thuận lợi vì được thực hiện luôn, không phải chờ đến khi hoàn tất môn tự luận như các năm trước.
Ngoài ra, dù số lượng bài thi tương đương năm ngoái, tỉnh này tăng thêm gần 10 giáo viên chấm để đẩy nhanh tiến độ nhằm chuẩn bị tốt hơn cho năm học sắp tới.
"Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên không vì chạy theo thời gian mà thực hiện vội vàng. Mọi việc đều phải đảm bảo nguyên tắc, đúng quy chế", ông Tân khẳng định.
Với bài thi các môn trắc nghiệm, ngày 12/8, Thừa Thiên - Huế xuất dữ liệu để tiến hành chấm. Theo ông Tân, số lượng lớn do đó tỉnh khó chủ động trong tiến độ chấm.
Tại Cà Mau, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc sở GD&ĐT, cho biết đã hoàn tất việc làm phách, bắt đầu chấm tự luận từ ngày 13/8.
Công tác chấm thi tại Đồng Nai cũng đảm bảo đúng tiến độ. Bà Huỳnh Thị Lệ Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai, thông tin thùng đựng bài thi của thí sinh được bàn giao về địa điểm tập kết chấm thi ngay trong tối 10/8.
Tại đây, bài thi được bảo vệ nghiêm ngặt với camera giám sát cùng lực lượng cán bộ khảo thí, an ninh của tình 24/24 giờ. Sở cũng đã làm phách bài tự luận và chọn khoảng 100 giáo viên làm công tác chấm thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng. Ảnh: Chí Hùng.
Cán bộ chấm thi đeo khẩu trang, được đo thân nhiệt
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch được các tỉnh quan tâm.
Bà Huỳnh Thị Lệ Giang cho biết trong quá trình chấm thi, giáo viên thực hiện các biện pháp phòng dịch như giãn cách, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Sở cũng bố trí nhân viên kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.
Các biện pháp tương tự được áp dụng tại Cà Mau. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Minh Luân, lực lượng chấm thi chỉ khoảng 50-60 người. Do đó, việc thực hiện giãn cách dễ dàng, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 không cao.
Thừa Thiên - Huế cũng chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh. Theo ông Nguyễn Tân, địa phương chưa có ca dương tính trong cộng đồng. Dù vậy, Huế nằm giữa hai địa phương bùng phát dịch là Đà Nẵng và Quảng Trị. Chính quyền kiểm soát khắt khe việc đi lại.
"Kỳ thi tốt nghiệp THPT không có thí sinh liên quan đến yếu tố dịch tễ tham gia. Bài thi mang về sạch sẽ nhưng không vì thế mà chủ quan", ông Nguyễn Tân chia sẻ.
Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết để phòng, chống dịch, các phòng chấm thi không bật điều hòa, mở cửa sổ thoáng. Các điều kiện chăm sóc y tế được ưu tiên cho đội ngũ chấm thi. Nhân viên y tế thực hiện việc đo thân nhiệt hàng ngày.
Sở bố trí nước rửa tay, sát khuẩn, đồng thời đảm bảo phòng vệ sinh sạch sẽ. Cán bộ chấm thi đeo khẩu trang. Mỗi phòng sắp xếp ít giáo viên hơn các năm trước để đảm bảo giãn cách giữa từng người.
"Sở đảm bảo không có chuyện lợi dụng khẩu trang để dẫn đến các sai phạm trong quá trình chấm thi vì khâu làm phách được tiến hành nghiêm túc, đúng quy chế", ông Tân nhấn mạnh.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết năm nay, Bộ GD&ĐT nâng cấp phần mềm chấm thi có phần phát hiện, sửa lỗi trong quá trình xử lý bài trắc nghiệm.
Ông cũng nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch trong khâu chấm thi với các biện pháp khử khuẩn, đo thân nhiệt, trang bị cồn rửa tay, đặt an toàn sức khỏe lên hàng đầu.
TP.HCM: Huy động hơn 2.000 cán bộ tham gia chấm thi Để chấm gần 75.000 bài thi, TP.HCM đã huy động 2.070 cán bộ thực hiện chấm thi, trong đó cán bộ trực tiếp chấm thi khoảng 600 người. Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Sở GD&ĐT TP.HCM đã gấp rút triển khai công tác chấm thi. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, để phục vụ cho việc chấm...