Chấm thi THPT quốc gia 2018: Xuất hiện cả điểm liệt và điểm 9 môn văn
Một số địa phương đã đi được khoảng nửa chặng đường chấm thi môn ngữ văn. Theo một số giáo viên, chưa có điểm tuyệt đối nào, phổ điểm chủ yếu ở mức trung bình, đã xuất hiện cả điểm liệt và điểm 9 trong môn thi này.
Chấm thi ở hội đồng thi tại tỉnh Hưng Yên – T.MAI
Nhiều nhất bài thi 3 – 7 điểm
Bà Phạm Thị Thu Hương, một trong 4 tổ trưởng tổ chấm thi môn văn tỉnh Hưng Yên, cho biết: “Đề mở nên đáp án chấm cũng mở. Trước khi chấm, chúng tôi đã tổ chức chấm chung, giám khảo đã được học kỹ về biểu điểm và có bất cứ thắc mắc gì đều được giải đáp rõ ràng trong buổi chấm chung này. Do vậy, không có vấn đề gì khó khăn trong quá trình chấm”.
Theo bà Hương, phổ điểm sau 4 ngày chấm thi nhiều nhất là từ điểm 3 đến điểm 7, đã xuất hiện điểm liệt và điểm cao nhất đến thời điểm này là điểm 9. Tuy nhiên, số điểm 9 rất ít, không bằng năm 2017 so với cùng tiến độ chấm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, cho biết điểm rải đều ở các mức. Hiện đã có điểm liệt, đồng thời cũng đã xuất hiện điểm 9, thậm chí trên 9. Bà Hương cũng cho hay, có bài điểm lệch giữa 2 giám khảo chấm ở 2 vòng độc lập nhưng đến mức gây tranh cãi thì không.
Bình luận về những bài thi điểm liệt, bà Hương cho rằng đó là những bài làm mà thí sinh (TS) hầu như không viết được gì, phần làm được cũng rất yếu. Với những bài được điểm 9, thể hiện được học sinh (HS) nắm rất chắc nội dung môn học, đồng thời có sáng tạo, có sự hiểu biết tốt về kiến thức xã hội và kiến thức văn học, kỹ năng viết văn cũng rất tốt.
Học sinh không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người lớn
Video đang HOT
Bà Hương cho rằng hơn một nửa chặng đường chấm thi môn ngữ văn cho thấy đề thi năm nay có sự phân hóa rất tốt, phần nâng cao thực sự dành cho những HS vừa có kiến thức, hiểu biết về văn học và các vấn đề của đất nước, phát huy được khả năng viết văn của mình. Nhiều bài viết khá hay, thể hiện được sự hiểu biết và sự quan tâm của TS tới các vấn đề thời sự của đất nước.
Về phần đọc hiểu, yêu cầu TS thể hiện sự hiểu biết của mình về “đánh thức tiềm lực của đất nước”, bà Hương cho rằng, đọc bài mới thấy nhiều TS có cái nhìn rất nghiêm túc, chín chắn nhưng cũng đúng với lứa tuổi chứ không ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người lớn. “Chúng tôi vui và tự hào về điều đó”, bà Hương nói.
Một cán bộ chấm thi môn ngữ văn của tỉnh Hải Dương cho biết có những bài viết rất khá về nghị luận văn học. Giám khảo đọc xong thì nhận xét, phải là HS năng khiếu, phải là HS giỏi tầm quốc gia mới làm được. Giám khảo này cho biết trong bài nghị luận văn học, nhiều khi ý của TS không rành rọt như đáp án, nhưng hướng dẫn chấm cũng ghi chú “tránh đếm ý cho điểm”, nên rất thuận lợi cho giám khảo khi “thẩm văn” của TS với những bài sáng tạo trong việc nêu ý kiến của mình.
Còn bà Nguyễn Thị Tiến cho rằng các giám khảo rất muốn “gạn đục khơi trong”, chỉ cần TS có ý là cho điểm. “Đề mở, khó để liệt, nhưng vẫn có em bị liệt. Đó là điều đáng tiếc”, bà Tiến nói.
Nói về đáp án và hướng dẫn chấm thi, một cán bộ chấm thi tỉnh Hải Dương cho biết đáp án của Bộ, đặc biệt là phần hướng dẫn rất chi tiết. Bài nghị luận xã hội, ba rem của Bộ rất mở. Có 3 phương án để giám khảo cho điểm TS: đồng ý, không đồng ý, ý kiến khác. Miễn là TS có kiến giải vì sao mình đưa ra quan điểm đó.
Ngày 4.7 sẽ chấm xong
Ông Trần Đức Thiện, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD- ĐT tỉnh Hưng Yên, cho biết theo kế hoạch, ngày 4.7 khâu chấm thi sẽ hoàn tất.
Quy trình làm phách và chấm thi được thực hiện theo 3 vòng. Sở GD-ĐT chia 4 tổ chấm và chấm chéo (giáo viên không chấm bài học sinh trường mình).
Với bài thi môn trắc nghiệm, có 10 cán bộ, chấm trong thời gian 5 ngày, từ 29.6 – 4.7. Đến sáng 2.7 đã hoàn thành khâu quét ảnh bài thi để gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT. Sau đó sẽ tiến hành rà soát, sửa những lỗi sai sót thường gặp của thí sinh.
“Đề mở, khó để liệt, nhưng vẫn có em bị liệt. Đó là điều đáng tiếc”
Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương
Theo thanhnien.vn
Kỳ thi '2 trong 1' không nên quá nhiều điểm 10
Việc năm 2017 có thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ĐH (Trường ĐH Y Hà Nội) có thể nói là một thất bại của việc ra đề. Vì thế, nên ủng hộ xu hướng ra đề khó như năm nay.
Thí sinh xem danh sách phòng thi tại điểm thi THPT Trưng Vương Q.1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Mong ước bớt những điểm 10
Mong ước này có vẻ ngược đời. Tuy nhiên trên thực tế, càng ít điểm 10 thì những điểm 10 ấy càng có sức thuyết phục hơn. Khi càng ít thủ khoa điểm tuyệt đối, thì những thủ khoa ấy càng xứng đáng vinh danh.
Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm nay, dư luận chung nhận định là đề thi khó, quá sức thí sinh.
Tâm lý này có lẽ đến từ góc nhìn phổ thông, đại diện cho đại bộ phận thí sinh tham dự kỳ thi mà không đặt cao quyền lợi của một bộ phận nhỏ thí sinh xuất sắc cần được phát hiện.
Nhớ lại giai đoạn thập niên 1990, các trường ĐH tổ chức ra đề thi độc lập (và cả chấm thi cũng như xét tuyển độc lập). Khi đó, những thủ khoa là thủ khoa của từng trường (chứ không phải là thủ khoa toàn quốc).
Những năm ấy, đề thi của các trường khó, nên ngay các trường tốp trên dù thu hút nhiều học sinh giỏi thì các thủ khoa cũng hầu như chẳng bao giờ đạt 30 điểm.
Năm 2017: "mưa" điểm 10 và...
Từ năm 2017, trong kỳ thi "2 trong 1", cả nước có 13 thủ khoa 30/30 điểm ở 2 khối A-B. Mức độ quá dễ của đề còn thể hiện ở trường hợp một lớp chuyên toán tại Hà Tĩnh có 28 em thì tất cả đều trên 27 điểm, trong đó có tới 15 em trên 29 điểm.
Một thí sinh đăng ký xét tuyển Trường ĐH Y Hà Nội, đạt tới 29,25 điểm (toán 9,4 - hóa 9,75 - sinh 10, tổng điểm 29,15, làm tròn thành 29,25) mà vẫn bị trượt.
Dù là vì bất cứ lý do gì, việc một người đạt mức điểm gần như tuyệt đối thế mà vẫn bị trượt ĐH (kể cả trượt trường khó đi chăng nữa) thì chỉ chứng tỏ đề thi quá kém trong phân loại.
Với 2 mục tiêu (xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH), bên cạnh kiểm tra kiến thức đại trà, việc có những câu trên tầm nhằm phân loại khá - giỏi, giỏi - xuất sắc là rất cần thiết. Đề thi năm nay được nhiều người so sánh với năm ngoái và cho rằng khó hơn nhiều. Nên xem đó là điểm tích cực.
Điều dễ thấy là với đề như thế này, những học sinh giỏi và xuất sắc, đối tượng ở tốp đầu sẽ được khu biệt rõ ràng. Họ không dư sức hay dễ dàng giải quyết trọn vẹn đề thi, như điều đã xảy ra ở một số năm trước. Nhưng cũng không dễ bị lẫn trong một tập hợp những thí sinh "cận giỏi", để chẳng may gặp tình trạng gần 30 điểm mà vẫn trượt ĐH .
Vì thế, nên ủng hộ xu hướng ra đề khó như năm nay. Những năm nhiều điểm 10, điểm thi chung cũng cao, dư luận cũng đã từng gay gắt, liệu chúng ta còn nhớ?
Theo tuoitre.vn
Chấm thế nào với những đề thi 'lạ'? Ra đề đã khó, nhưng chấm thi như thế nào khi gặp những tình huống bất ngờ, khó nghĩ? Đây cũng là việc khiến nhiều giáo viên phải trăn trở. Cô Đặng Nguyệt Anh đưa học sinh đi thực tế trước khi làm đề văn mở - Ảnh NVCC Cẩn trọng khi cho điểm Một đề văn yêu cầu học sinh bày tỏ...