Chấm thi THPT quốc gia 2018: Đề Sử không khó nhưng điểm rớt thảm
Theo dữ liệu chấm thi THPT quốc gia 2018 từ các địa phương, điểm môn Lịch sử “rớt” một cách thê thảm. Nhiều người sốc, cảm giác lo lắng trước điểm thi môn Sử nhưng lại không hề bất ngờ.
Tỷ lệ điểm dưới trung bình cao ngất
Ghi nhận tại một số tỉnh thành phía Nam, điểm thi môn Lịch sử đang đứng hạng nhất về số lượng bài thi có điểm dưới trung bình. Ở TPHCM, môn Lịch sử có đông thí sinh đăng ký thi nhất ở tổ hợp bài thi Khoa học xã hội với 27.941 thí sinh. Nhưng kết quả, chỉ có 19,1% bài thi đạt từ 5 điểm trở lên và có đến 80,9% thí sinh điểm dưới trung bình.
Dù đề không khó nhưng điểm thi môn Sử trong kỳ thi THPT quốc gia ở nhiều địa phương cực thấp (ảnh minh họa)
Theo thống kê chấm thi tại An Giang, tổng số thí sinh dự thi môn Sử cũng cao nhất trong tất cả các môn ở cả hai tổ hợp bài thi Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên với gần 9.000 thí sinh. Có trên 2.500 thí sinh đạt điểm trên trung bình, chiếm tỷ lên 27,93%, còn lại là điểm dưới trung bình.
Kết quả chấm thi môn Sử ở Đồng Nai còn “thảm hại” hơn nữa. Không chỉ đứng chót về số bài thi đạt điểm trên trung bình mà tỷ lệ này rất thấp và cách xa tỷ lệ của các môn khác. Theo thống kê, điểm trên trung bình môn Lịch Sssử ở Đồng Nai chỉ chiếm trên 12,7% và có tới 87,3% bài thi điểm dưới trung bình.
Không chỉ tỷ lệ bài thi dưới trung bình quá lớn mà số lượng bài thi môn Sử đạt điểm cao cũng ở tốp khiêm tốn nhất. Ở nhóm bài thi đạt cao hơn hoặc bằng 9,5 điểm, môn Sử chỉ có 1 thí sinh; cao hơn hoặc bằng 9 điểm, môn Sử có 9 bài và cao hơn hoặc bằng 8 điểm, môn Sử chỉ có 49 bài.
Video đang HOT
Sốc nhưng không ngạc nhiên
Điểm Sử trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi ghi nhận tại một số địa phương làm nhiều người sốc vì tỷ lệ điểm đạt dưới trung bình quá cao. Điểm rớt một cách thê thảm đến mức khó tin trong khi đề thi Sử được đánh giá là không khó.
Đề Sử khá dài, đạt điểm thật cao không dễ nhưng nhiều người nhận định, với đề như vậy, học sinh sẽ không khó để đạt mức 5 – 6 điểm. Nhưng kết quả thực tế là điểm dưới trung bình môn Sử chiếm tỷ lệ cao ngất.
Kết quả môn Sử làm nhiều người sốc, khó tin nhưng lại không quá bất ngờ. Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM cho hay đúng là điểm Sử thấp cũng làm thầy có chút choáng váng nhưng không hề bất ngờ. Điểm thi phản ánh đúng cách dạy và cách học đối với môn học này nên điểm thấp là chuyện bình thường.
Theo thầy Du, có nhiều lý do điểm Sử thấp được như vậy có nhiều lý do nhưng chắc chắn không phải do đề khó. Một số nguyên nhân như chương trình nặng, dài, ôm đồm kiến thức; người dạy chưa thích nghi kịp với cách dạy thi trắc nghiệm; tư tưởng từ thí sinh, không quan tâm đến điểm môn học này, chỉ cần điểm không bị liệt, được 2-3 điểm là đủ…
Thầy Du cũng nói thêm, trong bài tổ hợp Khoa học xã hội thì môn Sử được đánh giá là bất lợi nhất. Nội dung môn GDCD ít, các em có thể lập luận; môn Địa lý có Atlat. Sử chương trình quá nặng và quá dài. Thế nên các em bỏ Sử là bình thường, học sinh chỉ cần điểm để đỗ tốt nghiệp, rất ít học sinh sử dụng điểm Sử để xét vào đại học. Thế nên, thầy Du cho rằng điểm Sử thấp và học sinh quay lưng với môn Sử là điều bình thường trong lựa chọn tương lai của các em.
Chỉ có điều, tại sao để xảy ra tình trạng này, theo thầy Du mới là điều không bình thường.
Một nhà giáo dục chia sẻ, nhìn bảng thống kê của một số địa phương, ông cho rằng nên quan tâm đến 2 môn là Ngoại ngữ và Lịch sử, hai môn có mức điểm thấp nhất. Như ở TPHCM là địa phương thường có tỷ lệ thí sinh đạt điểm môn Ngoại ngữ cao nhất nhưng năm nay, cũng chưa đến 50% thí sinh đạt điểm trên trung bình.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Gấp rút chấm thi THPT quốc gia 2018
Ngày 30/6, các hội đồng chấm thi của các tỉnh thành phía Nam chính thức chấm thi THPT quốc gia năm 2018 sau khi đã tiến hành họp, phổ biến công tác chấm thi tiến hành làm phách cách đây 2 hôm. Tất cả các môn trắc nghiệm đều chấm bằng máy và riêng môn Ngữ văn được chấm tự luận.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay cả nước có hơn 901.000 bài thi Ngữ văn và đến ngày 10/7 phải chấm hoàn tất và công bố điểm.
Ở khu vực phía Nam, TPHCM là cụm thi có nhiều bài thi tự luận nhất với hơn hơn 78.000 bài thi môn Ngữ văn, kế đến là cụm thi Đồng Nai: 28.298 bài thi, Đắk Lắk: 21.332 bài thi, Lâm đồng: 14.628 bài thi, Kiên Giang: 13.279 bài thi, Sóc Trăng: 9.211 bài thi.
Các địa phương gấp rút chấm thi cho kịp tiến độ (ảnh minh hoạ)
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, sáng ngày 30/6, hội đồng chấm thi THPT quốc gia tại TPHCM chính thức khai mạc với hơn 700 giáo viên bậc THPT có tham gia giảng dạy lớp 12 để chấm môn Ngữ văn tự luận. Do số lượng bài thi của thí sinh lớn nên công tác chuẩn bị, làm phách đã diễn ra từ chiều ngày 27/6. Các môn trắc nghiệm còn lại chấm bằng máy quét với quy trình quét dữ liệu xong sẽ gửi về Bộ GD-ĐT. Thời gian dự kiến hoàn thành việc chấm thi sẽ trong một tuần và kịp công bố theo quy định của Bộ GD-ĐT vào ngày 11/7.
Ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang cũng cho biết cụm thi này tiến hành chấm thi từ ngày 28/6 với 13.984 bài thi Ngữ văn. Tương tự, Sở GD-ĐT Tây Ninh cho biết ngày 30/6 cụm thi này sẽ tiến hành chấm thi cho đến ngày 7/7 sẽ hoàn thành chấm thi.
Năm nay, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 11.800 thí sinh dự thi, Sở GD-ĐT tỉnh này cũng huy động 166 cán bộ tham gia công tác chấm thi. Sáng 30/6, ban chấm thi THPT quốc gia của tỉnh chính thức họp và tiến hành chấm thi theo lịch.
Bài thi Ngữ văn được chấm hai vòng độc lập và chấm kiểm tra. Bài thi môn này phải được đánh và rọc phách trước khi giao cho tổ chấm thi, số phách được bảo mật tuyệt đối. Theo Bộ GD-ĐT, hai phương thức đánh phách là đánh một vòng hoặc hai vòng độc lập. Sau khi làm phách, ban chấm thi sẽ làm việc và tiến hành chấm hai vòng độc lập và mỗi vòng ở một phòng riêng.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
Trước khi giao bài chấm xong hai vòng cho hai cán bộ chấm thi thống nhất điểm, cần đối chiếu điểm bài thi ở phiếu ghi điểm của hai người. Nếu phát hiện chênh lệch từ 0,5 điểm trở lên, trưởng môn chấm thi phải yêu cầu theo dõi, xác định nguyên nhân và kết quả xử lý thống nhất của hai cán bộ chấm thi nhằm phòng ngừa sai sót, vi phạm quy chế thi.
Cán bộ chấm thi không được sửa chữa điểm trên phiếu chấm, phiếu ghi điểm và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm. Đối với những bài thi phải lấy điểm trung bình của ba lần chấm làm điểm chính thức thì trung bình cộng phải được quy về thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân. Bên cạnh việc chấm hai vòng độc lập, Ban chấm thi cũng phải chấm kiểm tra tối thiểu 5% bài thi tự luận cùng tiến độ với việc chấm vòng 1 và vòng 2.
Đối với các bài thi trắc nhiệm gồm toán, ngoại ngữ, bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội sẽ được chấm bằng máy. Quy trình quét bài trắc nghiệm, xử lý, chấm thi và báo cáo phải được giám sát chặt chẽ. Sau khi quét, tất cả phiếu trả lời trắc nghiệm và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
Lan Phương
Theo Dân trí
Chấm thi THPT quốc gia 2018: Đã có điểm 10 môn Giáo dục công dân Hiện nhiều địa phương gần hoàn thành xong công tác chấm thi THPT quốc gia 2018. Đặc biệt, việc chấm thi trắc nghiệm đang đi đến những khâu cuối cùng. Hiện, đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân. Trao đổi với PV Dân trí chiều 6/7, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết,...