Chấm thi Ngữ văn: Không đếm ý cho điểm
Đáp án chấm bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1 được các hội đồng chấm thi thảo luận kỹ càng; bảo đảm sát với hướng dẫn chấm của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh trao đổi bài làm môn Ngữ văn sau giờ thi. Ảnh minh họa
Đồng thời có độ mở để phù hợp với thực tế bài làm của thí sinh, không máy móc, cứng nhắc.
Thảo luận kỹ đáp án, không chấm máy móc
Tham gia chấm bài thi Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Ái Hằng, Trường THPT Lê Trung Đình (Quảng Ngãi) cho biết: Trước khi bước vào đợt chấm chính thức, Sở GD&ĐT tổ chức 1 buổi để toàn hội đồng chấm thi thảo luận, thống nhất đáp án. Đáp án chấm sau thảo luận được hội đồng thống nhất trên cơ sở bám sát đáp án, hướng dẫn chấm của Bộ GD&ĐT; đồng thời có độ mở để phù hợp với thực tế bài làm của thí sinh. Phương châm là “chấm đúng” chứ không phải “chấm trúng”.
Sau khi thảo luận, thống nhất đáp án, công đoạn tiếp theo là rút xác suất 10 bài thi để chấm chung toàn hội đồng. Hướng dẫn chấm, đáp án sau thảo luận sẽ tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung thêm và thực hiện trong suốt đợt chấm. Cách làm này giúp giám khảo chấm đồng bộ, đều tay, tránh độ lệch lớn giữa các giám khảo và chấm đúng với thực tế bài làm của thí sinh. Đặc biệt, vẫn có độ mở cho những bài văn có tính sáng tạo, hoặc có suy nghĩ độc lập.
Nhận định đáp án và biểu điểm bài thi Ngữ văn của Bộ GD&ĐT rõ ràng, không quá chi tiết, thuận lợi cho giáo viên chấm điểm và phân loại học sinh, cô Đỗ Thị Quỳnh Như, giáo viên Trường THPT Thạch Kiệt, Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm chấm “không đếm ý cho điểm”. Cô Quỳnh Như cho rằng: Người chấm bám sát đáp án; đồng thời đọc kỹ bài làm của học sinh để ghi nhận những ý thể hiện khả năng sáng tạo, biết vận dụng kiến thức xã hội (câu nghị luận xã hội) và vận dụng kiến thức lý luận văn học (câu nghị luận văn học); đặc biệt ghi nhận bài làm có ngôn từ trong sáng, cảm nhận sâu sắc, mới mẻ, giàu cảm xúc. Đánh giá cao bài làm mà học sinh có những lập luận, lý giải vấn đề thể hiện có lập trường, quan điểm rõ ràng…
Kinh nghiệm nhiều năm chấm thi tốt nghiệp THPT, cô Nguyễn Thị Lan Hương, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn – Ngoại ngữ, Trường THPT Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội nói: Văn chương vốn đa nghĩa. Đáp án cũng chỉ đưa ra được một phương án hiểu, nên rất cần giáo viên có tâm, tầm để hiểu và vận dụng vào quá trình chấm. “Khi chấm cần căn cứ vào bài của học trò, phương án trả lời nào hợp lý cũng được công nhận. Không nên máy móc dựa vào từng câu, từng chữ trong đáp án rồi áp đặt vào bài của học trò. Đặc biệt, cần công nhận sự sáng tạo, kể cả phương án trả lời phản biện mà thuyết phục của trò” – cô Hương trao đổi.
Cán bộ chấm thi Nguyễn Hải Sơn, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Tân Lạc, Hòa Bình cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng, bên cạnh bám sát hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giáo viên cần đọc kỹ bài làm để hiểu được những diễn đạt tương tự nhằm ghi nhận suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo của học sinh. Cùng với đó, nghiêm túc thực hiện 2 vòng chấm độc lập để không thiếu ý cho học sinh và tránh chủ quan cá nhân. Đồng thời, thảo luận với người cùng cặp chấm và với tổ trưởng tổ chấm khi có vấn đề chưa thống nhất giữa 2 vòng chấm độc lập.
Chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận
Video đang HOT
Tại Quảng Nam, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT đang được triển khai nghiêm túc, theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Thanh Quốc, toàn tỉnh huy động khoảng 200 giám khảo chấm thi tự luận, chia thành 20 tổ chấm. Cán bộ chấm thi được lựa chọn kỹ lưỡng. Quy trình chấm bảo đảm 2 vòng độc lập. Sở GD&ĐT bố trí các cán bộ chấm thi vòng 1 ở tầng 1, vòng 2 ở tầng 3; tầng 2 là nơi phục vụ các tổ chấm, lưu giữ bài chấm và nơi công an, thanh tra làm việc. Cách bố trí này giúp quản lý chặt chẽ giữa người chấm vòng 1 và vòng 2.
“Sáng 11/7, các tổ chấm thảo luận và thống nhất đáp án; chiều 11/7 tiến hành chấm chung 10 bài. Thông tin từ các hội đồng, đáp án và thang điểm bài thi Ngữ văn của Bộ GD&ĐT rõ ràng và tất cả giáo viên đều thống nhất theo đáp án này”, ông Hà Thanh Quốc thông tin, đồng thời cho rằng: Đặc thù môn Ngữ văn không thể có hướng dẫn chấm quá cụ thể, chi tiết; hướng dẫn chấm không thể bao quát hết thực tiễn từ bài làm của thí sinh; nên năng lực của cán bộ chấm thi vô cùng quan trọng.
Do đó, các thầy cô trong tổ chấm cũng được quán triệt không máy móc, cứng nhắc khi chấm bài. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu khó đọc kỹ từng bài làm; tôn trọng hướng dẫn chấm, nhưng cũng có độ mở cần thiết để đánh giá tính sáng tạo, cái riêng của từng bài làm, tránh để học sinh phải thiệt thòi. Đặc biệt đọc kỹ, chấm kỹ các bài điểm liệt và bài được cho điểm cao.
Sau khi chấm chung 10 bài, các cán bộ chấm thi của Quảng Nam sẽ biên chế về các tổ, mỗi tổ 10 giáo viên. Sáng 12/7 thực hiện bốc thăm để giao bài chấm chính thức. Ông Hà Thanh Quốc dự kiến, Quảng Nam sẽ hoàn thành chấm thi tự luận vào khoảng 17/7 và hoàn thành chấm trắc nghiệm vào khoảng 20/7.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chấm thi tự luận theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ GD&ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai tổ chấm thi khác nhau. Chỉ ghi điểm từng câu và tổng điểm toàn bài vào vị trí quy định trên tờ giấy thi sau khi đã thống nhất điểm.
Mục sở thị công tác chấm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021
Thời điểm này, hầu hết các địa phương đã và đang triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Công tác chấm thi được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo đúng quy chế và đặc biệt bảo đảm an toàn phòng dịch.
Cán bộ chấm bài thi tự luận Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại tỉnh Quảng Ninh
Quy trình nghiêm ngặt
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định Đào Đức Tuấn, từ ngày 9/7, ban làm phách gồm 10 người bắt đầu làm việc và được cách ly độc lập với vòng ngoài. Vòng ngoài gồm có thanh tra Sở GD&ĐT, 2 đồng chí công an và bảo vệ trực. Sở chọn phương án làm phách 1 vòng.
Ban chấm thi tự luận gồm 170 người là những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy học và chấm thi. Tại khu vực chấm thi, an ninh, an toàn được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo đó, các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi và phòng chấm kiểm tra được bố trí gần nhau theo quy định của Quy chế thi.
Đồng thời được gắn camera an ninh giám sát ghi hình, bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng, có bộ lưu điện dự phòng, bảo đảm hoạt động liên tục kể cả khi mất điện. Dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu 21 ngày, thực hiện công tác chấm thi đảm bảo đúng quy định của Quy chế thi.
Khu vực chấm thi trắc nghiệm có 2 công an tỉnh (phòng PA) bảo vệ 24 giờ/ngày, có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày. Công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực chấm đã được Công an tỉnh kiểm tra và công nhận đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT thành lập 1 Đoàn thanh tra công tác chấm thi bao gồm chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm đảm bảo đúng theo hướng dẫn.
Chấm bài thi trắc nghiệm - kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại tỉnh Hà Nam
Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân cho biết: Đối với bài thi tự luận, Hội đồng thi chọn phương án làm phách 2 vòng độc lập. Sở huy động 100 người tham gia công tác chấm thi, đảm bảo an toàn về phòng chống Covid-19 và các quy định hiện hành. Ban chấm thi trắc nghiệm gồm 32 người, với khoảng trên 38.700 phiếu trả lời trắc nghiệm.
Hiện công tác chấm thi được thực hiện theo đúng quy trình, quy chế. Theo kế hoạch, ngày 26/7 Sở sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Bảo đảm an toàn
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác chấm thi tự luận theo kế hoạch đã đề ra, ông Trần Nguyễn Minh Thành - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng Đà Nẵng cho hay, từ ngày 10/7, Ban Chấm thi tự luận bắt đầu làm việc. Ban Làm phách bài thi được cách ly tập trung để thực hiện công tác làm phách theo quy định.
Sở huy động 124 người tham gia Ban chấm thi tự luận. Việc tổ chức chấm thi thực hiện theo quy định: bốc thăm, mỗi bài thi được chấm 2 vòng độc lập bởi 2 cán bộ chấm thi của 2 tổ chấm khác nhau, có camera hoạt động, đảm bảo theo quy định. Số phòng chấm cụ thể cho 4 tổ chấm: 2 phòng/tổ, 2 phòng thống nhất, 1 phòng chấm kiểm tra.
Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm 25 người. Hội đồng thi bố trí 1 phòng phục vụ công tác chấm bài thi trắc nghiệm (nơi bảo quản bài thi trắc nghiệm trong thời gian chấm thi) có đầy đủ hệ thống camera hoạt động 24/24.
Ngoài ra, Hội đồng thi trang bị 3 máy quét ảnh bài thi, 1 máy chủ và 5 máy tính đảm bảo cấu hình theo yêu cầu của Bộ và được cài đặt phần mềm chấm do Bộ cung cấp.
Sở đã tổ chức tập huấn công tác chấm bài thi trắc nghiệm cho toàn bộ cán bộ, giáo viên tham gia công tác chấm thi trắc nghiệm. Việc xử lí bài thi trắc nghiệm đảm bảo đúng quy trình, đầy đủ các pha và xuất báo cáo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phiếu trả lời trắc nghiệm được khử khuẩn trước khi tiến hành chấm trắc nghiệm và bài thi tự luận cũng được khử khuẩn trước khi làm phách.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh cho biết, Hội đồng thi của tỉnh lựa thực hiện phương thức làm phách 1 vòng, Ban làm phách được cách ly triệt để trong suốt thời gian được tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận. Thời gian bắt đầu làm phách từ ngày 9/7.
Sở huy động 147 người tham gia Ban chấm thi tự luận. Sở thực hiện phương án chấm thi: thành lập 1 tổ chấm kiểm tra để chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm xong lần thứ nhất hoặc lần lần thứ hai theo tiến độ chấm thi. Mỗi bài chấm kiểm tra được một cán bộ chấm thi chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 27 Quy chế thi.
Ngoài các phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại khu vực chấm thi; Sở GD&ĐT thành lập 1 Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại các khu vực làm phách, chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm.
Thanh tra công tác làm phách thực hiện: ngày 09/7/2021 đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Thanh tra chấm thi tất cả các khâu chấm thi tự luận, mỗi thành viên thanh tra từ 2 đến 3 phòng chấm thi; thời gian thực hiện từ ngày 11/7/2021 đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Phạm Văn Khanh - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hải Dương) cho biết, từ ngày 10/7 công tác chấm thi đã được triển khai. Toàn tỉnh có hơn 100.000 bài thi trắc nghiệm và trên 20 bài thi tự luận.
Trước khi vào khu vực cách ly, những người tham gia Ban làm phách được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19; thực hiện khai báo Y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn theo quy định của cơ quan Y tế và giãn cách trong quá trình chấm thi.
Toàn bộ cán bộ công tác làm phách bài thi phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm nhiệm vụ...
Toàn bộ cán bộ làm công tác chấm thi phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh: Kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm nhiệm vụ.
Dự kiến ngày 26/7, Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Hà Tĩnh sẽ công bố kết quả thi đợt 1. Địa phương này sẽ sử dụng phần mềm của Bộ GD&ĐT để công bố kết quả thi; Phần mềm được cài đặt trên 2 máy chủ, đặt tại Trung tâm Công báo - Tin học của UBND tỉnh Hà Tĩnh và 1 điểm tại trang Web hatinh.edu.vn của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.
Sơn La: Bảo đảm tiến độ, chất lượng trong chấm thi tốt nghiệp THPT Theo dự kiến, đến ngày 24/7, Sơn La sẽ hoàn thành chấm thi, ghép điểm, lên điểm. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tỉnh Sơn La có 11.310 bài thi tự luận (Ngữ văn) và 32.934 bài thi trắc nghiệm. Nhằm đảm bảo cho công tác chấm thi đạt yêu cầu, Hội đồng thi tốt nghiệp của tỉnh đã thành lập các...