Chấm thi đại học theo 2 vòng độc lập
Theo Quy định mới của Bộ GD&ĐT, trong quá trình chấm bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ, giáo viên không được tiết lộ thông tin liên quan đến bài thi, chấm thi theo hai vòng độc lập, trước đó còn chấm thi thử.
Thí sinh xem lại bài sau môn thi tiếng Anh khối D tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Đợt tuyển sinh vào ĐH đã kết thúc, mùa thi năm nay chỉ còn lại đợt 3 với kỳ thi vào các trường CĐ. Sau những buổi thi căng thẳng, công cuộc chấm thi sẽ được bắt đầu. Về việc chấm thi, đảm bảo tính công bằng và chính xác của bài thi, trong cuộc họp báo tổng kết 2 đợt thi đại học hôm qua (10/7), ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục cho biết:
Bộ yêu cầu các đại học, học viện và các trường đại học đã tổ chức thi đại học cần quản lý bài thi của thí sinh, bảo đảm tuyệt đối an toàn, đề phòng các rủi ro như cháy nổ, thiên tai, lũ lụt.
Trong quá trình chấm thi, cán bộ Ban thư ký được giao nhiệm vụ dồn túi đánh phách, không được tham gia tổ thư ký chấm thi và ngược lại.
Trước khi chấm thi, các bộ môn phải tổ chức thảo luận đáp án, thang điểm, chấm thử và rút kinh nghiệm trước khi chấm chính thức.
Video đang HOT
Chấm thi theo quy trình hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt, cán bộ chấm thi phải chấm đúng theo đáp án, thang điểm chính thức đã được Trưởng ban đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Cán bộ chấm thi không tự động quy tròn điểm của bài thi, việc làm tròn này sẽ do máy tính thực hiện. không được mang theo tài liệu, vật dụng riêng vào và ra khỏi khu vực chấm thi; chỉ được sử dụng bút chấm thi theo quy định của Ban chấm thi, nghiêm cấm sử dụng bút xoá khi chấm thi.
Đặc biệt, điểm mới trong năm nay là cán bộ chấm thi không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào có liên quan đến bài làm của thí sinh trong suốt quá trình chấm thi.
“Việc tiết lộ thông tin liên quan đến bài làm của thí sinh sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của các em, ngoài ra, yêu cầu cấm tiết lộ thông tin này để đảm bảo bài thi được an toàn chính xác. Trong quá trình chấm thi, cán bộ không được phép cung cấp những thông tin như bài thi khoanh hình gì, chấm dấu ra sao… ra bên ngoài” – ông Ngô Kim Khôi khẳng định.
Theo BĐVN
Kinh nghiệm làm tốt bài thi khối A
Trong số gần 2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm nay, có đến hơn 1 triệu hồ sơ đăng ký thi khối A (toán, lý, hóa). Từ kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi, các giáo viên đã cho thí sinh những lời khuyên bổ ích trước khi bước vào kỳ thi.
Những lỗi cần tránh trong môn toán
Mỗi năm, có hàng triệu thí sinh (TS) làm bài thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Thế nhưng số TS đạt điểm tối đa môn này rất ít.
TS làm bài thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
TS thường hay phạm các lỗi sau trong khi làm bài thi: Không đọc kỹ đề và thế sai dữ liệu. Ví dụ, trong câu khảo sát hàm, đề bài yêu cầu thế m = - 1, có nhiều em đã thế m = 1. Dù bài làm hoàn toàn đúng với m = 1 nhưng vẫn bị 0 điểm câu đó. Quên đặt điều kiện để hàm số xác định. Ví dụ, phương trình là vô nghiệm nhưng có TS vẫn nhận x = 2 là nghiệm. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Ví dụ: Tìm m để phương trình x4 x2 m = 0 (1) có đúng 2 nghiệm (0, 1).
Các bước giải đề thi môn vật lý Giải các câu thuộc về giáo khoa trước, lần lượt đến các thứ tự sau: Phần hạt nhân, vi mô, vĩ mô; phần quang lý; mạch dao động, sóng cơ học; dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn; dòng điện xoay chiều. TS cần làm bài theo phương pháp: Những bài dễ, bài có thời gian giải ngắn và những bài có công thức thuộc về dạng đó thì giải trước. Những bài lạ và có tính chất tự luận, nếu dư thời gian thì mới giải. Những bài lập phương trình dao động điều hòa, lập phương trình sóng hay tổng hợp dao động thì nên xem các phương án trả lời để có thời gian giải nhanh nhất. TRẦN NGUYÊN TƯỜNG
Giảng viên khoa Vật lý - vật lý kỹ thuật, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Đặt t = x20 ; (1) thành
t2 t m = 0 (2)
Phương trình (1) có đúng 2 nghiệm (0, 1) chứ không phải phương trình (2). Ta có yêu cầu bài toán (2) có đúng 1 nghiệm (0,1).
Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Ví dụ: x3 - 8 = (x - 2) (x2 5x - 7)
(x - 2) (x2 2x 4) =
(x - 2) (x2 5x - 7)
x - 2 = 0 v x2 2x 4 = x2 5x - 7
x = 2 v 3x = 11
TS không nên bỏ 2 dòng trung gian để khi cần thì có thể kiểm tra lại dễ dàng. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Ví dụ:
x2 x 1 = (x - 2)2 là sai vì thiếu điều kiện x32, chính xác hơn là:
Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai. Ví dụ: y" = - x2 5x - 4, TS thường quen với dạng trong khoảng (1, 4) là đạo hàm âm nhưng ở đây đạo hàm dương "x (1, 4). TS dễ xác định sai miền giá trị của ẩn phụ nên kết luận sai. Ví dụ: Tìm m để phương trình sau có nghiệm:
thì miền giá trị của t là:
Đa số TS cho miền giá trị của t là t30 hoặc 0 t 4 là sai.
Theo TNO
Bài thi ĐH giải độc đáo được thưởng tối đa một điểm "Các bài làm đúng và có cách giải độc đáo, sáng tạo vẫn chấm điểm bình thường, mức điểm thưởng tối đa là một điểm", ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết trong buổi họp báo tổng kết hai đợt tuyển sinh ĐH năm nay. Nhiều câu hỏi liên quan đến đánh giá mức độ khó dễ...