Chấm thế nào với những đề thi ‘lạ’?
Ra đề đã khó, nhưng chấm thi như thế nào khi gặp những tình huống bất ngờ, khó nghĩ? Đây cũng là việc khiến nhiều giáo viên phải trăn trở.
Cô Đặng Nguyệt Anh đưa học sinh đi thực tế trước khi làm đề văn mở – Ảnh NVCC
Cẩn trọng khi cho điểm
Một đề văn yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm về thói quen chào hỏi thầy cô của Trường Hà Nội Amsterdam. Và bài văn khiến giáo viên “té ghế” của một nam sinh khi cậu cho rằng “không nhất thiết phải chào hỏi thầy cô giáo”.
Cô Đặng Nguyệt Anh kể: “Em học sinh đó ngoan và hằng ngày nhìn thấy tôi, em vẫn chào. Vì thế khi đọc bài em làm, tôi thực sự bất ngờ. Em lập luận rằng ở phương Tây, giáo viên và học sinh bình đẳng, không phải người trên kẻ dưới. Và việc không chào hỏi theo thói quen không có nghĩa là thiếu tôn trọng, quý mến.
Tôi phải suy nghĩ rất nhiều vì bài văn này và cho em 6,5 điểm. Vì đề mở, quan điểm của học sinh cũng là một căn cứ cho điểm. Nhưng không có nghĩa trình bày ngược với số đông là không được điểm, nếu em trình bày được lý do.
Tôi cho 6,5 điểm không phải em “không chào thầy cô” mà vì bài viết chưa thật thuyết phục. Nhưng tôi phê vào bài “Cô muốn trao đổi thêm với Trung về bài viết này” (tên em là Nguyễn Đức Trung).
Sau hôm trả bài, Trung có gặp tôi hỏi xem “bao giờ thì cô gặp em”. Tôi có giải thích lý do tôi cho em 6,5 điểm – mức điểm thấp nhất lớp. Tôi và Trung cũng trao đổi thêm về quan điểm “chào thầy cô”.
Trung vẫn giữ quan điểm như trong bài viết, dù Trung không phản bác quan điểm “nên chào” của nhiều bạn khác. Còn tôi, mặc dù nói rõ việc tôi không đồng quan điểm với Trung nhưng tôi không cho Trung điểm thấp vì điều đó mà vì Trung không thuyết phục được bằng bài viết.
Tôi bảo Trung về nghĩ thêm nếu thấy không chấp nhận điểm 6,5 thì lại hẹn một buổi khác để trao đổi. Nhưng sau đó Trung không hẹn gặp nữa. Gặp tôi, Trung vẫn lễ phép chào. Trong một hoạt động ngoại khóa, Trung còn chủ động rủ tôi cùng Trung làm cặp cô – trò để tham gia trò chơi.
Tuy nhiên, tôi không nói với Trung là khi đặt bút cho Trung điểm 6,5 tôi đã rất băn khoăn. Tôi trả bài xong rồi thu bài lại và mang cho một giáo viên khác nhờ đọc và có ý kiến. Tôi cẩn trọng thế để không bị chủ quan khi cho điểm học sinh”.
Khi nói về kinh nghiệm ra các đề văn dễ có ý kiến “tréo ngoe”, cô Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cho rằng: “Trong những chủ đề nhạy cảm hoặc cần có định hướng giáo dục thì không nên mở hoàn toàn mà cần hướng học sinh vào một ý cụ thể (qua trích dẫn văn bản, lời nói). Còn để mở hoàn toàn chỉ nên ra với các chủ đề “nói cách nào cũng không sai”".
Cán bộ chấm thi đang chấm bài thi của các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 – Ảnh Như Hùng
Mời phụ huynh chấm bài
Đây là một sáng kiến của cô Nguyễn Kim Anh. “Thường mỗi bài kiểm tra tôi chỉ chọn khoảng 10 bài để gửi cho phụ huynh. Dĩ nhiên, trước đó tôi phải trao đổi để học sinh thông về tư tưởng.
Bài chọn có thể là bài có quan điểm lạ, đáng chú ý, có thể là bài viết xúc động xuất sắc hoặc bài viết kể câu chuyện của chính gia đình… Nhiều phụ huynh bận rộn nhưng rất vui vẻ hợp tác. Không chỉ chấm điểm mà các bố mẹ thường điện thoại, nhắn tin cho tôi” – cô Kim Anh kể.
Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con.
Video đang HOT
Một phụ huynh được mời chấm bài văn của con mình
Những dạng đề gửi cho cha mẹ hầu hết là các đề mở bày tỏ quan điểm về những chủ đề khác nhau như “danh dự và danh tiếng”, “người giỏi có khác người học giỏi không?”, “sự liên quan giữa địa vị và quyền lực”, hoặc một số chủ đề liên quan tới ứng xử, tình cảm trong gia đình.
Cô Kim Anh mở những tin nhắn, email của một số cha mẹ. Ngoài những tin nhắn cảm ơn, nhiều người nhận xét rất kỹ và trao đổi ý kiến của mình.
“Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con. Không ngờ con lại có suy nghĩ như người lớn. Đúng là có đọc thì mới biết “nhãn quan” của con thế nào ở khía cạnh tình cảm và suy nghĩ về gia đình, về người thân” – một phụ huynh nhắn tin.
Có người thì thú nhận đã phải suy nghĩ nhiều khi đọc bài viết của con và lặng lẽ điều chỉnh những điều chưa phù hợp khiến con mình suy nghĩ và bị tổn thương. Điểm của phụ huynh chấm chỉ để tham khảo, khích lệ học sinh với mục tiêu lớn nhất để cha mẹ có cơ hội hiểu con. Còn điểm chính thức vẫn do cô giáo quyết định.
Cô Nguyễn Kim Anh giảng bài “Yêu nước” trong màu áo cờ Tổ quốc trước khi cho học sinh làm bài văn “biểu hiện lòng yêu nước của giới trẻ hôm nay” – Ảnh: Tiến Thắng
Đầu tư cho lời phê
Rất nhiều giáo viên coi việc chấm bài học sinh môn văn là công việc cực nhọc vì việc chấm bài thường phải làm ở nhà. Văn học sinh thì muôn hình vạn trạng, chữ đẹp có, xấu có, diễn đạt trôi chảy thì ít mà lủng củng rối rắm thì nhiều. Nên tâm lý chán nản, mệt mỏi, chấm cho xong phổ biến ở nhiều giáo viên. Thường học sinh chỉ nhận được bài cho điểm mà không kèm theo lời phê, hoặc những lời nhận xét chung chung, vô cảm.
Nhưng với những giáo viên tâm huyết thì lời phê chính là cách đối thoại, trò chuyện, nhắc nhở, hay có khi là an ủi, bày tỏ đồng cảm với học sinh – nhất là với những đề thi mở thì điều này lại càng cần thiết.
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Như Huyền, giáo viên dạy toán Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, được học trò yêu quý vì những dòng nhận xét vừa chứng tỏ cô chấm kỹ, vừa thể hiện sự hài hước, thân thiết với học sinh.
“Chép nhầm đề, hờn cả thế giới”, “Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút”, “Chấm bài này, tôi muốn tăng xông”… là một loạt lời phê của cô Huyền mà theo nhận xét của nhiều học sinh là “dễ thương không tả được”.
Giải thích về cách viết lời phê không theo “chuẩn” thông thường, cô Huyền nói: “Khi quan sát học sinh nhận bài kiểm tra, tôi thấy các em chỉ nhìn điểm số. Ai điểm kém thì nhìn mặt buồn thiu. Tôi suy nghĩ và muốn có lời phê để giảm bớt sự nặng nề cho các em”.
Lời phê giống như chia sẻ
“Con hiện tại rất gầy và xanh xao. Bây giờ cô đã hiểu nguyên nhân. Nhưng khắc phục khó khăn theo cách này thì không ổn. Cô có cách giúp con kiếm tiền giúp mẹ” – lời phê của cô Đặng Nguyệt Anh với bài viết của một học sinh về “đồng tiền” giống như một lời chia sẻ hơn là nhận xét về một bài văn.
Theo tuoitre.vn
Cần 'cơ chế thoáng' cho đáp án thi THPT quốc gia
Đề văn năm nay được đa số giáo viên và nhiều học sinh khen hay. Trong khi đó đề thi toán lại được nhận xét quá dài.
Thí sinh thoải mái ra về sau khi thi xong môn văn kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại điểm thi Trường THCS Bàn Cờ (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 cho biết trong ngày thi đầu tiên, tổng số thí sinh đến dự thi môn ngữ văn là hơn 900.000 thí sinh, môn toán gần 917.000 thí sinh, đều đạt tỉ lệ trên 99%.
Sau hai buổi thi, có 45 thí sinh vi phạm quy chế thi (khiển trách 1, đình chỉ 44), không có cán bộ nào vi phạm quy chế.
Câu hỏi nghị luận xã hội hỏi rộng quá, thí sinh sẽ hiểu theo nhiều cách và làm bài theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, tư duy của người chấm bài cũng phải "mở" chứ đừng cứng nhắc, sẽ rất tội cho thí sinh
Cô Nguyễn Minh Ngọc (giáo viên Trường THPT Đinh Thiện Lý, TP.HCM)
Thầy trò đều thích thú với đề văn
Nguyễn Ngọc Long, thí sinh dự thi tại điểm THPT Việt Đức, Hà Nội, hào hứng cho biết: Đề thi có tính phân loại cao và đặt ra vấn đề rất thời sự, nên cảm thấy thích thú.
Theo Long thì không phải học sinh phổ thông không quan tâm tới các vấn đề lớn của đất nước nên những đề văn liên quan tới việc bảo vệ hay phát huy tiềm lực, bao gồm cả tiềm lực thiên nhiên và tiềm lực về con người là những điều dễ viết chứ không khó.
Một thí sinh ở điểm thi THPT Chu Văn An, Hà Nội cho biết đề ra phần cảm thụ văn học tuy khó nhưng không chán như mọi năm vì cách hỏi mới. Tương tự bài thơ trong phần đọc hiểu cũng bất ngờ nhưng lại đặt ra vấn đề gần gũi, thời sự.
Cô Hà Thanh, giáo viên dạy văn Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội, nhận định: Các câu hỏi liên quan tới tiềm lực, học sinh sẽ có cảm hứng nếu các em quan tâm tới những vấn đề thời sự kinh tế - xã hội.
Riêng câu hỏi nghị luận văn học, cô Hà Thanh đánh giá cao cách hỏi hướng đến kiểm tra kỹ năng phân tích, tổng hợp của học sinh.
Cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, cũng đánh giá: "Chưa bao giờ tôi thấy có một đề thi tầm quốc gia có tính phân hóa tốt như đề thi văn năm nay".
Thậm chí với câu hỏi này, sự phân hóa cả trong việc thí sinh nào biết cách phân bố thời gian tốt nhất để làm, vì nếu không biết sẽ dễ không đủ thời gian để làm hết yêu cầu.
"Những người ra đề văn đã rất dũng cảm..."
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thầy Trần Hinh, khoa văn học Trường ĐH KHXH&VN (ĐHQG Hà Nội), cho rằng đề thi văn năm nay đã thể hiện được xu hướng đổi mới trong thi cử và đánh giá, có sự nâng cấp đáng kể trong cả hai phần đọc hiểu và làm văn.
Việc lựa chọn một đoạn trong một bài thơ chính luận có phần "gai góc" như "đánh thức tiềm lực" đã chứng tỏ sự dũng cảm, mạnh dạn của người ra đề ngữ văn năm nay.
"Là người cùng thế hệ với Nguyễn Duy, nên tôi rất hiểu ở ngay thời điểm ra đời, bài thơ đã chịu rất nhiều áp lực.
Không phải ai lúc ấy cũng có thể chia sẻ và đồng cảm với nhà thơ. Việc lựa chọn một đoạn thơ chính luận như thế để ra đề cho học sinh lớp 12 đã thể hiện được sự dũng cảm của những người làm đề", thầy Hinh phân tích.
Theo thầy Hinh, với tầm tuổi 18 của học trò trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, việc đặt ra suy nghĩ về trách nhiệm cá nhân đối với việc "đánh thức tiềm lực" đất nước là vô cùng cần thiết.
"Có thời chúng ta quên mất rằng nếu con người thờ ơ, tham lam, hời hợt và không được trang bị những kiến thức mới mẻ, khoa học thì các "tài nguyên" ấy vẫn chỉ là số không", thầy Hinh chia sẻ thêm.
TS Nguyễn Ngân Hoa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng có nhận xét: "Dù ai nói gì thì tôi vẫn thấy đề văn năm nay căn bản, có tầm và thể hiện bản lĩnh của người ra đề".
Băn khoăn với đáp án cho câu hỏi "mở"
Đề hay, thí sinh hào hứng nhưng kết quả như thế nào vẫn còn lệ thuộc vào hướng dẫn chấm.
Thậm chí đề càng mở, càng đặt ra các vấn đề nóng bỏng được dư luận nói chung và giới trẻ nói riêng quan tâm thì càng cần cẩn trọng trong việc xây dựng một đáp án, làm sao để có thể đánh giá công bằng, nhưng có thể chấp nhận những ý kiến trái chiều, khích lệ thí sinh sáng tạo, bày tỏ chính kiến.
Đây là những băn khoăn của nhiều giáo viên với đề thi năm nay.
Thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên môn văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho rằng: "Câu hỏi nghị luận xã hội là câu hỏi ý nghĩa. Nhưng việc trình bày một vấn đề mang tính trăn trở, lớn lao như thế trong một đoạn văn chỉ có 200 chữ e là sẽ khó lòng trọn vẹn. Thí sinh viết không tới còn có thể rơi vào sáo mòn, hô hào khẩu hiệu".
"Đáp án phải định hướng cho người chấm bài thi một cơ chế thoáng, không đóng khung nội dung câu chữ học sinh cần trình bày. Giám khảo chấm bài cũng đừng máy móc theo kiểu đếm chữ hoặc tìm "từ khóa" để cho điểm.
Đáp án cần đưa ra nhiều tình huống bài làm của thí sinh. Người chấm cũng cần chấp nhận những ý kiến trái chiều của thí sinh nếu các em lập luận chặt chẽ..." - một giáo viên môn văn ở Q.5 (TP.HCM), đưa ra ý kiến.
Trong khi đó, cô Như Hương, giáo viên Trường THPT Tạ Quang Bửu (Hà Nội), cho biết: "Khi góp ý cho phương án chấm thi của Bộ GD-ĐT, tôi cũng đề nghị cân nhắc nên dành điểm nghiêng về nội dung đáng kể hơn yêu cầu hỏi về nghệ thuật trong câu dành cho nghị luận văn học.
Bởi đề thi cho toàn quốc, với hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Học sinh thành phố có thể làm tốt nhưng học sinh nhiều vùng nông thôn, miền núi có thể sẽ gặp khó".
Thêm ngữ liệu lớp 11 để tránh điểm thi quá cao?
Đề thi năm nay đã có thêm phần kiến thức trong giảng văn lớp 11. Theo thầy Trần Hinh, cái mới chỉ thể hiện ở phần dung lượng của kiến thức, chứ không mới ở cách thức.
Những năm qua cũng đã từng ra đề so sánh nhiều rồi.
Vì vậy, việc đưa thêm ngữ liệu của lớp 11 trong đề thi năm nay chỉ nhằm tránh vì đề quá dễ nên dẫn đến điểm thi quá cao như năm ngoái mà thôi.
Thêm nữa, hai cứ liệu được đưa so sánh để thấy được sự đối lập giữa Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ, thật ra thiếu thuyết phục.
Bởi lẽ, sự đối lập trong Chiếc thuyền ngoài xa nằm trong ý đồ triết lý của Nguyễn Minh Châu, trong khi sự đối lập giữa cảnh phố huyện và hình ảnh đoàn tàu của Thạch Lam, vốn chỉ là một "sự chân thật mộc mạc".
Ngọc Hà ghi
Theo tuoitre.vn
Đề Ngữ văn THPT quốc gia 2018: Người khen hay, người thấy... 'khiếp'! Sát với đề thi minh họa, có khả năng phân loại cao cho một kỳ thi "hai trong một", đề thi mang tính thời sự bền vững... là những yếu tố trong đề Văn của kỳ thi THPT quốc gia được các giáo viên dạy Văn đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng đề khó cho một kỳ thi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đề cử Baeksang 2025 gây tranh cãi, netizen dự đoán 1 điều về Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Hậu trường phim
16:03:20 07/04/2025
Bạn gái HURRYKNG có động thái lạ, lộ bức thư tay vỏn vẹn 1 dòng chữ gây xôn xao
Sao việt
15:57:31 07/04/2025
SOOBIN công bố concert cá nhân, thiết kế lightstick "trông như đèn pin" khiến fan chia phe tranh cãi
Nhạc việt
15:53:57 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
15:42:59 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025
"Ngọc nữ" có chiếc mũi đẹp nhất showbiz lên tiếng đính chính
Sao châu á
14:55:11 07/04/2025
Gãy xương đùi khi chơi pickleball, Kỳ Hân tiếc nuối ngày còn làm người mẫu, thần thái đỉnh cao trên sàn catwalk
Sao thể thao
14:07:59 07/04/2025
Gần 80% người dân Hàn Quốc chấp thuận việc phế truất ông Yoon Suk Yeol
Thế giới
13:45:46 07/04/2025
Cô gái độc thân cải tạo căn hộ cũ kỹ rộng 43m2 thành không gian với trải nghiệm cực đáng sống!
Sáng tạo
12:39:24 07/04/2025