Chăm sóc vết rạch âm hộ sau sinh
Ngay cả với một cuộc sinh nở dễ dàng, các bác sỹ vẫn thực hiện thủ thuật rạch âm hộ để giúp em bé “chui” ra dễ dàng và an toàn.
Rạch âm hộ là một thủ thuật để mở rộng âm đạo cho phép đầu em bé dễ ra ngoài hơn khi mẹ dặn.
Mặt khác, trong quá trình sinh nở, âm hộ thường bị tổn thương do rách dẫn đến hậu quả sa tử cung, không kiểm soát được đại tiện nên việc rạch âm hộ rất cần thiết để tránh tình trạng này. Thông thường vùng bị rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.
Sau khi bạn sinh em bé, các bác sỹ sẽ giúp bạn khâu vùng bị rạch. Dưới đây là một vài thủ thuật đơn giản giúp chị em chăm sóc vết rạch tại nhà để tránh nhiễm trùng.
- Khi vệ sinh, để tránh đau đớn, chị em có thể không ngồi xổm mà ngồi lên bồn vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày. Lấy một cốc nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng vùng kín.
Video đang HOT
Chị em có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi… để vệ sinh vùng kín. Cần vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày.
- Đi tiểu trong khi tắm sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt. Sau khi đi tiểu, vệ sinh âm đạo rồi lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Không sử dụng máy sấy tóc để làm khô nước dư thừa vì có thể lây nhiễm cho các vết thương.
- Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông thoải mái với eo cao.
- Cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.
- Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón.
Nếu cơn đau kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lại vết thương của bạn. Đau đớn có thể do đường chỉ khâu quá chặt. Khi đó các bác sỹ sẽ có biện pháp nới lỏng đường khâu hoặc kê cho bạn một loại kem gây tê giảm đau.
Theo PLXH
Cậu bé người Mông hỏng hậu môn vì nghịch xe tải
Đang đi chăn bò, thấy một chiếc ô tô tải chạy qua, Thò Mí Nô tinh nghịch định nhảy lên, không ngờ em bị rơi xuống, xe chèn qua mông khiến xương chậu bị vỡ.
Cậu bé người dân tộc Mông ở thôn Keo Hẻn, xã mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang này kể, khi đó, em đau quá ngất đi và không biết gì nữa.
Lơ lớ giọng kinh, anh Thò Dúng Dậu, bố em cho biết, ngay sau đó, con trai anh được đưa đến trạm xá xã rồi chuyển lên huyện, tới tỉnh và nằm điều trị tại Bệnh viện Hà Giang một tháng. Tại đây, do xương chậu bị vỡ, hậu môn bị dập nát hết, các bác sĩ buộc phải kéo ruột em ra ngoài bụng. Một bên chân trái của em bị tướt hết da, đau đớn. Tai nạn này khiến Mí Nô mất rất nhiều máu, và phải truyền tới 6 túi máu.
Thò Mí Nô đang nằm điều trị tại khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: MT.
Sau một tháng điều trị tại bệnh viện tỉnh, Mí Nô được chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức để làm phẫu thuật tái tạo hậu môn, nhưng do vùng chậu còn tổn thương nặng nề nên các bác sĩ phải tiếp tục chuyển em qua Viện Bỏng điều trị trước khi thực hiện ca mổ này.
Tuy 16 tuổi nhưng Thò Mí Nô trông nhỏ bé như cậu nhóc 10 tuổi. Gương mặt gày gò, xanh xao, cậu bé cho biết, học hết lớp 6 thì em nghỉ, ở nhà giúp bố mẹ chăn bò, làm nương. Đợt tai nạn này khiến gia đình em liêu xiêu. Bố mẹ em phải vay nợ khắp nơi để chạy chữa cho con.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, Phó chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia cho biết, hiện tại sức khỏe của Mí Nô vẫn rất yếu, em cần điều trị lâu dài và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nữa mới có thể hồi phục.
Theo bác sĩ An, đây là một trường hợp bệnh nhi rất đáng thương. Là người dân tộc, bố em nói giọng kinh không rõ, lại vụng về trong việc chăm con. Hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, khiến hai bố con ăn uống kham khổ.
Những ngày đầu ở viện, người cha còn lấy túi đựng phân của con (loại túi chuyên dụng trong y tế) đem rửa để tái sử dụng vì tiếc tiền (20.000 đồng một túi). Khi các nhân viên y tế cho biết, túi này chỉ dùng một lần, vì nếu không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vết thương của cháu bị nhiễm trùng, anh mới không làm vậy. Hiện tại, Viện Bỏng quốc gia hỗ trợ cho hai bố con tiền ăn mỗi ngày.
Vương Linh
Theo VnExpess
Thịt dư ở hậu môn có phải trĩ? Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị? Trả lời: ThS.BS Dương Phước Hưng, trưởng phân khoa hậu môn - trực tràng, bệnh viện đại học y dược TP.HCM: Thit dư ơ hâu môn trong y khoa gọi la da thưa hâu...