Chăm sóc vệ sinh “vùng kín” đúng cách sau sinh.
Vệ sinh vùng kín sau sinh là một trong số nhiều vấn đề sản phụ đau đầu sau sinh. Sau đây, các sản phụ nên lưu ý các vấn đề như sau:
Trong quá trình sinh n ở , âm h ộ th ườ ng b ị t ổ n th ươ ng do rách. T ổ n th ươ ng này đôi khi gây h ậ u qu ả r ấ t nghiêm tr ọ ng, th ậ m chí sa t ử cung ho ặ c không ki ể m soát đ ượ c đ ạ i ti ệ n…Để tránh những hậu quả này các bác sĩ thường rạch một chút âm hộ của sản phụ để đề phòng âm hộ bị rách và bảo vệ đầu em bé khỏi phải chịu áp lực quá lớn. Phần âm hộ có vết rạch phẫu thuật nên được tăng cường chăm sóc tránh nhiễm trùng. Sau khi sinh một ngày bạn cần được vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi đại tiện lại rửa để tránh phân làm nhiễm trùng vết thương.
Sau khi tháo chỉ, bạn vẫn nên kiên trì rửa âm hộ 2 lần/ngày. Sau khi rút chỉ, mặt trong vết thương thường chưa được chắc chắn, bạn không nên tập luyện hay có những động tác hoạt động quá mạnh. Bạn phải ăn uống những thức ăn nhuận tràng, không được để táo bón, đảm bảo đại tiện dễ dàng, tốt nhất là ngồi bệt không nên ngồi xổm trong thời gian dài dễ bị rách vết khâu. Nếu thấy đại tiện hơi khó khăn bạn nên ăn nhiều vừng (mè) giúp nhuận tràng thông tiện.
Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 – 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, đây là điều bình thường, khoảng vài ngày sẽ hết.
Sau cơn vượt cạn, cơ thể của mẹ đã hoàn toàn thay đổi. Mẹ đối mặt với nhiều vấn đề sau sinh và cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là vùng kín. Sau đây là một số việc mẹ bầu sau khi sinh cần lưu ý:
1. Khi co d ạ con
Khi mang thai ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng cỡ 5-10 lít. Khi sinh xong, mẹ có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21 ngày, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn).
Nếu dạ con không co chặt lại thì rất dễ gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, phụ nữ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú để kích thích sự co bóp.
Nếu âm đạo đau nhức có thể dùng nước đá chườm trong thời gian vài ngày sau sinh. Nếu vẫn không khỏi thì phải báo cho bác sĩ.
2. Khi ra sản dịch
Thường trong giờ đầu sau sinh, lượng sản dịch chảy ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh bình thường và thường xuyên thay, rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), mẹ cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể đó là dấu hiệu băng huyết.
Ngược lại, nếu sinh xong, mẹ thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần lưu ý bởi có thể đã không thoát được dịch, tử cung khó co lại, dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.
Sau khi sinh cơ quan sinh dục của người phụ nữ rất mẫn cảm và còn đang trong giai đoạn hồi phục nên cần được chú ý giữ vệ sinh chăm sóc thật kỹ.
Các mẹ sau khi sinh nên mặc quần rộng vải bông và mang băng vệ sinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
Video đang HOT
3. V ệ sinh sau khi sinh
Một số lưu ý khi vệ sinh:
Dùng khăn bông sạch thấm dịch chảy ra từ âm đạo để giữ vùng kín luôn khô ráo. Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng vùng kín.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm. Hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối. Dùng nươc này xông âm đạo khi còn nóng. Cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì môi trường ẩm ướt cũng dễ bị viêm nhiễm.
Tránh đi lại và vận động quá mạnh. Sau sinh chỉ nên nằm bất động trên giường từ 8-10 giờ sau đó nên tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo chuyên môn để giúp cơ thể thích nghi dần với cuộc sống và hạn chế đau sau sinh. Tuy nhiên, ban đầu lưu ý ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, chậm rãi đứng thẳng lên để tránh bị choáng. Nếu thấy chóng mặt cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh bị ngất, ngã.
Cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cần có chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng. Tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau khi sinh vì âm đạo và các cơ quan sinh sản chưa kịp phục hồi và nghỉ ngơi sẽ dễ bị tổn thương.
Tùy cơ thể từng người, mẹ có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu cảm thấy mệt thì không nên tắm gội cùng một lúc và chớ đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã qụy.
Các bước khi vệ sinh vùng kín:
Rửa sạch tay: Bàn tay là đường truyền nhanh nhất và nhiều nhất của vi khuẩn cho vết thương vùng kín nên rất cần được giữ sạch. Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất 30 phút. Giữ cho đầu ngón tay chúc xuống đáy bồn và bàn tay luôn thấp hơn khuỷu tay. Điều này giúp xà phòng, nước và vi khuẩn trôi sạch xuống dưới. Chú ý đặc biệt tới móng tay, và các kẽ ngón tay những điểm này trông bẩn nhất. Sau khi rửa sạch tay, nhớ lau khô bằng khăn sạch. Hãy rửa tay như vậy trước và sau khi thay băng vệ sinh.
Cởi bỏ băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau: Mỗi lần cởi bỏ băng vệ sinh, nhớ làm theo tư thế này vì sẽ giúp tránh đưa vi khuẩn từ khu vực hậu môn ra vùng kín. Đựng băng vệ sinh đã dùng trong một túi nhựa dán kín chứ không để trong thùng rác nhà vệ sinh. Tránh chạm tay vào vùng băng có dính máu. Và nhớ nhiều nhất 4 tiếng một lần phải thay băng vệ sinh.
Rửa vùng kín từ trước ra sau: Khi thay băng vệ sinh (hoặc sau khi tiểu tiện, đại tiện), nhớ giữ nguyên tư thế ngồi trên bồn cầu và dùng vòi sen hoặc bình xịt nước ấm (tốt nhất là dùng nước ấm có pha chút muối) xịt qua bên ngoài vùng kín theo chiều từ trước ra sau. Nhớ tránh xịt nước sâu vào bên trong.Lau nhẹ vùng kín bằng giấy vệ sinh. Giấy vệ sinh nên có màu trắng, không có hương thơm là tốt nhất.
Bôi thuốc cho vết thương: Săn sóc vết mổ do cắt tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn luôn được khô. Hãy thoa thuốc mỡ nếu bác sĩ yêu cầu vì loại thuốc này giúp nhanh lành vết thương và mang lại cảm giác thoải mái.Nên kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau sinh.
Không giật nước trước khi đứng lên: Việc giật nước bồn cầu có thể khiến nước từ bồn cầu bắn vào vùng kín gây viêm nhễm. Khi đang thay băng vệ sinh, nhớ không chạm tay vào bồn cầu.
Đi tiểu đứng: Nước tiểu có thể làm tấy da vùng kín và làm đau vết rạch âm đạo. Vì lẽ đó nên, hãy tránh để nước tiểu đọng lại ở vùng kín bằng cách đi tiểu trong tư thế đứng dạng chân ra hai bên thành nhà vệ sinh.Bằng cách này nước tiêu sẽ chảy thẳng xuống.Bạn có thể tiểu trong khi đang đứng tắm vòi sen cũng cho hiệu quả tương tự.
Chú ý:
Nếu sau 4 ngày mà không thấy giảm đau, nhức nhối thì có thể là mẹ bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn. Sau 7-10 ngày sau sinh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…hoặc xoa bụng dưới.
Nếu bị rạch tầng sinh môn thì cần kiểm tra lại vết may xem có sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ… hay không và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng. Sản phụ nên tự rửa khi đi tiêu tiểu. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ và ngày thứ 5 sau sinh.
Nếu được may lại tầng sinh môn sau sinh thì vết may cần được kiểm tra ( xem có sưng nề, bầm tím, tụ máu, có mủ… hay không) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng.
4. Luyện tập để phục hồi vùng kín sau sinh
Phụ nữ ngay khi sinh xong có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.
5. Nh ữ ng đ ổ i thay c ủ a “vùng kín”
Sau sinh, tử cung người mẹ sẽ co lại từ từ, đến khoảng ngày thứ 12-13 thì không còn sờ thấy đáy tử cung ở trên bụng nữa. Sự thu hồi tử cung ở người sinh con so nhanh hơn con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn người không cho con bú. Khi tử cung bị nhiễm trùng thì sự thu hồi này sẽ chậm hơn bình thường và gây đau rát.
Sản dịch tiết ra có màu đỏ trong 3-4 ngày đầu, về sau chỉ còn là chất nhầy trong mờ. Nhưng nếu bị nhiễm trùng thì sản dịch sẽ có mùi hôi, có thể lẫn mủ. Khi đi tiểu sẽ thấy có mùi tanh hơn trước thì đó là hiện tượng bình thường vì âm đạo vẫn còn bị xước và nước tiểu chảy qua sẽ có mùi tanh. Có những trường hợp âm đạo sưng và đau nhức khó chịu.
6. Một số sự cố xảy ra đối với ” vùng kín” sau sinh:
Sung huy ế t
Khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau khi khâu, vết rạch sẽ rất đau, mà càng lúc càng đau, thậm chí còn cảm thấy sa trướng hậu môn, hãy gọi bác sĩ đến kiểm tra ngay, rất có thể là do vết khâu cầm máu không tốt. Đối với hiện tượng này chỉ cần kịp thời dỡ chỉ cho hết sưng huyết rồi khâu lại thật chặt chỗ chảy máu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau được giải thoát, tuyệt đại đa số sẽ liền lại bình thường.
Nhiễm trùng vết thương
Sau khi sinh 2 – 3 ngày, nếu bạn thấy vết thương bị đỏ, sưng và đau cục bộ… thì đó là biểu hiện của chứng viêm. Khi đụng vào thấy kết cứng, nặn ép ra mủ tanh, phải lập tức điều trị bằng kháng sinh, đồng thời tháo chỉ khâu để làm sạch dịch mủ, ngâm rửa bằng dung dịch vệ sinh sát trùng ngày 2 lần. Do mạch máu ở âm hộ rất nhiều nên liền vết thương cũng rất nhanh, thông thường khoảng 1 – 2 tuần là khép miệng vết thương.
Rách vết thương
Có một số trường hợp đặc biệt, sản phụ sau khi đã rút chỉ, nhưng do hoạt động mạnh hoặc dùng sức rặn khi đi đại tiện, dẫn tới rách vết thương. Với trường hợp này, cần tới bệnh viện ngay lập tức, các bác sĩ sẽ giúp bạn khử trùng rồi khâu lại vết thương, và tháo chỉ sau 5 ngày, vết thương sẽ lành trở lại. Nếu chẳng may vết rách bị để lâu chưa được xử lý, các tổ chức không còn tươi, tiết ra dịch, sẽ khó liền, các bác sĩ sẽ cho bạn ngâm rửa bằng dung dịch vệ sinh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ngồi ngâm dung dịch sát trùng khoảng 20 – 30 phút, uống kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, đợi hình thành sẹo cục bộ rồi mới làm liền được. Như vậy sẽ rất phức tạp và thường xuyên cần tới sự có mặt của bác sĩ, nên nếu bị rách vết thương hãy thật nhanh chóng đến bệnh viện.
Sau khi sinh những áp lực của âm hộ như đã nói ở trên cộng thêm sản dịch (huyết hôi) vẫn được thải ra qua đường âm đạo, nên bạn cần chú ý vệ sinh để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sự phục hồi sức khỏe của chính mình. Dùng nước ấm và chậu sạch rửa 2 lần/ngày nếu phần âm hộ không bị rách hay rạch, còn nếu đã bị tổn thương mạnh thì cần rửa bằng dung dịch vệ sinh sát trùng 2 lần/ngày, sau khi đại tiện cần rửa lại. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên. Quần lót phải được thay giặt thường xuyên và phơi dưới nắng to, nếu gặp phải ngày mưa thì cần dùng bàn là điện là thật kỹ để diệt vi khuẩn.
Kết luận : việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ sau sinh là một công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng và sạch sẽ, vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động không ít đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy thật chu đáo khi chăm sóc cho chính mình như khi bạn chăm sóc cho thiên thần vừa chào đời của bạn.
Theo Vuoncuabe.
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho chị em phụ nữ
Làm thế nào để vệ sinh vùng kín đúng cách cho 'cô bé' an toàn và sạch sẽ? Hãy thực hiện những bước vệ sinh sau để đảm bảo sự an toàn, tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng trong khi làm sạch.
4 bước vệ sinh vùng kín đúng cách cho nữ giới
1. Bạn có thể rửa và làm sạch vùng kín dưới vòi sen ở tư thế thoải mái nhất. Ví như bạn có thể đứng hoặc thậm chí ngồi xổm để rửa "cô bé" của mình bằng vòi sen hoặc bằng chậu nước.
2. Nếu bạn thuận tay trái, bạn có thể dùng tay trái hoặc sử dụng tay phải để chà nhẹ nhàng vào âm đạo. Hãy rửa những môi lớn, môi nhỏ của cô bé với các ngón tay cùng nước sạch. Điều này sẽ loại bỏ bất kỳ những dịch nhầy dơ bẩn ở vùng kín. Tuy nhiên, không nên thụt rửa vùng kín quá sâu.
3. Sử dụng một miếng vải/gạc sạch để lau rửa vùng kín nhưng không chà xát quá mạnh. Bạn chỉ nên rửa vùng kín bằng nước ấm vì rửa nước quá nóng có thể khiến vùng kín bị kích ứng.
4. Nếu bạn sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín thì phải rất cẩn thận để lượng xà phòng không vào bên trong âm đạo. Bởi vì điều này có thể dẫn đến kích ứng vùng kín.
* Hạn chế sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín và phải cẩn thận để tránh xà phòng xâm nhập vào bên trong âm đạo bởi nó có thể giết chết vi khuẩn có ích canh giữ vùng kín.
* Cuối cùng hãy nhớ lau rửa vùng mông và khu vực hậu môn để tránh ô nhiễm lây lan. Bởi vì những vi khuẩn ở âm đạo có thể lây lan và gây khó chịu nghiêm trọng cho vùng này hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
Theo SKHN
Vệ sinh vùng kín liên quan đến lãnh cảm? Mỗi khi "gần gũi" được anh mơn trớn mà âm đạo em tiết ra rất ít chất nhờn nên rất đau rát. Sau khi quan hệ xong, em thường dùng nước rửa vệ sinh, rồi sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Mỗi lần sau khi tiểu xong em cũng dùng nước rửa sạch âm đạo và dùng khăn sạch lau khô. Thời...