Chăm sóc và nhận biết Covid-19 tăng nặng ở trẻ nhỏ
Theo Bộ Y tế, trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng cần được theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe.
13% trẻ không có triệu chứng
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 5155/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em”, áp dụng từ ngày 8.11.2021.
Theo hướng dẫn, Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày. Ở trẻ mắc bệnh, khởi phát có một hay nhiều triệu chứng điển hình: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, mất vị giác, khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ. Tuy nhiên, trẻ thường không có triệu chứng.
Trẻ mắc Covid-19 nhẹ có thể được điều trị tại nhà . Ảnh SHUTTERSTOCK
Với các ca có triệu chứng, thường gặp nhất là sốt 63%, tiếp đó: ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, tiêu chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%; không có triệu chứng 13%.
Các triệu chứng ít gặp hơn: tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Video đang HOT
2% trẻ tiến triển nặng
Theo hướng dẫn, hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 – 2 tuần.
Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý theo dõi sát diễn biến, đề phòng tiến triển nặng, vì có khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5 – 8 của bệnh. Trong đó, một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, hội chứng viêm đa hệ thống…
Với trẻ có bệnh nền như: béo phì, chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh… cần theo dõi sát vì dễ diễn tiến nặng.
Thời kỳ hồi phục thường trong giai đoạn từ ngày 7 – 10. Nếu không có các biến chứng nặng, trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (dưới 0,1%), hầu hết ca tử vong do bệnh nền.
Điều trị tại nhà và ngừa lây nhiễm
Trẻ mắc Covid-19 nhẹ điều trị tại nhà hoặc cách ly tại cơ sở thu dung, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của địa phương tùy từng thời điểm cụ thể.
Với các trường hợp nhẹ, có thể điều trị không dùng thuốc. Trẻ được nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
Quá trình theo dõi sức khỏe, điều trị tại nhà, trẻ và các thành viên trong gia đình cần áp dụng phòng ngừa chuẩn (về cách ly, đeo khẩu trang, thu gom chất thải…) theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trẻ lớn cần tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày. Đeo khẩu trang với trẻ từ 2 tuổi. Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol. Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ. Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng…
Trẻ luôn cần được theo dõi sức khỏe: được đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Triệu chứng bất thường
Các trẻ mắc Covid-19 trong quá trình điều trị tại nhà có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, sẽ được chỉ định thuốc, chuyển viện trong trường hợp cần thiết.
Gia đình cần nhận biết các triệu chứng bất thường để báo nhân viên y tế: trẻ sốt trên 38 độ C; tức ngực; đau rát họng ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2
Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi, đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2
Mức độ mắc Covid-19 nhẹ: trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng không điển hình; nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu ô xy; trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn uống bình thường; X-quang phổi bình thường.
Sử dụng kháng sinh đúng cách cho trẻ nhỏ
Trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ và dùng thế nào để đúng cách, tránh tình trạng kháng kháng sinh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non yếu, thậm chí các cơ quan như thận đến một tuổi mới tạm thời thích nghi được với cơ thể, gan đến 2 tuổi mới có thể chuyển hóa tốt hơn. Cho nên, thuốc tẩy giun chuyển hóa qua gan cần sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ nên rất cẩn thận.
Trẻ nhỏ được cha mẹ bao bọc, chăm bẵm, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thường trẻ chỉ bị lây bệnh từ những người chăm sóc là chính. Nghiên cứu cho thấy, trong 10 trẻ sốt, khoảng 2 trẻ có nguyên nhân do vi khuẩn, còn lại là virus.
Kháng sinh là thuốc để diệt vi khuẩn, chứ không phải diệt virus. Trẻ bị nhiễm khuẩn nên dùng kháng sinh càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị virus tấn công, sử dụng kháng sinh sẽ sai chỉ định. Nếu lặp lại nhiều lần, vi khuẩn trong ruột sẽ được "tập luyện" dần với các kháng sinh và tạo thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Trong ruột liên tục có "chiến tranh" xảy ra, khoảng 80% "lính canh" của cơ thể nằm ở ruột. Nếu chẳng may vi khuẩn đánh thủng "phòng tuyến" này có thể vào trong máu, gây tổn thương ngay tại ruột và bên trong. Một số vi khuẩn vào trong máu có thể được lọc lại qua thận, có những vi khuẩn không thể lọc được, tích tụ lại nhiều gây ra nhiễm trùng đường tiểu.
Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc ở đường ruột, thậm chí ở đường mũi họng. Ngày xưa, ở thế hệ ông bà chúng ta, khoảng 10 trẻ sinh ra có 4 trẻ mất vì viêm phổi (tức nhiễm trùng là chính) do chưa có kháng sinh. Hiện nay, chúng ta đã có kháng sinh, song lại vô tình tập cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số công ty lớn gần đây không sản xuất được kháng sinh chống kháng vì tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn quá nhanh, nhanh hơn tốc độ nghiên cứu. Thế giới rất lo lắng về vi khuẩn kháng thuốc.
Ở nước ngoài, nếu không có đơn thuốc bác sĩ, người dân sẽ không mua được kháng sinh. Dùng kháng sinh không đúng cách không chỉ gây hại cho chính đứa trẻ đang sử dụng mà những người sống chung với trẻ, ăn chung, uống chung, giọt bắn... cũng có thể bị lây nhiễm theo. Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây từ người bệnh sang người lành, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, vi khuẩn kháng thuốc không có điều kiện "trỗi dậy". Song nếu cơ thể yếu đi, mắc cúm, bệnh... chúng có thể bùng phát. Trong trường hợp, vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh sẽ không có thuốc để chữa. Câu chuyện kháng kháng sinh không phải chỉ ở cá thể, mỗi người cần dùng đúng cách để bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng. Tỷ lệ kháng sinh ở Việt Nam cao hơn với thế giới bắt nguồn từ việc dùng kháng sinh không đúng chỉ định.
Nguyên nhân TP.HCM có nhiều trẻ nhỏ mắc Covid-19 Chuyên gia cho biết đa số trẻ em mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ diễn biến nặng. Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, tính đến nay, số lượng trẻ dưới 16 tuổi mắc Covid-19 được ghi nhận là 3.052 trường hợp. Riêng ngày 23/8, khi thành phố...