Chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành Quyết định số 2700/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại. Ảnh minh hoạ: Thanh Tùng/TTXVN
Kế hoạch này nhằm triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình theo Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ Gia đình; phục vụ công tác quản lý nhà nước về trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình. Bên cạnh đó, kế hoạch còn góp phần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em cho các thành viên trong gia đình, công tác bình đẳng giới và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình, hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Kế hoạch hướng tới ba nội dung lớn. Đầu tiên là tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em gồm các việc: Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có trẻ em trong gia đình trên cả nước. Cùng với đó là tuyên truyền kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng, chống xâm hại trẻ em cho các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ không may bị xâm hại để hạn chế thấp nhất những hệ quả của việc bị xâm hại với trẻ em; những kinh nghiệm hay, gương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em…
Nội dung lớn thứ 2 là tuyên truyền về vai trò người cao tuổi trong gia đình thông qua việc phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi trong gia đình; phát huy vai trò, chăm sóc người cao tuổi trong gia đình; hỗ trợ người cao tuổi; nêu kinh nghiệm hay; gương điển hình về thực hiện công tác người cao tuổi trong gia đình.
Nội dung lớn thứ 3 là tuyên truyền về thực hiện bình đẳng giới trong gia đình với việc phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới trong gia đình; việc thực hiện công tác bình đẳng giới trong gia đình trên cả nước; nêu những kinh nghiệm hay; gương điển hình về thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.
Video đang HOT
Kinh phí cho Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới trong gia đình được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo đảm xã hội năm 2022 của Vụ Gia đình được cấp qua Văn phòng Bộ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 978/QB-BVHTTDL ngày 26/4/2022…
Phụ nữ ở TP.HCM có xu hướng sinh nhiều con hơn nhưng vẫn ở mức thấp
Tổng tỉ suất sinh của TP.HCM mặc dù có sự cải thiện, nhưng hiện vẫn ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước (tổng tỉ suất sinh năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ).
TP.HCM hiện đang được xếp trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.
Quy mô dân số TP.HCM hiện có xu hướng tăng chậm - Ảnh: Duyên Phan
"Tổng tỉ suất sinh đang có xu hướng tăng trở về mức hợp lý mặc dù vẫn còn rất thấp. Cụ thể, năm 2017 tổng tỉ suất sinh là 1,35, đến năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2030 là 1,6 con/phụ nữ. Tỉ số giới tính khi sinh hằng năm được duy trì ở mức hợp lý từ 106 đến 107 trẻ trai/100 trẻ gái".
Bà Trần Hoàng Thùy Trang, chi cục phó Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, đã cho biết như vậy tại lễ kỷ niệm Ngày dân số thế giới (11-7) và sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022, do Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM tổ chức vào ngày 14-7.
Theo bà Thùy Trang, các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được tăng cường, vai trò người cao tuổi không ngừng được phát huy trong cộng đồng, tuổi thọ trung bình của người dân TP ở mức khá cao - 76,2 tuổi vào năm 2021. Chiều cao trung bình của thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 167,8cm, nữ đạt 155,6cm vào năm 2019.
Quy mô dân số TP.HCM hiện có xu hướng tăng chậm, tính đến cuối năm 2021 quy mô dân số là 9.166.840 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,74%, tỉ lệ tăng dân số cơ học là 1,3%.
Theo số liệu của năm 2021, dân số thành thị là 7.066.180 người, dân số nông thôn là 2.100.660 người.
Xét trên bình diện các tiêu chí về phân bố dân số, cho thấy thành phố có sự phân bố dân số không đồng đều, tập trung tại các quận trung tâm với mật độ dân số rất cao, có 4 quận có mật độ dân số rất caogồm quận 4 (42.072 người/km 2), quận 10 (40.134 người/km 2), quận 11 (40.889 người/km 2), quận 3 (38.646 người/km 2). Trong khi đó, huyện Củ Chi, Cần Giờ có mật độ dân số khá thấp tương ứng là 1.083 người/km 2 và 108 người/km 2.
Thành phố Thủ Đức có số dân đông nhất với 1.208.328 người, có 2 quận, huyện có dân số trên 700.000 dân (quận Bình Tân và huyện Bình Chánh), có 2 quận có dân số trên 600.000 dân (quận 12, Gò Vấp), 2 quận, huyện trên 500.000 dân (quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn), các quận, huyện còn lại dưới 500.000 dân.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, công tác dân số tại thành phố cũng bộc lộ các tồn tại, khó khăn như tổng tỉ suất sinh của TP.HCM mặc dù có sự cải thiện, nhưng hiện vẫn ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước (tổng tỉ suất sinh năm 2021 là 1,48 con/phụ nữ), hiện đang được xếp trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.
Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,...
Tỉ số giới tính khi sinh được kiểm soát, tuy nhiên nếu không tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp hiệu quả đã và đang triển khai thì tỉ số này vẫn có thể tăng trở lại trong thời gian tới.
Chỉ số già hóa (tỉ số dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi) của TP là 49,4%, cao hơn so với số liệu của cả nước là 48,8% (tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019).
Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt tác động đến thị trường lao động, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,...
Ngoài ra, việc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn bị giới hạn, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa bắt kịp với tốc độ già hóa dân số ngày càng tăng.
Đảm bảo tính khả thi khi áp dụng Luật phòng, chống bạo lực gia đình Cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều khoản đảm bảo tính khả thi của Luật phòng, chống bạo lực gia đình khi triển khai thi hành luật trên thực tế. Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo góp ý Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), do Đoàn đại...