Chăm sóc người cao tuổi thông qua chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Theo thống kê, cả nước hiện có gần 13 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 12% số dân, trong đó gần hai triệu người hơn 80 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2035, NCT chiếm tỷ lệ 20% số dân, lúc đó Việt Nam là quốc gia dân số già.
Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đang đặt ra những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội , lao động việc làm , vui chơi giải trí…, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở nước ta.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng và iều trị người có công thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Đăng
Quyết tâm bao phủ 100% bảo hiểm y tế cho NCT
Năm 2016, Bộ Y tế đã xây dựng ề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025, theo đó phấn đấu đến năm 2025 đạt chỉ tiêu 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). ến hết năm 2020, cả nước đã có khoảng 12,1 triệu NCT có thẻ BHYT, chiếm 95% tổng số NCT và còn khoảng 5% người già thuộc diện hộ nghèo chưa có BHYT. ồng thời, cả nước có 97 bệnh viện cấp trung ương và cấp tỉnh có Khoa Lão khoa, 918 khoa khám bệnh có buồng khám riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho NCT; có hơn 8.000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT. Hiện có gần 3,4 triệu NCT được khám tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu; được lập hồ sơ quản lý sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ…
Theo thống kê, hiện còn khoảng 5% NCT chưa có thẻ BHYT, song trên thực tế con số này có thể cao hơn. Có thể thấy, phần lớn NCT Việt Nam vẫn chủ yếu sống ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. NCT đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép”, thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi NCT có ba bệnh, có chi phí điều trị lớn. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng chưa thích ứng với việc già hóa dân số nhanh của nước ta. Thực trạng vẫn còn nhiều địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện lập sổ theo dõi sức khỏe, khám, chữa bệnh định kỳ cho NCT… iều này, đòi hỏi phải sớm triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng và chính sách an sinh xã hội để bảo đảm NCT được chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Video đang HOT
Tại hội nghị tổng kết công tác NCT năm 2020 và triển khai, nhiệm vụ năm 2021 được tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Vũ ức am, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam yêu cầu, trong năm 2021, quyết tâm triển khai hỗ trợ BHYT cho 5% số NCT (hơn 500 nghìn người) thuộc diện nghèo chưa có thẻ BHYT. Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam thống nhất giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội NCT Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc địa phương tập trung thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021.
Thu hút NCT tham gia BHXH tự nguyện
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2020, cả nước có gần 13 triệu NCT, chiếm 12% số dân; trong đó, khoảng 1,98 triệu người hơn 80 tuổi; gần 4,8 triệu NCT là nam giới. Gần 7,7 triệu NCT sống ở nông thôn; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước. ến nay, cả nước có 3,1 triệu NCT hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; 12,1 triệu NCT có thẻ BHYT; 1,8 triệu NCT nhận trợ cấp hằng tháng và hơn 1,4 triệu NCT hưởng trợ cấp người có công với cách mạng.
Liên quan việc thực hiện chính sách BHYT, BHXH cho NCT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần ình Liệu cho biết, triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, BHXH Việt Nam đã cấp thẻ BHYT cho gần 13 triệu NCT, từ 60 tuổi trở lên. Năm 2020, cả nước có thêm gần 1,1 triệu người dân tham gia BHXH tự nguyện, trong đó, tỷ lệ NCT tham gia lớn, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên. Việc NCT tham gia chính sách BHXH, nhất là BHXH tự nguyện sẽ tạo nền tảng an sinh xã hội lâu dài và bền vững. ề xuất xây dựng đề án và lộ trình cụ thể để thu hút NCT tham gia BHXH tự nguyện, Phó Tổng Giám đốc Trần ình Liệu cho rằng, trước mắt, khi Luật BHXH chưa được sửa đổi, có thể nâng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện theo từng nhóm. ối với nhóm NCT, số tiền hỗ trợ không lớn, dự kiến chưa đến 200 tỷ đồng/năm. “Nếu có đề án, mục tiêu thực hiện theo lộ trình, Việt Nam có thể đạt và vượt kế hoạch về chính sách BHXH, BHYT cho người dân, đặc biệt NCT. Mục tiêu đến năm 2021, BHXH Việt Nam cũng quyết tâm thực hiện bao phủ BHYT hết 5% số NCT thuộc diện hộ nghèo còn lại”.
Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương tập trung vào các chính sách liên quan đến NCT, gắn chặt với xóa nghèo đa chiều. Trước thực tế còn khoảng hơn 500 nghìn NCT thuộc diện hộ nghèo chưa có BHYT, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng kế hoạch giao nhiệm vụ cho từng địa phương, nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ theo nhóm đối tượng, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng NCT. Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tổng hợp các nguồn lực của Nhà nước dành cho đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, trong đó có NCT, trên tinh thần phân bổ nguồn lực hiệu quả, đúng đối tượng, giảm dần hỗ trợ trực tiếp mà chuyển sang hỗ trợ NCT có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, đồng thời từng bước kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ thông qua chính sách bảo hiểm cho NCT có hoàn cảnh khó khăn.
Bảo đảm sức khỏe cho đối tượng bảo trợ xã hội trong những ngày giá rét
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 192.000 trường hợp thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó hơn 2.700 trường hợp là người già cô đơn, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, người lang thang chưa xác định được địa chỉ cư trú... đang được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, một số trường hợp là người có công không còn người thân cũng được chăm sóc lâu dài tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
Cán bộ Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh binh Lê Văn Tý.
Đa số trường hợp người già sống tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, trung tâm bảo trợ xã hội hiện tuổi đã cao, sức khỏe yếu; còn trẻ em chưa biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Để bảo đảm sức khỏe cho các nhóm đối tượng này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thường xuyên yêu cầu các trung tâm giữ gìn vệ sinh môi trường; trang bị đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người, từng nhóm đối tượng. Công tác điều trị phục hồi chức năng, khám sức khỏe cho các đối tượng được thực hiện hằng ngày.
Ngoài những biện pháp đã triển khai, trong những ngày thời tiết giá rét, các trung tâm chủ động chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ em.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Vũ Văn Trung, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công số 2 Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa) cho biết: "Chúng tôi vừa bổ sung chăn bông, áo ấm, khăn, mũ len và các đồ dùng cần thiết cho 44 trường hợp người có công đang sống tại đây. Khu vực nhà ở, nhà ăn có hệ thống máy sưởi, nước ấm, rèm chắn gió, bảo đảm người có công được sống, sinh hoạt trong môi trường ấm áp".
Còn tại Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (phường Biên Giang, quận Hà Đông), hằng ngày, đội ngũ cán bộ, nhân viên thay ca chăm sóc sức khỏe cho 4 thương binh, bệnh binh nặng 24/24 giờ.
"Trường hợp nào phải vào bệnh viện điều trị, chúng tôi cử người đi cùng chăm sóc. Trường hợp nào ở lại trung tâm, chúng tôi quan tâm chăm sóc đầy đủ, toàn diện từ những việc nhỏ nhất", ông Nguyễn Văn Triệu, Giám đốc Trung tâm nói.
Tại các trung tâm bảo trợ xã hội, người già, trẻ em cũng được bổ sung các đồ dùng sinh hoạt có chức năng chống rét. Chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn được thay đổi, điều chỉnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể...
Đón nhận sự quan tâm này, cụ Lê Văn Tâm, phòng 2, nhà A4, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) chia sẻ: "Dù thời tiết lạnh giá, chúng tôi vẫn ấm lòng. Bởi, chúng tôi luôn được đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội quan tâm, chăm sóc như người thân trong gia đình".
Chăm sóc sức khỏe cho người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội.
Dịp này, Đội trật tự xã hội lưu động thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội (xã Dục Tú, huyện Đông Anh) liên tục ra quân tập trung người lang thang trên địa bàn Hà Nội. Những trường hợp không xác định rõ địa chỉ cư trú được đưa về chăm sóc tạm thời tại ngôi nhà chung dành cho người lang thang. Tại đây, người lang thang được cấp, phát các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, khám sức khỏe, sinh sống trong môi trường ấm áp, hợp vệ sinh. Từ ngày 1-1-2021 đến nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội đã tiếp nhận gần 30 trường hợp là người lang thang...
Theo ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong mọi hoàn cảnh, các cơ quan chức năng thành phố luôn quan tâm đến mọi mặt cuộc sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong thời tiết lạnh giá, sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng dành cho người yếu thế càng thể hiện rõ nét, bắt đầu từ những việc làm giản dị, thiết thực hằng ngày.
Nhiều giải pháp trọng tâm của ngành BHXH trong năm 2021 Năm 2020, nhờ có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự quyết tâm, đồng lòng, nỗ lực, cố gắng của toàn thể công chức, viên chức, người lao động, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, làm nền tảng vững chắc để tiếp...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiện trường 2,5ha rừng phòng hộ ven biển bị chặt hạ trước khi sáp nhập xã

Bộ Xây dựng chỉ đạo 'khẩn' sau vụ 2 xe giường nằm đâm nhau, 3 người chết

Động đất mạnh 3,3 độ richter ở Măng Đen

Hành vi khó tin của nhóm người khi thủy điện xả lũ, Phòng An ninh kinh tế vào cuộc

Yêu cầu báo cáo vụ 2 cây xà cừ bị cắt hạ trong trụ sở Công an phường

Phát hiện loạt vi phạm trong quản lý, khai thác đá ở An Giang

Con của nữ du khách Thái Lan được làm giấy khai sinh tại Quảng Trị

Dân chung cư đồng loạt dỡ, mở cửa 'chuồng cọp'

Heo chết vứt bừa bãi ở Gia Lai, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Công an Quảng Ninh thông tin ban đầu về vụ quán bar có 2 người tử vong

Giải cứu tài xế mắc kẹt sau tai nạn trên cao tốc

Du khách nước ngoài tử nạn trên bán đảo Sơn Trà
Có thể bạn quan tâm

Cuba: Sập nhà tại phố cổ La Habana, ba người thiệt mạng
Thế giới
07:37:33 13/07/2025
Phim vừa chiếu 2 phút đã đạt top 1 rating cả nước, nam chính là thiên tài diễn xuất không có đỉnh nhất chỉ có đỉnh hơn
Phim châu á
07:37:01 13/07/2025
Caicedo xứng danh bom tấn 116 triệu euro
Sao thể thao
07:06:57 13/07/2025
Mỹ nhân hạng A là nghịch lý visual của showbiz: Lên phim vừa đơ vừa lố, ngoài đời slay điên đảo thách ai dám chê
Hậu trường phim
07:01:05 13/07/2025
Phương Mỹ Chi rủ tlinh và cặp Anh Trai - Em Xinh đến "quẩy" Sing! Asia?
Nhạc việt
06:55:13 13/07/2025
Cô gái Việt lần đầu gội đầu ở Thái Lan: Khen nức nở rồi tá hỏa khi biết giá
Netizen
06:44:06 13/07/2025
Chủ tịch showbiz và nàng thơ gen Z đi thử váy cưới, hôn lễ thế kỷ sắp diễn ra!
Sao châu á
06:23:35 13/07/2025
Bổ sung protein thế nào tốt cho luyện tập?
Sức khỏe
06:22:32 13/07/2025
Tập 7 Em Xinh Say Hi: Sao nữ phải vào viện cấp cứu, ngồi xe lăn lên sân khấu bật khóc
Tv show
06:19:39 13/07/2025
Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới
Ẩm thực
05:50:41 13/07/2025