Chăm sóc người bệnh ung thư trong mùa đông
Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư bị tác động xấu tới sức khỏe, đôi khi biểu hiện khá “kín đáo”.
Giữ ấm trong mùa đông giúp bệnh nhân có thể trạng tốt hơn – ẢNH: PHƯƠNG LINH
Th.S-BS Võ Quốc Hoàn, công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội, cho biết thời tiết giá rét ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị.
“Không chỉ được điều trị phù hợp với từng cá nhân, người bệnh ung thư cần được chăm sóc y tế, nâng đỡ tinh thần và sẻ chia những khó khăn gặp phải. Những ngày đông giá rét, trong phòng, bên cạnh việc tăng cường các thiết bị làm ấm như: điều hòa, máy sưởi, chăn ấm, duy trì hệ thống nước nóng sinh hoạt… cho người bệnh, chúng tôi cùng các nhà tài trợ tặng khăn ấm, trao quà cho người bệnh khó khăn. Sự quan tâm đó cũng là mong muốn gia đình và bệnh nhân chủ động hơn trong bảo vệ sức khỏe của mình”, TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nhân ung thư có thể gặp khó khăn để thích nghi với thay đổi thời tiết đột ngột và dễ mắc các bệnh như: dị ứng thời tiết, viêm đường hô hấp (cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phổi), đau nhức xương khớp, tai biến mạch máu não…
Video đang HOT
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của các phác đồ điều trị ung thư có thể trầm trọng hơn khi thời tiết giá lạnh.
Bác sĩ lưu ý, các biện pháp điều trị ung thư có thể gây các tác dụng phụ như mất nước, giảm cân, mệt mỏi, thiếu máu… làm bệnh nhân dễ bị chứng hạ thân nhiệt (hypothernima) khi gặp lạnh. Hóa chất trong điều trị ung thư như Oxaliplatin làm cơ thể tăng mức nhạy cảm hơn với nhiệt độ (nóng hoặc lạnh), khiến bệnh nhân khó thở khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Trái lại, một số hóa chất khác lại gây giảm cảm giác thần kinh ngoại vi, khiến bệnh nhân có thể không cảm nhận được đầy đủ mức độ rét lạnh của thời tiết, do đó dễ làm cơ thể nhiễm lạnh, bỏng lạnh.
Vì vậy, bệnh nhân cần chú trọng giữ ấm, đặc biệt là vùng mặt cổ, nhằm giúp cơ thể chống đỡ với những bất lợi do thời tiết tác động.
Bên cạnh đó, truyền hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương gây hạ bạch cầu, giảm sức đề kháng của cơ thể, khi đó bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là dễ nhiễm cúm khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và các vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên được tiêm vắc xin phòng cúm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch chống đỡ với bệnh tật. Lưu ý, các loại vắc xin cúm dạng xịt mũi có chứa dạng suy yếu của vi rút cúm, tức dạng vi rút “còn sống” không nên dùng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, trời lạnh cũng làm cơn đau nặng hơn ở các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được chỉnh liều thuốc giảm đau hợp lý.
Th.S-BS Hoàn chia sẻ, bệnh nhân ung thư bên cạnh phải chống chọi với bệnh tật còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó, thời tiết là một yếu tố hay gặp, đặc biệt là thời tiết mưa rét ở miền Bắc. Thực tế trên đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng cần tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu rõ để biết cách bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh và người nhà cũng cần chủ động bảo vệ bản thân và nên trao đổi sớm các bất thường với thầy thuốc để được hướng dẫn, chăm sóc y tế kịp thời.
Theo thanhnien
Ung thư đường tiêu hóa có xu hướng tăng
"Từ đầu năm 2018 đến nay, khoa Ung bướu bệnh viện (BV) Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) điều trị nội trú cho hơn 1.190 lượt mắc ung thư. Trong đó gần 230 lượt (gần 51%) bị ung thư đường tiêu hóa".
Ngày 18-11, PGS-TS Bùi Chí Viết (chuyên gia ung bướu) cho biết thông tin trên tại hội nghị quốc tế về ung thư Pháp-Việt lần thứ 1 do Viện Trường Đại học Grenoble (Pháp) phối hợp BV Đa khoa Xuyên Á tổ chức.
"Điều đáng quan tâm hầu hết người mắc ung thư đường tiêu hóa nhập viện trễ, bệnh nặng nên buộc điều trị phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục hóa trị liệu, chăm sóc giảm nhẹ" - ông Viết cho biết thêm.
Các bác sĩ đang điều trị một ca bị ung thư đường tiêu hóa. Ảnh: BV CUNG CẤP
Theo Hội Ung thư Việt Nam, ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng và thực sự báo động. Ước tính Việt Nam mỗi năm có gần 8.000 ca mắc mới và gần 5.000 ca tử vong do ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại tràng và trực tràng).
Các chuyên gia ung bướu cảnh báo đa phần những trường hợp ung thư đường tiêu hóa phát triển âm thầm trong nhiều năm. Do vậy cần phải tầm soát để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên theo GS Jean Chung Minh, Chủ tịch Hội Trao đổi y học Pháp, hệ thống các cơ sở y tế điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay chưa phủ rộng. Bên cạnh đó, các BV chuyên khoa ung bướu luôn trong tình trạng quá tải. Đây là nguyên nhân chính khiến việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
"Qua hội nghị quốc tế về ung thư Pháp-Việt lần thứ 1, chúng tôi mong muốn đặt nền tảng để sớm thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Ung bướu kỹ thuật cao tại BV Đa khoa Xuyên Á" - GS Jean Chung Minh nói.
Theo Pháp luật
6 lầm tưởng phổ biến về ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới Ung thư tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới lớn tuổi là một trong những quan niệm sai lầm khiến căn bệnh này càng khó phát hiện sớm. Theo Dân Việt