Chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non (MN) lấy trẻ làm trung tâm” ở các trường; đổi mới phương pháp giảng dạy đi đôi nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, giáo viên… là những công tác được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ninh Kiều thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ toàn diện.
Các bé lớp Lá, Trường MN 2 Tháng 9 đang vẽ tranh.
Trong giờ học vẽ của lớp Lá, Trường MN 2 Tháng 9, cô La Thị Kiều Nương hướng dẫn và tạo không gian cho các bé sáng tạo. Cô Kiều Nương chia sẻ: “Để phát triển khả năng tư duy của trẻ, giáo viên xây dựng môi trường học tập tại lớp, sưu tầm nhiều vật liệu để trẻ tự do sáng tạo các sản phẩm tự làm tại các góc hoạt động”. Cô cho biết nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham gia các chuyên đề, tập huấn phương pháp tổ chức dạy học lấy trẻ trung tâm; tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn.
Trường MN 2 Tháng 9 là một trong các đơn vị MN được chọn triển khai thực hiện mô hình Trường Điển hình đổi mới năm 2019. Theo Ban Giám hiệu nhà trường, Sở GD&ĐT thành phố, UBND quận Ninh Kiều đầu tư hơn 1,3 tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, đảm bảo phục vụ cho 424 trẻ ở 14 nhóm lớp (trong đó có 119 trẻ lớp Lá).
Video đang HOT
Cô Dương Thị Mai Trâm, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Việc triển khai mô hình Trường Điển hình đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc trẻ. Mô hình không chỉ cải thiện môi trường giáo dục, mà còn tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua các hoạt động vừa chơi, vừa học, các bé tự lập trong sinh hoạt và tự tin hơn trong các hoạt động trên lớp”.
Trường MN 2 Tháng 9 còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan một số nơi như: Nhà sách Phương Nam, Bến Ninh Kiều, Nông trại Xanh và các trường tiểu học trên địa bàn… Trường dành 2 tuần tổ chức chuyên đề về trường tiểu học, giúp bé làm quen với môi trường, tạo tâm lý sẵn sàng bước vào học lớp 1.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, từ năm học 2016-2017, Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều đã chỉ đạo tất cả 43 trường MN, mẫu giáo và 23 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”.
Ngành chỉ đạo các cơ sở giáo dục MN rà soát, xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm. Đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm.
Sau 4 năm thực hiện chuyên đề và 3 năm thực hiện Kế hoạch Trường Điển hình đổi mới, giáo dục MN quận Ninh Kiều có nhiều khởi sắc, được các đơn vị bạn trong và ngoài thành phố đến học tập. Chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục MN được nâng lên rõ rệt. Nổi bật ở các trường như: MN 2 Tháng 9, MN Tuổi Ngọc, Mẫu giáo An Bình thực hiện tốt mô hình Trường Điển hình đổi mới theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố. Các trường MN Việt Úc, MN Mặt Trời Nhỏ 2… tích cực nghiên cứu, học hỏi, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến (Montessori, Stem) của thế giới.
Theo cô Mai Thị Bình Đẳng, Phó Hiệu trưởng Trường MN Việt Úc, gần 4 năm áp dụng phương pháp giáo dục Montessori đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ. Trước khi triển khai thực hiện, trường đã tạo điều kiện cho giáo viên học tập phương pháp Montessori đi đôi với đầu tư bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, phục vụ 541 trẻ.
Trường tổ chức thường xuyên các lớp chuyên đề để cô trò phát huy tư duy, sáng tạo trong dạy và học, nhất là với trẻ lớp Lá. Cô Nguyễn Trần Kim Hà, giáo viên dạy phương pháp Montessori của trường, cho rằng Montessori giúp trẻ khám phá, phát triển cảm quan – ngôn ngữ – toán học – kỹ năng sống và văn hóa một cách hấp dẫn với các giáo cụ trực quan. Từ đó giúp trẻ tự lập, kỷ luật, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
Theo Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi MN đến lớp ngày càng cao. Trẻ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng tự phục vụ và ở trẻ lớp Lá có các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị vào lớp 1. Các trường đã tạo được sự đồng thuận, tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên có kỹ năng tốt, phương pháp và hình thức tổ chức nhẹ nhàng, gần gũi, sáng tạo trong thiết kế hoạt động. Từ đó tạo môi trường cho trẻ hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
8% số học sinh DTTS Ở Thái Nguyên được học trường nội trú
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo nguồn cán bộ DTTS, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành ề án Phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT). Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để mở rộng, tăng quy mô tuyển sinh của các trường DTNT.
Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ịnh Hóa (Thái Nguyên) được đầu tư khang trang.
Cụ thể, xây mới Trường phổ thông DTNT THCS ịnh Hóa với cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỗ ở cho học sinh đồng bộ và năm trường phổ thông DTNT còn lại được đầu tư xây thêm phòng học, chỗ ở cho học sinh nhằm tăng quy mô tuyển sinh. ến nay có 8% số học sinh người DTTS được học trong các trường phổ thông DTNT. ồng thời, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ 20% lương cơ bản để học sinh các trường này được hưởng 100% mức lương cơ bản nhằm cải thiện đời sống. Từ năm học 2020 - 2021, tất cả các trường phổ thông DTNT của tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia.
Trao xe đạp tặng 100 học sinh DTTS
Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Liên Hoa Kim Cang Bình Chánh và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các nhà hảo tâm vừa phối hợp tổ chức trao 100 chiếc xe đạp tặng học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tại hai huyện miền núi: Nam ông và A Lưới (Thừa Thiên Huế). ây là những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học thuộc khối THCS. Tổng giá trị quà tặng là 150 triệu đồng. Chương trình được tổ chức nhằm khuyến khích các học sinh ở vùng đồng bào DTTS đến trường học tập. - Công Hậu
Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp "Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo". Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về...