Chăm lo đội ngũ nhà giáo bằng những chính sách “bền vững”
Dạy học – nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT luôn quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và phát triển năng lực cho đội ngũ nhà giáo.
Cô giáo Lê Thu Hương và các học sinh khiếm thị trường Nguyễn Văn Tố (Ảnh minh họa)
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo. Chẳng thế mà, từ Trung ương cho đến địa phương, năm nào cũng vậy, khi triển khai nhiệm vụ năm học mới đều thể hiện đậm nét và nhất quán rằng: “Quan tâm, chăm lo đến đội ngũ giáo viên…”.
Đơn cử như năm nay, trước thềm năm học 2018 – 2019, ngành Giáo dục cùng các cơ quan đoàn thể, Công đoàn ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ và có những chương trình, hoạt động hỗ trợ giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm.
Trước đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua, Công đoàn ngành đã vận động, quyên góp được 700 tỷ đồng để xây nhà công vụ giáo viên. Qua đó, đã xây dựng được 1.687 nhà công vụ giáo viên và hỗ trợ cán bộ, nhà giáo, người lao động
(CBNGNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai và rủi ro. Tính riêng trong 2 năm 2017, 2018 Công đoàn Giáo dục Việt Nam vận động, quyên góp, hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão lũ là trên 8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Quỹ “Mái ấm Công đoàn – Hỗ trợ nhà giáo và người lao động trong ngành Giáo dục” với trên 11 tỷ đồng đã kịp thời hỗ trợ giúp đỡ CBNGNLĐ khi cần thiết…
Cùng với những hoạt động thiết thực nêu trên, một trong những việc làm ý nghĩa đó là quan tâm đến đội ngũ giáo viên bằng những chế độ chính sách. Thực tế hiện nay, đội ngũ nhà giáo đã và đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nghề, chẳng hạn như: Chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm đối với giáo viên đang trực tiếp dạy học tại những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, và một số chế độ chính sách ưu đãi khác.
Tuy nhiên, tâm nguyện của những người làm trong ngành Giáo dục, của Bộ GD&ĐT là: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Qua đó, để thể hiện sự nhất quán trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo và chính sách tiền lương của nhà giáo tương xứng với vị trí, vai trò đó.
Đây không chỉ là mong mỏi của Bộ GD&ĐT mà còn là sự đồng thuận, tâm huyết của rất nhiều đại biểu Quốc hội. Điều này lý giải vì sao tại các kỳ họp của Quốc hội, có rất nhiều ý kiến đề xuất chính sách nêu trên cần được sửa đổi, bổ sung vào Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) để Quốc hội thông qua. Mới đây nhất, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thể chế hóa quan điểm của Đảng về chính sách lương nhà giáo trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhằm bảo đảm nhà giáo là nghề có thu nhập cao, có thang, bảng lương riêng tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo trong giáo dục và trong xã hội.
Có thể nói, chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là trách nhiệm không chỉ của ngành Giáo dục mà là của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Và với tư cách là người đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ nhà giáo xứng đáng được hưởng những cơ chế, chính sách đặc thù. Để đạt được như vậy, thiết nghĩ cần có những đột phá về chế độ, chính sách đối với nhà giáo. Bởi chăm lo đến đội ngũ giáo viên bằng những cơ chế, chính sách là một trong những việc làm thiết thực và có tính chất bền vững nhất. Đây cũng là mục tiêu mà ngành Giáo dục đã và đang hướng tới.
Theo giaoducthoidai.vn
Nâng chất lượng giáo dục từ chuẩn hóa đội ngũ
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng được ngành Giáo dục các địa phương đặt ra trong năm học mới 2018-2019.
Nâng cao năng lực đội ngũ qua bồi dưỡng
Năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng thường xuyên tập trung cho 14.364 CBQL, giáo viên. Theo ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT, Sở đã chỉ đạo các đơn vị nhà trường thường xuyên quan tâm và biến các nội dung đã tập huấn thành hoạt động thường ngày của giáo viên...
Đến nay, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Kỷ cương nền nếp giáo dục trong trường học được duy trì đạt hiệu quả; công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
Năm học 2018-2019, Hưng Yên sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho giáo viên theo hướng tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Với bậc trung học, tỉnh này hướng tới tập trung phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực tổ chức các hoạt động học và đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chuẩn hóa đội ngũ
Ông Lê Ngọc Bữu, Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre cho biết, một trong những mục tiêu của giáo dục Bến Tre trong năm học 2018-2019 là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển của xã hội. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Để hiện thực hóa mục tiêu, Sở GD&ĐT Bến Tre sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1108/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, tổ chức rà soát, đánh giá năng lực thực tiễn, cơ cấu đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên toàn ngành để có kế hoạch bố trí, sắp xếp phù hợp.
Đồng thời, thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng. Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên theo đúng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn, thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, ưu tiên bổ sung giáo viên mầm non đúng quy định.
Bến Tre cũng phấn đấu tất cả trường học đều bố trí đạt 100% CBQL theo quy định. Đối với giáo viên các cấp học từng bước sẽ bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp, bố trí đủ theo biên chế quy định. 100% giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp...
Nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên, nhân viên; nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới...
Theo giaoducthoidai.vn
Người dân rất quan tâm Luật Giáo dục, lùi thời hạn thông qua đến năm 2019 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh cần phải tiếp tục lấy kiến rộng rãi của cử tri, nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Chiều nay, 8/8, trong khuôn khổ phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa...