Chăm lo cho trẻ em miền núi, dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng n âng cao chất lượng giáo dục cho học sinh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) bằng việc đầu tư cơ sở vật chất và các chính sách hỗ trợ dạy và học; qua đó, tạo động lực cho phát triển KT-XH tại địa phương.
Hệ thống cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú TH&THCS Hà Lâu, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, được đầu tư hiện đại, khang trang. Ảnh: Nguyễn Duy
Năm 2020, ngành Giáo dục Quảng Ninh đầu tư gần 12 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị nhà ăn, nhà bếp, nhà ở cho các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong năm, Trường PTDT bán trú THCS Đồng Văn được bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa một khu nhà ở bán trú và nhà ăn 2 tầng, bao gồm 15 phòng ở bán trú, 1 phòng ăn, 1 khu bếp, 2 phòng kho, 1 cầu thang; đồng thời, trang sắm nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt ăn, ở cho học sinh bán trú. Việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất này giúp cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt của các em, qua đó, xây dựng môi trường học tập chất lượng cho học sinh.
Theo thống kê của ngành GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 644 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Trong đó, có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú, 13 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS tại các huyện, thành phố: Hạ Long, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu thuộc các xã có điều kiện KT-XH khó khăn. Về cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc bán trú, cơ bản được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu dạy và học, ăn ở bán trú tại trường, phần nào giảm bớt khó khăn trong việc sinh hoạt, đi lại cho học sinh người DTTS.
Video đang HOT
Học sinh Trường PTDT bán trú THCS Đồng Văn (huyện Bình Liêu) trong giờ tự học.
Thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng DTTS, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã bố trí trên 19 tỷ đồng phục vụ sửa chữa, trang sắm các phòng, lớp học, thiết bị dạy học và sinh hoạt bán trú, nội trú cho học sinh các trường; qua đó, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại các địa bàn vùng khó khăn. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên.
Kết quả, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng. Đến năm 2020, Quảng Ninh duy trì và giữ vững 100% huyện, thị xã, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học và THCS…
Ở các xã vùng cao, vùng khó khăn đã mở rộng loại hình trường, lớp bán trú dân nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc được đến trường. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành Giáo dục tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể địa phương huy động tăng tỷ lệ trẻ là người dân tộc ra lớp, đi học đều đặn, thường xuyên, không bỏ trường, bỏ lớp. Học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và THCS đạt trên 99%.
Công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng DTTS được đặc biệt quan tâm đối với 100% trẻ DTTS ra lớp. Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn đã tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, nhà ăn, bếp, nhà ở bán trú cho học sinh thuộc các xã có điều kiện KT-XH khó khăn được học tập, ăn ở ổn định tại trường.
Cô giáo trẻ nhiều sáng kiến
Chúng tôi đến Trường Tiểu học Đông Ngũ II - một ngôi trường không lớn nằm ở thôn Đông Thắng, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên.
Năm 2020 là năm cô giáo Đinh Thị Hợi, Trường Tiểu học Đông Ngũ II (Tiên Yên) gặt hái được nhiều thành công vì cô được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là nhà giáo trẻ tiêu biểu của toàn quốc, Bằng khen của Bộ GD&ĐT về điển hình tiên tiến 5 năm 2015-2020, Bằng khen của Tỉnh Đoàn Quảng Ninh về điển hình tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2015-2020. Cô còn là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 10 năm liên tục, được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Chúng tôi đến Trường Tiểu học Đông Ngũ II - một ngôi trường không lớn nằm ở thôn Đông Thắng, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên. Đây là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số và trường là nơi tập trung nhiều học sinh dân tộc thiểu số từ các thôn khó khăn trên địa bàn xã Đông Ngũ đến học tập.
Cô giáo Đinh Thị Hợi hướng dẫn thực hành công tác Đội cho học sinh.
Học sinh tiểu học còn bé, đa phần học cách xa nhà nhiều cây số, các em ít được tiếp xúc với đời sống xã hội hiện đại nên tính cách còn rụt rè, nhiều em phải xa gia đình đến ở nội trú, nên luôn trong tâm trạng nhớ nhà. Cô giáo Hợi suy nghĩ, đôi khi học sinh bỏ học về nhà cũng có lý do, không thể đổ tất cả lỗi cho các em, vậy phải làm sao xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", để các em hào hứng hơn khi đến trường.
Trong suốt 10 năm gắn bó với nghề, năm nào cô giáo Hợi cũng có sáng kiến cải tiến về phương pháp giảng dạy, phù hợp với việc dạy và học ở trường học vùng cao. Cụ thể, năm học 2018-2019, cô giáo Hợi đã đưa ra sáng kiến "Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng cao thông qua hoạt động đội ở trường tiểu học" (Sáng kiến này đã được công nhận tại Quyết định số 05/QĐ-HĐKHSK của Hội đồng Khoa học sáng kiến huyện Tiên Yên năm 2018). Từ thực tế, Trường Tiểu học Đông Ngũ II học sinh dân tộc thiểu số đều đến từ các thôn xa khu trung tâm xã. Các em còn mang lối sống cũ thiếu nề nếp, ăn ở chưa hợp vệ sinh, thậm chí ngủ dậy không biết đánh răng, rửa mặt. Các kiến thức về văn hóa, xã hội các em còn chậm hiểu, chưa bắt kịp các kỹ năng của cuộc sống hiện tại, nên phần đông các em sợ khi tham gia các hoạt động...
Cô giáo Hợi đã đưa ra các giải pháp: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho học sinh vùng cao về kiến thức kỹ năng sống, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp , thường xuyên kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện kỹ năng sống của các em, từ đó rút kinh nghiệm việc chưa được, biểu dương khen thưởng các em có thành tích. Qua thời gian thực hiện đã mang lại hiệu quả rõ rệt, 96% các em nhận thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là quan trọng. Tất cả các học sinh nhỏ tuổi đã biết đánh răng rửa mặt, biết quét nhà, phòng học, sân trường, biết chào hỏi khi gặp người quen hay khách đến nhà, biết giúp đỡ bố mẹ, nhường nhịn em bé, biết thăm bạn ốm hay đồng cảm với người bị hoạn nạn, biết làm kế hoạch nhỏ, biết xây dựng mục đích học tập. Các em còn biết cả những kỹ năng tự vệ, biết can ngăn khi bạn đánh nhau, biết xử lý khi gặp các sự cố như mưa bão, lũ lụt, điện giật...
Năm học 2019-2020, cô giáo Hợi đã có sáng kiến " Giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học" (được công nhận tại Quyết định số 06/QĐ-HĐKHSK của Hội đồng khoa học sáng kiến huyện Tiên Yên năm 2020). Sáng kiến này làm sinh động hơn chương trình dạy học truyền thống chỉ mới chú trọng vào việc giảng dạy các môn học đã được quy định, cơ hội cho các em được trải nghiệm còn ít.
Học sinh người dân tộc thiểu số luôn tỏ ra thân thiện với cô giáo Hợi.
Cô giáo Hợi còn phối hợp với Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, trạm y tế xã Đông Ngũ để tổ chức các buổi trải nghiệm mang tính giáo dục cho học sinh, tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Các em được tổ chức trải nghiệm thực tế tại Trung tâm VHTT các dân tộc vùng Đông Bắc và phố đi bộ Tiên Yên ở thị trấn Tiên Yên, đến thăm, tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ trên địa bàn xã Đông Ngũ nhân ngày 27/7 hàng năm...
Thông qua các hoạt động này đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận: Số học sinh có phẩm chất năng lực đạt tỷ lệ cao, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đội cũng đã tăng từ 74,5% đầu năm lên 97,9% vào cuối năm. Các em yêu thích và mong muốn được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức.
Đó là 2 trong số các sáng kiến của cô giáo Hợi trong 2 năm học gần đây, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của học sinh một cách rõ rệt, từ một trường học mà học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số (riêng người Dao chiếm 80%) đến từ các thôn khó khăn của xã. Học sinh đã năng động lên rất nhiều, nhiều em đã giành giải cao trong các kỳ thi như em Lương Thúy Vân đã giành giải nhì Hội thi phụ trách sao cấp huyện năm 2018. Năm 2019, Trường Tiểu học Đông Ngũ II giành giải nhì đồng đội Hội thi Họa Mi Vàng cấp huyện, cá nhân em Chíu Thiên Long giành giải A hát đơn ca.
Cô giáo Miên- Người mẹ thứ hai của học trò vùng cao Không ngại khó, ngại khổ, bám lớp, bám trường, luôn tâm huyết với nghề, cô giáo Tô Thị Miên (Quảng Ninh) được các học trò yêu quý như người mẹ thứ 2. Đều đặn các ngày trong tuần, cô giáo Tô Thị Miên phải vượt hơn 40 cây số đến điểm trường Bản Buông, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học...