Chăm học nhưng “ghét” thể thao học đường
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD), trẻ em Việt Nam dành hơn 3 giờ mỗi ngày để xem tivi, chơi điện tử.
Trong khi đó, môn giáo dục thể chất tại trường học trung bình chỉ chiếm 90 phút trên tổng số 1.125 phút học tập mỗi tuần.
Với sự đổi mới của chương trình giáo dục thể chất, trẻ em sẽ thích thú hơn với các giờ học thể dục ẢNH: QUÝ LƯỢNG
Những con số đó cho thấy thực tế đáng lo ngại về sự phát triển của thể thao học đường, đòi hỏi các cấp, ngành cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để thế hệ tương lai của đất nước được phát triển toàn diện.
Những con số báo động
Theo Quỹ dân số – UNFPA, nước ta nằm trong số 10 nước có người dân lười vận động nhất thế giới. Việc lười vận động cũng xuất phát từthực tế là công tác giáo dục thể chất trong nhà trường trước đây không được chú trọng nên không hình thành được thói quen vận động ngay từkhi còn nhỏ. Thói quen này đã theo mỗi người kể cả khi đã trưởng thành.
Nghiên cứu từViện Dinh Dưỡng thế giới cũng cho thấy, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước/mỗi ngày; giới văn phòng còn chỉ khoảng 600 bước/ngày trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là con số 10.000 bước/ngày. UNFPA cũng đưa ra thông báo cho thấy chiều cao trung bình hiện nay của người Việt Nam thấp, đứng thứ 3 châu Á, xếp gần áp chót khu vực ASEAN.
Video đang HOT
Phát biểu tại Lễ ký hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020-2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng học sinh nước ta rất chăm học nhưng chưa chăm rèn luyện thể thao.
Vì thế để tránh tình trạng trẻ lười vận động, cần sự đổi mới cả về nội dung, chương trình giáo dục thể chất cũng như các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.
Trao đổi với Văn Hóa, bà Nguyễn Thị Chiên, Phó Vụtrưởng VụTDTT Quần chúng, (Tổng cục TDTT) cho biết, trước thực tế cấp bách trên Bộ VHTTDL đã có nhiều Chương trình phối hợp với các Bộ, ngành, nhất là Bộ GD&ĐT để đẩy mạnh sự phát triển của phong trào thể thao học đường.
Cụ thể, hai Bộ đã triển khai Chương trình phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và sắp tới sẽ tiến hành ký kết Chương trình phối hợp về chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2021 – 2025.
Quyết tâm đẩy mạnh thể thao học đường
Cũng theo bà Chiên, Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT vừa phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ký hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020-2025 nhằm tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của giáo dục thể chất và thể thao trường học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và các bậc phụhuynh học sinh…
“Từ thay đổi nhận thức, các học sinh, sinh viên sẽ hình thành thói quen để tự giác, tích cực duy trì thường xuyên việc tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển tầm vóc, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống và phòng chống bệnh tật”, bà Chiên nói và cho biết, các nội dung chính trong chuỗi hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020- 2025 bao gồm hướng dẫn kỹ thuật tập luyện các môn thể thao, các hình thức luyện tập thể dục thể thao phù hợp cho từng đối tượng, từng lứa tuổi, giới tính, vùng miền và tình trạng sức khỏe của trẻ em.
Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập, phòng ngừa tình trạng trẻ em tai nạn, chấn thương, cũng như phòng ngừa những tác hại xấu ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực, tầm vóc, phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng sống khi tập luyện thể dục thể thao. Hướng dẫn trẻ em, học sinh về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước; kỹ năng tự vệ, thoát hiểm, bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị bạo hành, xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, xâm hại tình dục và tình trạng bạo lực học đường…
Dù Chương trình phối hợp giữa hai Bộ trong 5 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng theo bà Chiên, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thể chất chậm đổi mới, vì vậy các giờ dạy môn thể dục hiện nay đang còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng về trang bị kiến thức, nhẹ phần thực hành, chưa phát huy hiệu quả tính tự giác, tích cực rèn luyện các kỹ năng.
“Vì thế sắp tới, trong Chương trình phối hợp giữa 2 Bộ và VTV, chúng tôi sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo, trường học sửdụng hợp lý các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích việc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm nền, tạo không khí vui tươi, hưng phấn, sự đam mê, yêu thích cho học sinh, sinh viên khi tập luyện thể dục thể thao; đồng thời khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn, các tranh ảnh kỹ thuật, video clip để tổ chức các giờ học giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khóa sinh động và hiệu quả”, bà Chiên nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay: “Tôi rất vui vì ngành giáo dục đang thực hiện được nguyện ước giáo dục toàn diện đối với giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục thể chất là khía cạnh rất quan trọng. Ở đó, hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh, sinh viên. Khi thiết kế chương trình giáo dục thể chất, chúng tôi hiểu rằng tài liệu sách giáo khoa chỉ có tính chất hướng dẫn còn tạo dựng đam mê hiệu quả phải thông qua các hoạt động thể thao thực chất”.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cũng cho rằng, một dân tộc khỏe mạnh cần quan tâm tới giáo dục thể chất cho trẻ em từnhỏ để tạo nguồn lực phát triển đất nước vững mạnh.
“Trước nay, không phải chúng ta không quan tâm nhưng giờ đây với sự phát triển của truyền thông, sự quan tâm của các Bộ, ban, ngành, sự trợ giúp vào cuộc của nhiều bên thì chúng ta mới có thể thành công được”, ông Trần Bình Minh nhấn mạnh và đó cũng là điều mà những người tâm huyết với sự phát triển của thể thao học đường mong ước. .
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về thể thao học đường
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc được thực hiện.
Tối 5-11 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty truyền thông Unicomm đã ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 - 2025. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh tham dự chương trình.
Một dự án thiết thực, tổng thể và dài hạn về thể thao trường học ở quy mô toàn quốc, dành riêng cho HSSV được thực hiện, với sự chung tay của cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông và các nguồn lực xã hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dự án sẽ được triển khai trong 5 năm (2020-2025). Hoạt động truyền thông thể thao trường học bao gồm: series chương trình truyền hình về thể thao trường học; những giải đấu thể thao thường niên dành cho học sinh, sinh viên (HSSV) các cấp; cung cấp những bộ học liệu chuẩn, mang tính hệ thống và khoa học cho HSSV, giáo viên thể chất trên toàn quốc...
Mỗi giai đoạn, các hoạt động sẽ được đánh giá, nâng cấp cũng như mở rộng về quy mô, sự chuyên nghiệp và theo sát mục tiêu nuôi dưỡng một thế hệ mới phát triển toàn diện cả 4 yếu tố Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại buổi lễ kí kết.
"Ngành giáo dục đang thực hiện được nguyện ước giáo dục toàn diện đối với giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục thể chất là khía cạnh rất quan trọng. Ở đó, hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên"- Ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhìn nhận khi thiết kế chương trình giáo dục thể chất, Bộ hiểu rằng tài liệu sách giáo khoa chỉ có tính chất hướng dẫn còn tạo dựng đam mê hiệu quả phải thông qua các hoạt động thể thao thực chất. Từ đây, các hoạt động thể thao trường học sẽ có cơ hội phát triển, mang lại cho các em HSSV những trải nghiệm thú vị, xây dựng một môi trường học đường an toàn, nhân văn.
Ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV chia sẻ, lâu nay chúng ta nói nhiều về giáo dục, về sách giáo khoa, chuyện thi cử nhưng ít đề cập đến giáo dục thể chất cho HSSV. Một dân tộc khỏe mạnh cần quan tâm tới giáo dục thể chất cho trẻ em từ nhỏ để tạo nguồn lực phát triển đất nước vững mạnh. VTV và các đơn vị sẽ phối hợp thúc đẩy được phong trào thể thao học đường, bởi lực lượng thể thao HSSV mạnh sẽ là nguồn lực cho thể thao nước nhà.
Cũng tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố hoạt động đầu tiên của dự án là giải chạy S-RACE dành cho học sinh THCS, THPT và sinh viên. Năm 2020, giải chạy sẽ được tổ chức tại Hà Nội và TPHCM, dự kiến thu hút sự tham gia của 6.000 HSSV, tổng giá trị giải thưởng hơn 240 triệu đồng.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đạo tạo) Nguyễn Thanh Đề cho biết, sau giải chạy S-RACE, Bộ sẽ đẩy mạnh các môn như bóng rổ, bóng đá, bơi lội (tập trung phòng chống đuối nước),...
Phát triển thể dục thể thao trường học Công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tuy đã được quan tâm hơn trước song vẫn còn gặp không ít khó khăn. Được quan tâm hơn Những năm qua, việc dạy học môn Thể dục đã được các trường trên địa bàn tỉnh triển khai nghiêm túc. Học sinh (HS) được bố trí học 2 tiết/tuần, cách nhau 2...