Chậm giải quyết hồ sơ nhà đất ở Thủ Đức, do thủ tục hay do cán bộ?
Đó là câu hỏi được nhiều bạn đọc đặt ra, khi gửi thư khiếu nại đến báo Tuổi Trẻ về việc bị chậm trễ giải quyết các hồ sơ nhà đất tại TP Thủ Đức (TP.HCM).
Khu đất ông Nguyễn Đức Việt nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất một năm rưỡi nay nhưng không được giải quyết – Ảnh: H.L.
Thời gian vừa qua, Tuổi Trẻ Online liên tục nhận được đơn khiếu nại của bạn đọc về tình trạng hồ sơ nhà đất nộp vào cơ quan chức năng TP Thủ Đức nhưng chậm giải quyết, không có thư xin lỗi và không có phản hồi khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ hợp lệ nhưng bị từ chối?
Ông Nguyễn Đức Việt (ngụ quận 1, TP.HCM) nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở với khu đất có số thửa 525, tờ bản đồ số 39, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức vào ngày 2-6-2021.
Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Hữu Anh Tứ sau đó có văn bản kết luận hồ sơ ông Việt chưa có cơ sở giải quyết do có sự khác biệt giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất. Mặt khác, ông Tứ cho hay khu đất của ông Việt nằm trong khu đất tạo quỹ đất trên địa bàn Thủ Đức để làm dự án vành đai 2.
Ông Việt không đồng ý vì một phần khu đất này thuộc đất nhóm nhà ở hiện trạng (hiện hữu), phần còn lại là đất cây xanh cách ly, đường giao thông lộ giới và hành lang bảo vệ mương, và ông cũng đã đăng ký được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021. Theo quy định hiện hành, đủ điều kiện chuyển.
Phúc đáp đơn xin hướng dẫn của ông Việt, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng nêu cụ thể quy định để giải quyết hồ sơ của ông đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, sở này cũng cho hay Trung tâm Phát triên quỹ đât (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) không tiêp tục đăng ký kê hoạch sử dụng đât đê thu hôi đôi với khu đât (trong có đất của ông Việt) tạo quỹ đất làm vành đai 2 do chưa có chủ trương thu hôi đât.
“Các lý do ông Nguyễn Hữu Anh Tứ đưa ra để từ chối hồ sơ chuyển mục đích của tôi là không hợp tình, hợp lý và không đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một năm rưỡi nay, ba lần tôi làm đơn khiếu nại lại không nhận được trả lời của cơ quan chức năng”, ông Việt bức xúc và đặt câu hỏi có phải UBND TP Thủ Đức có quy định pháp luât riêng và đang áp dụng đê giải quyêt các hô sơ đât đai trên địa bàn?
Video đang HOT
Tương tự, ông T.V.D. (ngụ phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức) cũng phản ánh việc hồ sơ hoàn công, đổi sổ của ông nộp từ tháng 5-2022, thời hạn trả kết quả là ngày 1-6-2022, nhưng đến nay “biệt vô âm tín”. Khi đến hỏi, cán bộ giải quyết chỉ cho biết “đang trình sếp”, còn hồ sơ sai đúng thế nào, có giải quyết được không ông D. không hề hay biết.
Sẽ làm việc với các cơ quan để chấn chỉnh
Ông Hoàng Tùng – chủ tịch UBND TP Thủ Đức – Ảnh: TIẾN LONG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Tùng – chủ tịch UBND TP Thủ Đức – cho biết đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, mời người dân có đơn phản ánh qua Tuổi Trẻ Online lên làm việc để hỗ trợ thủ tục giải quyết phù hợp.
Nói về việc khiếu nại của người dân, ông Tùng cho hay thời gian qua UBND TP Thủ Đức cũng nhận được nhiều ý kiến từ người dân phản ánh về việc chậm trễ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, và hiện UBND đang trong quá trình kiểm tra việc chậm đó xuất phát từ bộ phận nào.
Tuy nhiên, Thủ Đức sẽ tiếp thu ý kiến bạn đọc qua phản ánh của báo, để chấn chỉnh các đơn vị liên quan nhằm làm nhanh hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân. Hiện TP Thủ Đức đang tập trung làm sao rõ ràng, minh bạch và kiểm soát được tiến độ của các công đoạn giải quyết hồ sơ, hạn chế sai sót, ý kiến chủ quan trong việc tham mưu và xử lý hồ sơ.
“Đó là cam kết của UBND TP Thủ Đức, không để người dân than phiền mãi được. UBND TP sẽ làm việc với phòng tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng ủy ban để chấn chỉnh chỉ đạo, tăng cường công tác phối hợp để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, cũng như các hồ sơ về đất đai, môi trường”, ông Tùng nói.
Hạ tầng giao thông chuyển mình, khu Tây Hà Nội hút tầng lớp tinh hoa
Hạ tầng tiện ích hoàn thiện nhanh chóng cùng cuộc đua dự án tỷ đô của các "ông lớn" bất động sản đã đưa khu Tây chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm hành chính, thương mại mới của Hà Nội.
Hạ tầng khai thông "long mạch" cho bờ Tây
10 năm trở lại đây, phía Tây Hà Nội ghi nhận sự thay da đổi thịt mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu Tây được định hướng trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới hiện đại, hội nhập.
Với điểm tựa này, giao thông được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ, minh chứng là các tuyến đường hiện hữu như đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 & 3.5, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, đường Trung Văn nối Mễ Trì, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu. Cùng với đó, hệ thống giao thông công cộng hiện đại bậc nhất đang hoàn thiện gồm đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT, tuyến metro số 5, 6, 7.
Theo định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội. Nổi bật, cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây.
Bên cạnh hạ tầng giao thông liên tục nâng cấp, khu Tây Hà Nội còn là điểm đến của làn sóng dịch chuyển trụ sở các cơ quan đầu ngành như: Bộ Ngoại giao, Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội, Trung tâm Hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư Pháp... Nơi đây đồng thời tập trung hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế, hàng loạt cơ sở y tế, giáo dục hàng đầu.
Do vậy, khu Tây dần hình thành và thu hút cộng đồng cư dân văn minh, trí thức; từ đó đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở, tiện ích chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của tầng lớp tinh hoa đang đổ bộ về đây.
Khu Tây Hà Nội - thủ phủ của những dự án tầm cỡ
Sự đột phá từ quy hoạch đã đưa khu Tây trở thành biểu tượng thịnh vượng của Thủ đô, đồng thời thu hút nhiều chủ đầu tư "rót vốn" để phát triển các dự án quy mô.
Sự xuất hiện của các khu đô thị hiện đại giúp nâng tầm chuẩn sống khu Tây.
Chỉ sau 10 năm, khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) từ một vùng đất hoang sơ đã "lột xác" trở thành khu dân cư đông đúc, tích hợp đầy đủ dịch vụ với đa dạng sản phẩm bất động sản cao cấp. Nương theo vết dầu loang, Hoài Đức được kỳ vọng sẽ là tâm điểm phát triển tiếp theo.
Hạ tầng đi trước mở đường, bên cạnh các trục giao thông xương sống của khu vực, tại Hoài Đức đã hiện diện những cung đường nghìn tỷ như QL32, đường Trịnh Văn Bô, đường Trần Hữu Dực, đường 70.
Bên cạnh đó, tuyến đường sắt trên cao số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội đang ráo riết triển khai; vành đai 3.5 đoạn từ đại lộ Thăng Long nối đến QL32 dài 5,6km đã hoàn thành 70% khối lượng; đường 70 đoạn từ Trịnh Văn Bô đến hết Nam Từ Liêm đang được mở rộng; hầm xuyên đại lộ Thăng Long kết nối với Thiên đường Bảo Sơn sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Số liệu nghiên cứu từ CBRE cũng cho thấy thị trường khu Tây là không chỉ là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất mà còn dẫn đầu về tính thanh khoản. Nơi đây được mệnh danh là "thủ phủ" của những tòa nhà cao tầng, từ văn phòng đến nhà ở thương mại với hiệu số sử dụng đất cao, do đó đang thiếu hụt những dự án đáp ứng nhu cầu sống xanh toàn diện của cư dân.
Gần đây, thông tin sắp ra mắt Moonlight 1 - tòa căn hộ cao cấp đầu tiên thuộc KĐT Anlac Green Symphony được phát triển bởi chủ đầu tư Anlac Group với hơn 20 năm kinh nghiệm đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Anlac Green Symphony vốn được biết đến là dự án sở hữu vị trí "lõi" kết nối các trục đại lộ và giao thông huyết mạch như: vành đai 3.5 và tuyến Metro số 7 chạy qua khu đô thị, đường Trịnh Văn Bô kéo dài, đường 70 đi Mỹ Đình, đại lộ Thăng Long...
Tòa căn hộ cao cấp Moonlight 1 sắp ra mắt tọa lạc ngay mặt đại lộ Ánh Trăng 58m - tuyến đường huyết mạch kết nối toàn dự án, cung cấp ra thị trường giỏ hàng giới hạn chỉ 494 căn hộ chuẩn "xanh - sang".
Bao quanh tòa căn hộ là hơn 36,6 ha diện tích công viên, hồ điều hòa xanh mát.
Với mật độ xây dựng toàn khu chỉ 25,4% cùng 40 tiện ích chung của khu đô thị và hơn 20 tiện ích đặc quyền chuẩn 5 sao, cư dân thủ đô kỳ vọng Moonlight 1 sẽ góp thêm một thanh âm trong trẻo trong bản hòa ca phát triển sôi động của khu Tây Hà Nội.
Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực ra phương án xử lý trái phiếu đến hạn Trước sức ép đến hạn của hàng chục ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong năm nay và hàng trăm ngàn tỉ đồng trong 2 năm tới, các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai nhiều giải pháp để xử lý tránh hệ lụy cho thị trường tài chính và nền kinh tế. Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp...