Chấm dứt ‘thí điểm’ – Kỳ 2: Tìm phương thức dạy học mới
Với những ưu điểm trong việc dạy tiếng Việt, theo Bộ GD-ĐT, nếu áp dụng thành công công nghệ giáo dục, thì đây là một trong những phương thức dạy học hướng đến trong đổi mới chương trình – sách giáo khoa sau năm 2015.
Học sinh học tốt tiếng Việt là một trong những ưu điểm nổi trội của chương trình công nghệ giáo dục – Ảnh: Lê Đăng Ngọc
Tiếp cận tiếng Việt rất thoải mái
Theo các giáo viên giảng dạy công nghệ giáo dục (CNGD), điểm nổi bật nhất của chương trình này là học sinh (HS) nắm chắc quy luật chính tả, đặc biệt không quên sau khi nghỉ học thời gian dài.
Đây là năm đầu tiên Trường tiểu học Âu Cơ, TP Rạch Giá, Kiên Giang thực hiện chương trình CNGD. Hiệu trưởng Trần Thị Liên cho hay: “Điều dễ nhận thấy nhất là HS tiếp cận với việc học tiếng Việt rất thoải mái, không bị gò ép như chương trình hiện hành – vào lớp 1 là phải học chữ cái ngay”. Bà Liên nói thêm: “Tuần đầu tiên là “tuần 0 để HS làm quen, tạo tâm lý thoải mái nên dù chúng tôi đang vào chương trình chậm hơn các trường khác một tuần nhưng không hề lo lắng gì cả”.
Cà Mau cũng có hơn 10 trường áp dụng CNGD. Ông Lê Hoàng Dự, Trưởng phòng GD-ĐT H.Thới Bình, nơi 2 trường áp dụng chương trình, thông tin: “Năm ngoái phụ huynh e dè, phản ứng, nhưng năm nay nhiều người lại gặp chúng tôi yêu cầu thực hiện tiếp ở lớp 2, lớp 3 vì họ thích quá”. Cùng chung nhận định này, bà Nguyễn Thị Lan, giáo viên lớp 1, Trường tiểu học A Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời, Cà Mau, chia sẻ: “Chín năm dạy lớp 1, trong đó 3 năm dạy theo CNGD tôi phải khẳng định là mình thích dạy CNGD hơn mặc dù giáo viên vất vả hơn nhiều”. Dạy chương trình này, giáo viên phải tận tâm, làm kỹ từng bước một để HS biết được chữ nào là nhớ chữ đó. Qua một kỳ hè dù không “sờ” đến sách vở nhưng khi trở lại trường, HS vẫn rất nhớ, không “trả chữ” lại cho thầy.
Video đang HOT
Do CNGD chỉ mới thực hiện ở lớp 1 nên HS học chương trình này xong, lên lớp 2 phải theo chương trình chung hiện hành. Tuy nhiên, cũng theo bà Lan: “HS học xong tiếng Việt 1 – CNGD, lên lớp 2 vẫn hoàn toàn có thể theo được chương trình hiện hành mà không gặp khó khăn gì về mặt kiến thức. Giáo viên lớp 2 phản ánh tiếp nhận HS lớp 1 theo CNGD rất thuận lợi”.
Không cần học thêm, học trước
Ông Dương Văn Bổ, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, cho rằng: “Quan trọng là chúng tôi thấy nó đổi mới được phương pháp dạy học”. Ông Bổ giải thích chương trình hiện hành dạy theo phương thức thầy giảng, trò ghi nhớ – thầy giáo là nhân vật trung tâm. CNGD thì thầy thiết kế, trò thi công – chuyển nhân vật trung tâm từ giáo viên sang HS.
Hầu hết giáo viên dạy chương trình này đều cho rằng luôn đặc biệt lưu ý phụ huynh không dạy trước cho con ở nhà vì như thế là làm hỏng việc tiếp thu bài mới của trẻ. Giáo sư Hồ Ngọc Đại, “cha đẻ” của CNGD, giải thích: “Mục đích khi thiết kế CNGD là ngoài giờ học cho ra học, phải cho trẻ chơi thoải mái – không cần học thêm, không cần học ở nhà. Học trước thì có hại nên không phải học trước, phụ huynh được giải phóng, không phải kè kè làm bài tập ở nhà với con”. Để thực hiện được điều này, theo Giáo sư Đại, phải biên soạn sách thật kỹ. Ông giải thích: “Bộ sách này được viết từ năm 1978. Đến nay không sai đến cái dấu phẩy. Tôi kiểm tra chi li từng chi tiết một, từng cái dấu phẩy. Sản phẩm cho trẻ con là không được thiếu sót”.
Cũng theo Giáo sư Đại, năm nay sau khi triển khai đại trà đối với lớp 1, bộ bắt đầu thí điểm đối với lớp 2 ở khoảng 3 – 4 tỉnh. Những năm sau sẽ lần lượt triển khai theo lộ trình như vậy.
Với những ưu điểm này trong việc dạy và học tiếng Việt, bà Trần Thị Thắm, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho hay: “CNGD không còn là thí điểm nữa”. Bà Thắm phân tích: “Có thể hiểu là chúng ta đang tiến hành song song bộ tài liệu dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Trường nào dạy cái này thì thôi cái kia. Việc đánh giá vẫn theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình hiện hành”. Từ thực tế này, các trường sư phạm đã tiến hành nghiên cứu về bộ tài liệu CNGD để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng nếu việc áp dụng thành công, đây sẽ là một trong những phương thức dạy học được hướng đến trong đổi mới chương trình – sách giáo khoa sau 2015.
Theo TNO
Chống lạm thu đầu năm học mới
Học sinh vừa mới tựu trường thì câu chuyện lạm thu đã bắt đầu nóng lên, nhiều sở GD-ĐT đã đưa ra phương án phòng chống trước khi ngày khai giảng chính thức bắt đầu...
Ảnh minh họa
Theo thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội thì năm học này Hà Nội không tăng học phí. Theo đó, các bậc mầm non, THCS, THPT, bổ túc THPT vẫn thu mức 40.000 đồng/tháng (khu vực đô thị) và 20.000 đồng/tháng (khu vực nông thôn). Nhưng thông tin này không làm vơi bớt nỗi lo của cha mẹ học sinh, bởi khi học phí thấp, các khoản tự nguyện sẽ được các trường nâng lên để lấy thu cho đủ chi.
Hà Nội: xã hội hóa phải đúng quy trình
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: "Mặc dù định mức ngân sách dành cho học sinh tăng so với các năm trước, nhưng học phí thu ở mức thấp như trên thì để bù đắp chi phí thực tế thiết thực cho hoạt động giáo dục, các trường vẫn cần kêu gọi xã hội hóa theo hình thức tự nguyện. Sở GD-ĐT Hà Nội không cấm các trường thực hiện xã hội hóa và trân trọng những đơn vị, cá nhân, các mạnh thường quân có tâm ủng hộ giáo dục. Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng cái khó chung của giáo dục để lạm thu, Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện xã hội hóa phải đúng quy trình, công khai minh bạch, đảm bảo nguyên tắc "thu đủ chi", chỉ nhằm phục vụ học sinh và những việc cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học. Theo quy định của Hà Nội, các trường phải tách bạch rõ khoản thu bắt buộc (học phí), khoản thu hộ (bảo hiểm, phí Đoàn, đội) và các khoản thu tự nguyện theo thỏa thuận của cha mẹ học sinh. Những khoản bắt buộc đối với học sinh diện trái tuyến, hỗ trợ dạy học, phí xây dựng trường không được phép thu. Các trường cũng không được trực tiếp tổ chức thu tiền phục vụ bảo vệ, vệ sinh, an ninh, trông giữ xe. "Muốn kêu gọi sự đóng góp của cha mẹ học sinh, nhà trường phải nêu rõ mục đích kêu gọi đóng góp như thế nào. Công khai dự kiến sử dụng số tiền xã hội hóa và được sự đồng thuận của phụ huynh, công khai quá trình thu chi, kết quả thực hiện... Những khoản thu không cần thiết, vô lý, trái ý muốn của cha mẹ học sinh, nếu Sở GD-ĐT kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý vi phạm người liên quan và yêu cầu trả lại tiền cho phụ huynh" - lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định.
TP.HCM: niêm yết công khai các khoản thu tại nơi dễ thấy
Nhiều trường tại TP.HCM vẫn chưa thông báo khoản thu đầu năm học vì chờ văn bản hướng dẫn các khoản thu chi cho năm học 2013-2014 của sở vì năm học này TP.HCM sẽ tăng học phí. Do đó sở đã họp với phòng giáo dục 24 quận huyện để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo hướng dẫn liên sở giữa Sở GD-ĐT và Sở Tài chính về "thu, sử dụng học phí và thu khác năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015". Đây là cơ sở để hướng dẫn các đơn vị giáo dục trên địa bàn TP thực hiện từ năm học 2013-2014, dự kiến công bố đầu tháng 9. Xung quanh việc chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng có văn bản nhắc nhở các phòng giáo dục và hiệu trưởng các trường về việc thông báo và niêm yết công khai các khoản thu đầu năm học. Cụ thể, nhà trường cần ghi rõ những khoản thu hộ, chi hộ cho học sinh như sách, vở, tài liệu, dụng cụ học tập (không bắt buộc, phụ huynh có thể tự mua), tiền ăn, tiền bán trú, bảo hiểm..., in rõ ràng trên khổ giấy A3, cỡ chữ 16, dán ở nơi dễ nhìn thấy. Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường không tùy tiện thay đổi mẫu đồng phục gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh. Nếu có thay đổi cần thông báo trước, có sự đồng thuận của phụ huynh. Đồng phục cần thiết kế giản dị, phù hợp lứa tuổi, dễ tìm mua hoặc may, chất liệu tốt, giá không cao hơn giá thị trường... Về các loại sách bài tập, sách tham khảo, sở cũng yêu cầu nhà trường phải thống nhất và thông báo sớm, tránh để phụ huynh phải mua lại tài liệu khác, gây lãng phí và phiền hà cho phụ huynh. Trong lớp, nếu học sinh chưa có sách vở, giáo viên cần tìm hiểu và có biện pháp giúp đỡ, không được la mắng, ép buộc học sinh, gây áp lực với phụ huynh.
Đà Nẵng: hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm
Văn phòng Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết giám đốc sở đã có chỉ đạo đầu năm học 2013-2014 đối với tất cả cơ sở giáo dục về các khoản thu đầu năm: chấm dứt tình trạng thu sai quy định, trường nào để xảy ra tình trạng này thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. Các khoản thu không bắt buộc phải dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh. Các trường không được yêu cầu cha mẹ học sinh may lễ phục, logo của trường. Yêu cầu các trường thường xuyên kiểm tra các giáo viên tham gia công tác dạy thêm. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Ông Đặng Hùng - chánh văn phòng sở - cho biết sau khai giảng, việc thanh tra sẽ được tiến hành ngay. Giám đốc sở đã giao cho thanh tra Sở GD-ĐT có kế hoạch kiểm tra định kỳ (có thể hằng tháng hoặc quý) tất cả đơn vị giáo dục, trường học về các khoản thu. Nếu phát hiện sai phạm thì báo cáo lãnh đạo sở để có hướng giải quyết.
Đồng Nai: phải cung cấp biên lai cho phụ huynh
Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai vừa triển khai và chỉ đạo nghiêm cấm các trường học không thu từ học sinh, cha mẹ học sinh các khoản thu tự đặt chưa được cơ quan chức năng phê duyệt trong năm học 2013-2014. Theo đó, khi thu bất cứ một khoản nào từ học sinh hoặc cha mẹ học sinh, nhà trường phải cung cấp biên lai thu tiền hoặc phiếu thu tiền cho học sinh, cha mẹ học sinh tùy theo tính chất của khoản thu; các khoản thu chi phát sinh đều phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ, báo cáo quyết toán và tổ chức công khai theo chế độ tài chính hiện hành... Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, để giảm bớt áp lực cho gia đình học sinh khi phải đóng nhiều khoản vào đầu năm, các đơn vị tuyệt đối không được ép buộc gia đình học sinh phải đóng đầy đủ các khoản vào đầu năm mà xem xét và tổ chức thu làm nhiều lần trong năm học, tùy theo tính cấp thiết của các khoản thu.
Theo VNE
Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng Những gia đình hiếm hoi mà cả cha và con đều có thời làm bộ trưởng, như gia đình ông Đoàn Mạnh Giao. Nhưng những người con cũng phải chịu nhiều áp lực trước cái bóng của người tiền nhiệm đồng thời là cha đẻ của mình. Ở Việt Nam, chỉ có hai gia đình mà cả cha và con đều cùng giữ...