Chấm dứt ‘thí điểm’
35 ra đời và tồn tại, có lúc công khai, có khi lén lút, đến năm nay chương trình công nghệ giáo dục mới chính thức chấm dứt giai đoạn thí điểm lớp 1.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học số 1 Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai học theo chương trình tiếng Việt 1 – CNGD – Ảnh: Lê Đăng Ngọc
Thí điểm, đại trà rồi tiếp tục thí điểm…
Công nghệ giáo dục (CNGD) là đề tài nghiên cứu cấp quốc gia của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, được áp dụng thí điểm từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm (nay là PTCS Thực nghiệm) Hà Nội dưới sự quản lý, giám sát của Viện Khoa học giáo dục – Bộ GD-ĐT. Từ đó đến năm 1985, chương trình được mở rộng ra các tỉnh có nhu cầu. Đến năm 1990, đề tài của GS Đại được nghiệm thu, thành lập Trung tâm công nghệ giáo dục, chương trình này bắt đầu chuyển sang giai đoạn đại trà, thực hiện ở 43 tỉnh thành tính đến năm 2000. Do quy định một chương trình, một bộ sách giáo khoa cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2000 nên CNGD phải dừng lại vào năm 2001.
Tuy nhiên, đã hơn chục năm qua, dù không tồn tại một cách công khai và rầm rộ nhưng đối với những người làm giáo dục và quan tâm tới giáo dục, dường như chưa bao giờ chương trình này bị lãng quên. Chính vì thế dù có lệnh dừng nhưng đến năm 2008, Lào Cai là tỉnh duy nhất ở phía bắc cùng với 5 tỉnh phía nam là Tây Ninh, Kon Tum, Kiên Giang, Đắk Lắk, An Giang, tiếp tục kiên định quay lại chương trình này. Thế nên năm học 2010 – 2011, Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm thêm một phương pháp, một tài liệu dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 (gọi tắt là tiếng Việt 1 – CNGD) với địa phương nào có nhu cầu và đăng ký với Bộ.
Đến năm học này, có 37 tỉnh thành trong cả nước chính thức áp dụng CNGD cho khoảng 200.000 học sinh học lớp 1. Điều khiến GS Hồ Ngọc Đại vui mừng nhất là sự ủng hộ nhiệt thành của lãnh đạo Bộ GD-ĐT mà cụ thể là Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. GS Đại cho hay: “Dù đã tồn tại hơn 30 năm nhưng Bộ GD-ĐT vẫn rất cẩn trọng khi cho CNGD quay trở lại, nên 3 năm học đầu tiên vẫn áp dụng dưới hình thức thí điểm. Nhưng năm nay thì bỏ chữ thí điểm nên đi đến đâu tôi cũng thấy các trường hào hứng, phụ huynh không ngần ngại nữa”.
Video đang HOT
Thay đổi dạy – học tiếng Việt
Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai, thừa nhận việc tỉnh này đưa CNGD vào giảng dạy trong bối cảnh cả nước thực hiện quy định chỉ có một chương trình, sách giáo khoa là “hành động dũng cảm”. Ông Ninh cho biết: “Ban đầu đưa vào 4 huyện: Mường Khương, Simacai, Bảo Yên, Bảo Thắng. Không ngờ là thay đổi hẳn việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc”. Năm nay Lào Cai mở rộng áp dụng CNGD ra 235/239 trường tiểu học trong toàn tỉnh. Ông Ninh khẳng định mô hình này giải quyết tiếng Việt cho học sinh vùng cao. “Không giải quyết được vấn đề tiếng Việt thì đừng nói gì đến việc chất lượng giáo dục tiểu học vùng cao” – ông Ninh nhấn mạnh.
Bà Triệu Thị Hoa Đào, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Trịnh Tường, H.Bát Xát, Lào Cai, cho biết mô hình CNGD giúp học sinh kết thúc lớp 1 là đọc thông, viết thạo, nắm vững ngữ âm/cấu trúc của các kiểu vần/luật chính tả, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng trong giao tiếp. “Về nghe – nói – đọc – viết, chính tả thì các em không cần phải nhìn chép nữa mà hoàn toàn nghe rồi viết chính tả được. Tiếng Việt các em đọc lưu loát. Nhiều em đọc được 60 tiếng dưới một phút. Lên lớp 2 các em đọc thông viết thạo, nắm rất chắc tiếng Việt. Do vậy, học các môn khác thuận lợi, dễ dàng. Vì thế không có học sinh ngồi nhầm lớp như những năm trước đây khi chưa áp dụng CNGD”, bà Đào nói.
Năm nay tỉnh Kiên Giang mở rộng CNGD ở 62 trường tiểu học. Nam Định là tỉnh duy nhất của cả nước triển khai áp dụng ở 100% trường tiểu học. Hải Dương cũng triển khai đại trà ở 2 huyện, các nơi còn lại đều áp dụng ít nhiều.
Giải thích lý do vì sao năm nay Bộ GD-ĐT chính thức triển khai đại trà lại CNGD, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: “Chính do tính ưu việt của chương trình, do nhu cầu ngày càng lớn của các địa phương nên Bộ GD-ĐT đã quyết định triển khai đại trà”. Ông Hiển khẳng định: “Khi một bộ tài liệu đã được Bộ phê duyệt thì Bộ phải đảm bảo đó là tốt nhất hiện có để dạy và học”.
3 nguyên tắc của công nghệ giáo dục
Theo GS Hồ Ngọc Đại, CNGD được thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó. Do đó giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được. Nếu học bộ sách này thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2 viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu. Bộ GD-ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc cho phép lưu hành bộ sách giáo khoa tiếng Việt CNGD. Sách này không bán rộng rãi mà tỉnh nào đăng ký thực hiện phải đăng ký trước với Bộ GD-ĐT trong hè để Nhà xuất bản Giáo dục căn cứ vào số lượng đó in ấn.
Theo TNO
Hôm nay tư vấn phương pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 11 tuổi
14h30 chiều nay 13/6, tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia giáo dục đầu đời tại VN và cô Kyla Colleen Ellis - giáo viên tiếng Anh, Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc sẽ tư vấn cho độc giả phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn 0 - 11 tuổi.
Theo nghiên cứu của Weikart (Mỹ) vào thời điểm 5 tuổi, 70% trẻ được thụ hưởng chương trình giáo dục mầm non tốt sẽ có chỉ số IQ đạt từ 90 điểm trở lên trong khi chỉ gần 30% trẻ không được đi học đạt được mức độ IQ đó. Nhiều bằng chứng khoa học từ Anh, Mỹ, Thụy Điển cho thấy các tác động to lớn và lâu dài của giáo dục những năm đầu đời lên sự phát triển IQ và EQ của học sinh.
Khoảng 50% trẻ có được chương trình giáo dục tốt ở bậc mầm non đạt được những thành công cơ bản ở độ tuổi 14. Ngược lại, chỉ 17% số trẻ không có được giáo dục tốt ở mầm non đạt được những thành công tương tự. Sự vượt trội còn thể hiện ở các khía cạnh khác của cuộc sống vào thời điểm 40 tuổi. Từ nghiên cứu của Weikart Chính phủ Mỹ, 1 USD đầu tư vào giáo dục mầm non sẽ mang lại ít nhất 12 USD lợi nhuận trong tương lai.
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam.
Giai đoạn từ 0 đến 11 tuổi rất quan trọng để đánh thức các tế bào vỏ não và tạo ra các liên kết thần kinh, nền móng cho sự phát triển các chức năng nhận thức bậc cao và ngôn ngữ. Đây là thời kỳ phát cảm (thuận lợi có một không hai) để phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và xây dựng nhân cách. Nếu các bậc phụ huynh không làm được điều đó ở tuổi mầm non, sau này, dù muốn, bố mẹ sẽ không có cơ hội để tác động hiệu quả lên sự phát triển của trẻ.
Tại buổi tư vấn trực tuyến ngày 13/6, tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền và cô Kyla Colleen Ellis sẽ giải đáp thắc mắc của các vị phụ huynh trong việc tìm phương pháp giáo dục hiệu quả cho các con trong những năm đầu đời.
Cô Kyla Colleen Ellis tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý Đại học Bryn Mawr, Mỹ.
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền là chuyên gia hàng đầu về giáo dục đầu đời tại Việt Nam, có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Bà tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý - Giáo dục trẻ em (Đại học Sư Phạm Quốc gia Minsk - Liên Xô cũ), là Thạc sĩ Giáo dục (Đại học Leeds, Anh), Tiến sĩ Giáo dục (tại Đại học Monash, Australia) và hiện là chuyên gia tư vấn chương trình giáo dục mầm non tại VAS.
Cô Kyla Colleen Ellis tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý Đại học Bryn Mawr, Mỹ. Cô hiện là giáo viên chuyên trách giảng dạy tiếng Anh lứa tuổi mầm non của Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc.
Theo VNE
Dạy đạo đức ở trường: Nhồi nhét kiến thức 'cao siêu' Có một nghịch lý là học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức nào, trong khi chương trình giáo dục công dân chỉ có ở lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề. Nội dung khó thuyết phục học sinh. Văn phòng Chủ tịch nước đang thực hiện một cuộc khảo sát trực tiếp ở 15 tỉnh thành trên cả...