Chấm dứt sử dụng tài liệu dạy viết chữ ở trường mầm non
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ GD-ĐT quyết định từ năm học này sẽ chuyển nội dung tập tô nét chữ sang hoạt động tạo hình, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng các tài liệu dạy trẻ viết chữ, tô chữ với vở ô li.
Năm học tới sẽ chấm dứt việc sử dụng tài liệu dạy viết chữ cho trẻ mầm non – Ảnh minh họa: Hoàng Quyên
Đó là nội dung ông Nguyễn Bá Minh đề cập trong Hội nghị trực tuyến qua cầu truyền hình Tổng kết năm học 2012-2013 và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013-2014, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 22.8.
Theo ông Minh, chương trình yêu cầu trẻ mầm non tập tô các nét chữ chứ không phải tô chữ cái. Việc cho trẻ tập tô các nét chữ nhằm phát triển cơ tinh, hình thành tri giác vận động, hình thành biểu tượng nét chữ.
Thế nhưng, hiện nay lại có tình trạng lạm dụng việc tập tô nét chữ để đưa vở ô li vào để rèn cho trẻ tô theo cho thật chuẩn xác khiến trẻ mỏi mệt và mất nhiều thời gian để phát triển các yếu tố khác.
Video đang HOT
“Các nhà khoa học và Bộ GD-ĐT rất lo ngại về tình trạng này. Vì vậy, năm học này sẽ chuyển nội dung tập tô nét chữ sang hoạt động tạo hình để trẻ được tô tự do, không phải tô các nét chữ theo kỹ thuật một cách nặng nề, đồng thời không sử dụng tài liệu dạy trẻ viết chữ, tô chữ có ô li trong trường mầm non”, ông Minh nói thêm.
Theo đó, từ năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các Sở GD-ĐT thanh tra, kiểm tra các trường mầm non để chấm dứt tình trạng dạy trẻ viết chữ, học trước lớp 1.
Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về sử dụng học liệu và ban hành thông tư liên quan đến việc quản lý các tài liệu sử dụng trong nhà trường mầm non.
Thiếu hơn 27.000 giáo viên đứng lớp
Theo Báo cáo tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới của Bộ GD-ĐT, năm học 2013-2014, cả nước còn thiếu đến 27.554 giáo viên đứng lớp. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài chậm được khắc phục ở các địa phương. Thậm chí, một số tỉnh, thành phố thiếu hàng nghìn giáo viên đứng lớp; như: Nghệ An thiếu 1.953 giáo viên, Thái Bình thiếu 1.909 giáo viên, Thanh Hóa thiếu 1.541 giáo viên, Bắc Giang thiếu 1.212 giáo viên… Theo bà Lê Thị Kim Hồng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, hiện nhiều trường ở An Giang còn thiếu rất nhiều giáo viên. Với định mức 2 giáo viên/lớp thì ở An Giang vẫn phải thực hiện 1 giáo viên/lớp. Việc thiếu giáo viên mầm non là một trở ngại lớn tại địa phương này.
Theo TNO
Sẽ nghiêm cấm cho điểm học sinh mới vào lớp 1
Quy định mới sắp tới của Bộ GD-ĐT tăng cường "nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non".
Giờ học của học sinh lớp 1A10 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
Chiều ngày 25/3, Bộ GD-ĐT có cuộc trao đổi với một số báo chí về giải pháp nhằm siết chặt quản lý tình trạng "học trước lớp 1". Tại buổi trao đổi này, ông Nguyễn Đình Mạnh, Phó chánh văn phòng Bộ GD-ĐT nêu rõ mong muốn "trưng cầu ý kiến của truyền thông để xây dựng một văn bản mới nhằm chấn chỉnh việc dạy trước lớp 1. Đồng thời thông qua truyền thông, tác động tới nhận thức của các bậc phụ huynh, các nhà giáo về tác hại của việc "học trước lớp 1".
Tại cuộc trao đổi, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng vụ GD tiểu học - Bộ GD-ĐT khẳng định lại quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc "nghiêm cấm dạy trước chương trình tiểu học đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non" vì đây là việc làm phản khoa học, không có lợi cho trẻ.
Bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ GD mầm non - Bộ GD-ĐT cho biết: "Trong chương trình GD mầm non hiện hành, trẻ mầm non đã được tiếp cận với chữ cái, con số, được chuẩn bị về thể chất và tâm thế cho việc bước vào chương trình tiểu học và với yêu cầu của chương trình tiểu học hiện hành, các bậc phụ huynh không cần cho con học trước".
Đại diện vụ GD tiểu học - Bộ GD-ĐT cho biết trong tháng 3 tới, Bộ GD-ĐT ban hành một văn bản mới với những quy định cụ thể hơn về vấn đề trên, trong đó quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý GD. "Nghiêm cấm giáo viên cho điểm học sinh khi mới bước vào lớp 1" là quy định mới sẽ thể hiện trong văn bản này.
Trước đó, quy định của Bộ GD-ĐT là "tăng cường nhận xét, hạn chế cho điểm" đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinhlớp 1 nói riêng. Quy định mới sẽ cụ thể hơn nhằm ngăn chặn tình trạng giáo viên tiểu học cố tình cho học sinh điểm kém, gây áp lực khiến phụ huynh phải cho con đi học trước, phải học thêm từ lớp 1.
Đồng thời với quy định này, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường chú trọng việc chọn lựa giáo viên cho lớp 1, kiểm soát chặt hơn hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Hiếu cho biết thay vào việc cho con học trước lớp 1, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ trẻ một số vấn đề như dạy trẻ học cách quan sát, nhận biết kiến thức tự nhiên, xã hội bằng việc cho con đi chơi, kể chuyện, trò chuyện, chỉ dẫn cho con. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách ngồi đúng tư thế, cách mở sách, đóng sách, cách sắp xếp đồ dùng học tập...Đó là những việc nên làm khi con sắp vào lớp 1.
"Có thể chúng tôi cũng có văn bản hướng dẫn cho các trường mầm non phổ biến cho cha mẹ học sinh những việc cần làm và không nên làm trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1", bà Hiếu cho biết.
Theo Tuổi Trẻ
Nhà giáo phải là nhà hoạt động XH-chính trị Nói vê môt xã hôi học tâp suôt đời, theo GS. TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam: "Nhà giáo giờ đây phải là một nhà giáo phạm, một nhà hoạt động xã hội, hoạt động chính trị chứ không chỉ đứng trên lớp là xong". Sáng 15/11, tại Văn Miêu Quôc Tử...