Chấm dứt đặt “tên trường oai” để lừa tuyển sinh
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH vừa hoàn thành dự thảo thông tư trong đó có quy định về đặt tên trường. Dự thảo được kỳ vọng chấm dứt đặt tên trường không đúng bản chất hoạt động.
Tay nghề người lao động là thước đo thương hiệu của cơ sở đào tạo.
Cấm “dán mác” tỉnh, thành khác
Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định điều lệ trường trung cấp, điều lệ trường cao đẳng mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) đưa ra nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng và trung cấp.
Theo đó, yêu cầu tên trường bằng tiếng Việt phải có cụm từ xác định loại trường (trường cao đẳng, cao đẳng cộng đồng, trường trung cấp). Phải có cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính (nếu cần), cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp (nếu cần). Tên trường không được trùng với tên của trường CĐ đã thành lập trước đó…
Ở nguyên tắc cụm từ xác định tên riêng, có thể đặt tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, tên danh nhân lịch sử, tên cá nhân, tên tổ chức. Đặc biệt, cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường, không gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường. Đây chính là điểm mới trong quy định đặt tên trường.
Theo quy định mới này, sẽ có nhiều trường cao đẳng, trung cấp phải đặt lại tên đúng với thực tế, chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Ví dụ như trường ở địa phương này không được lấy địa phương khác để đặt tên. Điều này sẽ chấm dứt tình trạng các trường đặt tên chưa đúng bản chất hoạt động, tạo sự nhầm lẫn cho người học.
Trước đó, phụ huynh và người học hoang mang khi có tình trạng một số trường cao đẳng có trụ sở ở một nơi, nhưng tên trường lại liên quan đến các địa danh lớn khác.
Chẳng hạn Trường quốc tế Nam Việt có giấy phép thành lập của Bộ LĐ-TB&XH năm 2008, trụ sở chính tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y Dược Sài Gòn, thực hiện tuyển sinh và đào tạo một số ngành khối sức khỏe tại cơ sở Nha Trang, Q. Bình Tân (TPHCM) và Q.12 (TPHCM).
Hay Trường CĐ Y Dược Hà Nội trong giấy phép đăng ký hoạt động lại có trụ sở tại Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh, với tên gọi trước đây là Trường CĐ Y Dược Thăng Long. Trường này cũng đăng ký hoạt động tuyển sinh và đào tạo ở các địa điểm Hà Nội và Hải Phòng.
Ngoài ra, các trường như CĐ Y Dược Pasteur (trụ sở chính ở Yên Bái), CĐ Y Dược ASEAN (trụ sở ở Hưng Yên) nhưng từng có thời gian đã tuyển sinh tràn lan ở TPHCM với điều kiện thiếu thốn, trường thuê thầy mướn.
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho biết điều này gây ra sự nhầm lẫn cho học viên. Nó gây nhầm lẫn về bản chất, tính chất, chất lượng đào tạo của trường muốn theo học. Làm cho học viên lựa chọn trường không đúng nguyện vọng. Dự thảo thông tư này giúp tránh hiểu sai về tổ chức hoạt động, không gây nhầm lẫn đến chất lượng, uy tín của nơi đào tạo.
Ông Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Viễn Đông. Ảnh: NVCC
Không dùng tên trường “lừa” tuyển sinh
Trên thực tế, những trường phải đổi tên sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, một số quy định hiện hành đã thể hiện sự bất cập, cần phải sửa đổi để tạo môi trường công bằng trong tuyển sinh.
Video đang HOT
Hơn nữa, việc thay đổi những tên gọi chưa đúng với bản chất hoạt động phải đi kèm với việc siết chặt chất lượng giáo dục các trường. Theo các chuyên gia, đây là yếu tố quyết định nhằm nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Ông Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông cho rằng: Trường ở tỉnh này nhưng lấy tên của thành phố khác, hoặc trường không có cơ sở vật chất nhưng đặt những cái tên rất “kêu” nhằm thu hút tuyển sinh, sẽ tạo ra sự nhầm lẫn cho người học và hiểu lầm của phụ huynh.
Chính vì vậy, việc bổ sung những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng để các trường đặt tên phù hợp, gắn với địa danh, ngành nghề… là những lưu ý cho thí sinh tránh hiểu lầm dẫn đến chọn sai. Do đó, học sinh nên cân nhắc về chất lượng đào tạo thực tế, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo cũng như nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới để đưa ra sự lựa chọn hợp lý.
TS Phạm Hữu Lộc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng cho biết, việc đặt tên trường theo quy định mới này tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh về chất lượng, uy tín, thương hiệu giữa các trường. Nó giúp người học nhận biết, lựa chọn đúng trường, đúng ngành, nghề để theo học.
Thời gian qua có không ít trường có tên gọi dễ gây hiểu lầm cho người học. Việc trường ở nơi này nhưng tên gọi lại mang tên một địa danh khác là rất không nên. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bổ sung thêm những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng hơn để các trường đặt tên phù hợp, tên trường gắn với địa danh, ngành nghề, bản chất… tránh để người học hiểu lầm trong việc đặt tên trường, là rất cần thiết.
TS Phạm Hữu Lộc cho biết thêm, một số cơ sở GDNN còn phân bố chưa đồng đều. Cần sắp xếp, tổ chức lại, thực hiện theo lộ trình phù hợp, bảo đảm quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, người học. Bảo toàn tài sản của Nhà nước và đất đai của các cơ sở GDNN sau khi sắp xếp, tổ chức lại.
Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên phát triển đào tạo các ngành, nghề theo lĩnh vực, địa bàn mà các cơ sở GDNN ngoài công lập làm được và làm tốt.
Ngoài ra, cần cơ cấu lại hoặc giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động kém hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động GDNN theo quy định.
Đối với các cơ sở GDNN công lập đang hoạt động có hiệu quả, xây dựng lộ trình tự chủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá GDNN, nhất là trong các ngành công nghệ cao.
Dạy học về danh nhân lịch sử - một cách giáo dục thâm thúy
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018, môn Lịch sử có nhiều điểm mới. Một trong số đó là việc đưa các danh nhân trong lịch sử vào dạy học.
Tuy là một chủ đề học tập nâng cao ở lớp 11 nhưng có nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Kính mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên Ban phát triển chương trình và là người đề xuất dạy học chủ đề "Danh nhân trong lịch sử" để hiểu thêm nội dung này.
PV: Thưa Giáo sư, dựa trên cơ sở nào mà Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử quyết định đưa chủ đề dạy học về các danh nhân trong lịch sử vào chương trình?
Giáo sư Phạm Hồng Tung: Việc đưa "Danh nhân trong lịch sử" thành một chủ đề học tập là điểm mới so với việc giảng dạy lịch sử trước đây. Điều này xuất phát mối quan tâm lớn của mọi người đối với các danh nhân trong lịch sử, kể cả danh nhân trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
Nói đến lịch sử của bất cứ quốc gia, dân tộc, địa phương nào là nói đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng của nơi đó. Từ trước đến nay chúng ta chưa có chuyên đề, bài học hoặc hướng dẫn bài bản cho học sinh tìm hiểu về các danh nhân trong lịch sử là một thiếu sót lớn.
Bên cạnh đó, yêu cầu cần phải biết và ứng dụng kiến thức lịch sử về danh nhân rất lớn. Trong thực tế, ngôi đình làng có thành hoàng, dù là nhiên thần hay nhân thần đều có lai lịch, được trình bày hành trạng theo cách là lịch sử của những danh nhân. Nhiều tên đường phố ở Việt Nam hay ở nước ngoài cũng mang tên những danh nhân.
Khi biết lịch sử cá nhân, mỗi con người sẽ có nhận thức sâu đậm không chỉ về mặt tri thức mà còn có giá trị về tình cảm. Những người được cộng đồng xã hội tôn thờ đều có mẫu số chung là có công với đất nước, với nhân dân. Học sinh sẽ nảy ra suy nghĩ "Mình phải có đóng góp gì đấy để được ghi nhận".
Về chiều cạnh đánh giá nhân vật lịch sử, mặc định sẽ hướng học sinh đến giá trị tốt đẹp, tránh xa những điều phản giá trị. Về lí luận, chúng ta có cơ sở vững chắc. Nói đến lịch sử thường đặt ra câu hỏi "Cái gì đã diễn ra trong quá khứ?", bao gồm sự kiện, nhân vật và quá trình lịch sử.
Nếu chỉ dạy sự kiện, quá trình lịch sử mà không dạy về nhân vật lịch sử thì như GS Trần Văn Giàu nói "Đó là thứ lịch sử không có con người". Nhân vật lịch sử có những vĩ nhân, danh nhân và những người bình thường.
Chúng ta dạy học về nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình để có nhiều thông tin sử liệu, không rơi vào đánh đố học sinh.
Nhắc đến con người trong sự kiện, trước nay chúng ta vẫn "biết" thường chỉ mang tính ước lệ, chung chung, không cụ thể cá tính nhân vật. Chẳng hạn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn với nhiều sự kiện lịch sử hiện đại của Việt Nam như cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ..., khi hỏi học sinh, em thì biết ông quê ở Quảng Bình, khá hơn là biết ông làm Đại tướng, nhưng hỏi Đại tướng có hình dáng, sở thích, tính cách như thế nào, gia đình ra sao thì học sinh ít biết, chưa nói đến biết ở mức độ cao hơn là nhân cách, đóng góp cụ thể.
Thậm chí, với Bác Hồ, chúng ta nghe rất nhiều, nhưng vóc dáng, đặc điểm khuôn mặt của Bác cụ thể như thế nào? Chúng ta chỉ biết câu hát trừu tượng "Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh", cụ thể là cao bao nhiêu, rồi Bác để râu từ bao giờ, thói quen, sở thích của Bác ra sao... hầu như ít biết. Những nhân vật lịch sử xa lại càng rất ít biết. Do vậy, giá trị giáo dục về nhận thức, tình cảm và đánh giá nhân vật rất yếu.
Chúng ta cần giúp học sinh tìm hiểu các nhân vật như chính họ đã sống trong lịch sử, từ đó hình thành kỹ thuật, năng lực nghiên cứu lịch sử cần thiết cho bất cứ ai. Học sinh có thể vận dụng năng lực đó để tìm hiểu về những người xung quanh mình.
Từ việc tìm hiểu về Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Tuấn, học sinh có kỹ năng thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc đời của ông bà, bố mẹ, trên cơ sở đó xây dựng hình dung rất cụ thể về ông bà, bố mẹ mình.
Nhờ vậy các em có niềm tin và tình yêu với ông bà bố mẹ mang tính thực chứng, duy lý, chứ không phải chỉ vì là ông bà, bố mẹ mà ta yêu. Trong kỷ nguyên số, cách mạng 4.0 hiện nay mối quan hệ trong gia đình có sự đứt gãy, tình cảm ít nhiều không sâu đậm.
Do không có kĩ năng tìm hiểu về lịch sử cuộc đời của những thành viên trong gia đình, hiện tượng cháu không biết gì về ông bà, thậm chí có thể con cái không biết gì về nghề nghiệp của bố mẹ là phổ biến.
Việc dạy về danh nhân lịch sử để giáo dục con trẻ quan tâm đến con người, đến gia đình do vậy có ý nghĩa nhân văn, nhân bản. Dạy học về danh nhân trong lịch sử còn góp phần phát triển phẩm chất, nhân cách cho học sinh.
Khi con người lớn lên, va chạm với nhiều không gian văn hóa và những giá trị văn hóa mới, thì chỉ có tình cảm được xây dựng trên cơ sở những sử liệu đáng tin cậy mới bền vững.
Yêu Trần Quốc Tuấn phải biết yêu cụ thể điều gì của ông. Biết chuyện không hay của Trần Quốc Tuấn mà học sinh vẫn yêu, vẫn tự hào, đó mới là tình yêu bền vững.
Mặt khác, chúng ta còn ghi nhớ học thuyết Mác về vai trò của cá nhân và của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Dạy về các danh nhân giúp học sinh giải đáp được mối quan hệ giữa cá nhân với lịch sử.
Nếu nhấn mạnh một chiều niềm tin vào tập thể, cái tôi sẽ bị hòa tan, mất niềm tin vào bản thân. Mà xã hội đang cần cá tính, cần nuôi dưỡng cái tôi khác biệt.
Bên cạnh đó, nếu nhấn mạnh một chiều cá nhân thì dẫn tới vị kỷ. Qua việc dạy về danh nhân, học sinh sẽ thấy con người Việt Nam làm nên những kỳ công là họ gắn chặt với cộng đồng, với Tổ quốc. Đó là cách giáo dục sâu sắc..
PV: Thưa Giáo sư, việc đưa "Danh nhân trong lịch sử" vào giảng dạy môn lịch sử THPT sẽ phát triển những năng lực gì cho học sinh?
GS Phạm Hồng Tung
GS Phạm Hồng Tung: Trong chương trình, mặc dù phân loại danh nhân lịch sử trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ... nhưng yêu cầu cần đạt giống nhau và liên quan đến 3 nhóm năng lực rất quan trọng: tìm hiểu, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng để giải quyết những vấn đề thực tế.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật bằng việc lựa chọn nguồn sử liệu đáng tin cậy, tránh một chiều hoặc bỏ sót tài liệu quan trọng.
Học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn sử liệu: tài liệu viết, hiện vật, tài liệu truyền miệng ở cả Việt Nam và nước ngoài... Vận dụng vào thực tế, học sinh có thể tìm hiểu lịch sử của ông bà thông qua ký ức của bố mẹ, người thân hoặc kỷ vật do ông bà để lại. Như vậy, học về nhân vật lịch sử có mối liên hệ gắn với cuộc sống thực tế của các em.
Khi đánh giá đóng góp của nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh không bỏ sót công trạng nhưng cũng đừng để các em thành quan tòa phán xử. Với tư cách công dân tương lai, các em cần đánh giá đâu là đóng góp tích cực, hạn chế đặt trong những bối cảnh lịch sử cụ thể.
Ví dụ, Lý Thường Kiệt là anh hùng chống Tống, đánh Chiêm Thành. Xét ở thời điểm Đại Việt thời Lý, "Bắc chống Tống, Nam bình Chiêm" là chiến công hiển hách, nhưng bây giờ, việc tôn vinh ai đó vì chiến công đánh Chiêm Thành cũng cần cân nhắc cẩn trọng. Hoặc khi dạy về Trần Quốc Tuấn, giáo viên không được giấu và cũng không thể giấu các em những "lỗi" lớn của ông.
Giáo viên cần giải thích cho học sinh, ở một góc độ nào đó là khuyết điểm, nhưng suốt chiều dài cuộc đời của nhân vật chưa chắc là khuyết điểm.
Người có đóng góp nổi bật dù có khuyết điểm vẫn được nhân dân phong thánh, chứng tỏ người Việt Nam coi yêu nước là giá trị tối thượng, vì đóng góp cho cộng đồng dân tộc mà có thể cảm thông với những lỗi lầm.
Học sinh sẽ thấy trong cuộc đời con người ai cũng có thể mắc lỗi, nếu vấp ngã thì các em tự tin để làm lại, không bị những mặc cảm làm hỏng những điều tốt đẹp phía trước. Như thế, việc dạy học về danh nhân lịch sử gắn với cuộc sống đời thường.
Chủ đề này liên quan đến các chủ đề khác, củng cố kiến thức và năng lực ở các chủ đề khác nhau trong tổng thể chương trình.
PV: Việc phát huy năng lực cho học sinh khi học về danh nhân lịch sử được thể hiện như thế nào ở kết quả học tập?
GS Phạm Hồng Tung: Về sản phẩm đầu ra của học sinh, trên cơ sở hiểu biết, các em có thể vẽ tranh, sáng tác truyện, thậm chí mô phỏng câu chuyện của nhân vật lịch sử để tạo ra kịch bản phim.
Ví dụ, từ câu chuyện "cân não" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh hay đánh chắc, tiến chắc ở Điện Biên Phủ, học sinh có thể tạo thành kịch bản phim.
Đó cũng là sản phẩm của công nghiệp văn hóa trong tương lai. Tất cả hoạt động dạy học đều hướng tới làm sản phẩm để giới thiệu du lịch hoặc làm ra vật phẩm, đồ lưu niệm thì các em mới chọn ngành liên quan đến lịch sử để khởi nghiệp, đồng thời tạo nên sự hứng thú với môn lịch sử.
Trong hướng dẫn về cách đánh giá chủ đề, giáo viên chú ý luôn đánh giá vào năng lực, không phải đánh giá kết quả là học sinh thuộc bài. Các em làm được sản phẩm sáng tạo dựa vào chất liệu lịch sử có thể cho điểm tối đa.
PV: Chương trình hiện nay đang để mở về thời lượng, không đóng đinh giáo viên phải dạy bao nhiêu tiết mà có thể linh hoạt. Việc linh hoạt nội dung và lựa chọn nhân vật lịch sử có phải là một thách thức khá lớn với giáo viên?
GS Phạm Hồng Tung: Từ việc phát triển chương trình, viết sách giáo khoa đến tập hợp học liệu là một khoảng cách khác nhau. Những danh nhân đề cập trong Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử chỉ là đề xuất mang tính gợi ý của Ban phát triển Chương trình mà thôi. Hãy coi đó là cơ hội lớn đối với giáo viên, trong cơ hội có thách thức và ngược lại.
Chỉ dạy một chủ đề mà học sinh biết hết lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, như dạy về Trần Quốc Tuấn mà biết lịch sử Đại Việt thời Trần hay biết Võ Nguyên Giáp là biết Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, Điện Biên Phủ... thế mới là giáo viên giỏi.
PV: Xin cảm ơn Giáo sư.
Trường trung cấp KT-KT miền Tây Nghệ An: 85% học viên tốt nghiệp có việc làm ổn định Năm học 2020 là năm dịch bệnh covid19 diễn ra gây hậu quả nặng nề về kinh tế cũng như tư tưởng của người dân, dịch bệnh diễn ra từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến quỹ thời gian tuyển sinh và đào tạo của nhà trường. Với chức năng được giao đào tạo nghề cho người dân khu vực...