Châm cứu cho nữ sinh bị đánh đến cấm khẩu ở Phú Thọ
Các bác sĩ nhận định, với trường hợp của Hà phải kiên trì nhưng khả năng hồi phục là rất cao.
Những ngày gần đây, thông tin nữ sinh Quyên Thị Phương Hà, học sinh lớp 11, Trường THPT Tử Đà (Phú Thọ) bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng vì hiểu lầm từ những dòng trạng thái em viết trên Facebook khiến dư luận không khỏi bất bình.
Vụ ẩu đả này xảy ra từ vài tháng trước, được nhà trường giải quyết ở mức độ kỷ luật, cảnh cáo các học sinh tham gia đánh nhau. Còn nạn nhân là em Hà tạm thời nghỉ học để gia đình chăm sóc.
ThS. Dương Văn Tâm đang tiêm thuốc cho Hà.
6 tháng nay, Hà không nói được. Em trở nên khép mình, chỉ giao tiếp với mọi người bằng cử chỉ hoặc viết ra giấy. Chiều 17/3, Hà được các bác sĩ BV Châm Cứu Trung ương liên hệ đưa xuống điều trị.
Video đang HOT
ThS. Dương Văn Tâm – Trưởng đơn vị Điều trị Liệt và Rối loạn ngôn ngữ trẻ em (BV Châm cứu Trung ương) cho biết, sau khi thăm khám cho thấy, bệnh nhân trí tuệ bình thường, không có những rối loạn tâm căn, không bị ảo giác… Hà bị mất khả năng nói do mắc chứng Can khí uất kết.
Đây là chứng bệnh do kinh hãi quá mức gây tổn hại đến chức năng phủ tạng khiến can khí xung lên, kết lại dẫn đến người bệnh không thể nói được. Để điều trị cho Hà, bệnh viện sẽ kết hợp điều trị Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Dùng phương pháp thanh nhiệt, giải uất, khai khiếu, bình can đờm… Đồng thời, áp dụng một số kỹ thuật cao trong việc điều trị, điện châm, thủy châm tăng khả năng điều khí cho bệnh nhân để có thể trở lại như bình thường.
Trước đây, BV Châm cứu Trung ương từng điều trị thành công cho một số ca bệnh mắc chứng Can khí uất kết, kết quả bệnh nhân hồi phục hoàn toàn bình thường. Đáng chú ý có ca bệnh chỉ sau một lần điện châm đã nói được ngay.
Tuy nhiên, theo ThS. Tâm, điều này cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Nếu trong vòng 1-2 tuần trở lại khi xảy ra tình trạng mất tiếng đột ngột vì những nguyên nhân tâm lý mà bệnh nhân nhập viện điều trị ngay thì kết quả hồi phục sẽ rất nhanh, chỉ vài ngày đến 1 tuần.
PGS.TS Nghiêm Hữu Thành – Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TƯ cũng cho biết, bình thường với ca bệnh này do đã để kéo dài quá lâu (6 tháng), việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng với kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, tiên lượng ca bệnh này sẽ cho kết quả khả quan. Đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ tâm lý, ngôn ngữ, châm cứu… luôn sẵn sàng để hỗ trợ điều trị cho Hà.
“Sau khi phát hiện con bị đánh, chúng tôi đưa con đi khắp các nơi điều trị nhưng không có tiến triển. Nhìn con im lặng mấy tháng trời không nói được lời nào khiến chúng tôi đau xót vô cùng. Gia đình đã suy sụp, bi quan, không ngờ qua báo chí, các bác sĩ chủ động liên hệ để hỗ trợ điều trị cho cháu. Gia đình chúng tôi rất vui mừng” – ông Quyên Văn Phòng (bố của Hà) nói.
Hiện tại, sau 3 ngày điều trị, tình trạng của Hà có chiều hướng tốt dần lên. Hà tuy chưa nói được nhưng đã vui vẻ, tươi tỉnh hơn. Thay vì ngồi thui thủi một chỗ, Hà có sự giao tiếp với bên ngoài, đi quanh các phòng bệnh, hợp tác tốt với các bác sĩ điều trị…
Theo P. Thuận/Báo Gia Đình & Xã Hội
Căng thẳng và khả năng phục hồi sau cơn đau tim ở phụ nữ
Nghiên cứu mới cho thấy trong số những người trẻ tuổi và trung niên từng có một cơn đau tim, phụ nữ trải qua mức độ cao hơn của căng thẳng về tinh thần so với nam giới, và những căng thẳng đó có thể tác động tiêu cực đến khả năng phục hồi.
Căng thẳng có thể làm bệnh tim thêm trầm trọng - Ảnh: Shutterstock
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ, phó giáo sư về sản phụ khoa Xiao Xu tại Đại học Yale ở New Haven, tiểu bang Connecticut, Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ rằng, mỗi năm khoảng 720.000 người ở Mỹ trải qua một cơn đau tim, và trong số đó, khoảng 35.000 trường hợp xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dưới 65.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng căng thẳng tinh thần có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể và khuyến khích sự hình thành mảng bám trong động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim. Ngoài ra, stress cũng có liên quan đến hành vi nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả việc không tuân theo phác đồ điều trị.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Xu cùng các đồng sự của cô phân tích dữ liệu của 2.397 phụ nữ và 1.175 nam giới trong độ tuổi 18-55 và tất cả người tham gia sống sót sau cơn đau tim. Nhóm nghiên cứu cuối cùng phát hiện khả năng phục hồi sau cơn đau tim ở phụ nữ thấp hơn nhiều so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ cũng được tìm thấy cao hơn đáng kể của căng thẳngvề tinh thần so với đàn ông, và đây là lý do các nhà nghiên cứu có thể phần nào giải thích sự phục hồi của họ kém hơn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ có tác dụng nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét căng thẳng và các yếu tố tâm lý xã hội khác có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân sau cơn nhồi máu cơ tim, theo Medicalnewstoday.
Một trong những tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Harlan Krumholz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá kết quả tại Bệnh viện Yale và một giáo sư tại Trường Y tế cộng đồng tại Đại học Yale cũng cho biết thêm, những phát hiện này giúp hỗ trợ cho một nghiên cứu của Medical News Today vào tháng 10.2014, trong đó các nhà nghiên cứu tìm thấy những tác động của căng thẳng tinh thần lên tim khác nhau giữa nam giới và phụ nữ.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American College of Cardiology, nhóm nghiên cứu phát hiện phụ nữ tiếp xúc với căng thẳng tinh thần có nhiều khả năng dẫn đến nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, làm giảm lưu lượng máu đến tim và hình thành cục máu đông sớm hơn so với đàn ông bị căng thẳng.
Trúc Lam
Theo Thanhnien
Làm cách nào để hồi phục sau đột quỵ? Di chứng của đột quỵ thường rất nghiêm trọng, từ viêm phổi đến liệt nửa người và rất khó để hồi phục. Mới đây, David Roland đã có một nỗ lực thần kì trong việc hồi phục chức năng hoạt động của não bộ sau cơn tai biến. Từ trước đên nay, đột quỵ luôn là một mối đe doạ ngầm trong cuộc...