Chăm chăm vào đại học
Tâm lý coi trọng bằng cấp, những yếu kém trong hướng nghiệp, thiếu cơ chế ưu tiên trường nghề khiến nhiều chính sách, giải pháp về phân luồng học sinh học nghề được đưa ra từ nhiều năm nay rơi vào bế tắc.
PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, cho biết mỗi năm, nước ta có khoảng 1,2 triệu học sinh (HS) tốt nghiệp THCS nhưng chỉ 5%-10% vào học tại các cơ sở dạy nghề; gần 1 triệu HS tốt nghiệp THPT nhưng có tới 80% chọn con đường vào ĐH, CĐ.
Trượt 3 năm vẫn thi ĐH
Mặc dù trên thực tế, số HS vào ĐH, CĐ chỉ khoảng 60% nhưng số không đỗ cũng không vào các trường nghề. TS Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương – dẫn chứng: “Có những HS thi trượt ĐH đến năm thứ 3 nhưng vẫn kiên quyết thi lại mà không chịu học nghề. Trong khi đó, xã hội lại tôn vinh những trường hợp này là có chí, kiên trì mà không nghĩ rằng đây chính là sự lãng phí lao động, tiền bạc vô cùng lớn”.
Học viên học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng trong giờ thực hành Ảnh: Tấn Thạnh
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2010-2011, trong tổng số hơn 2 triệu HS tốt nghiệp THCS và THPT, chỉ có 330.000 (tương đương 16,1%) vào học hệ TCCN, không có đối tượng học hệ dạy nghề. Trong khí đó, cũng trong năm này, số HS tốt nghiệp THPT là trên 940.000 thì tuyển vào ĐH gần 513.000, chiếm tỉ lệ 54,5%. TS Nguyễn Đắc Hưng cho biết số liệu này cho thấy mặc dù đã rất cố gắng nhưng chủ trương phân luồng nhiều năm qua vẫn không thực hiện được. Chính bất cập trong phân luồng đã làm cho cơ cấu nhân lực của nước ta không đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến, chính bất cập trong phân luồng nên cơ cấu nhân lực của nền kinh tế nước ta rất bất hợp lý và xu hướng ngày càng bất hợp lý hơn về tỉ lệ giữa ĐH, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đáng lẽ trong nền kinh tế chuyển sang hướng công nghiệp hóa thì tỉ lệ lao động trong các ngành cơ khí, kỹ thuật phải tăng lên nhưng ở nước ta lại ngược lại.
Chê học nghề
Theo khảo sát của TS Nguyễn Đắc Hưng, trong số những nguyên nhân khiến HS chê học nghề, chỉ có 60% ý kiến cho rằng giáo viên (GV) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đáp ứng được đối tượng HS tốt nghiệp THCS cả về số lượng và chất lượng, có 63% ý kiến đồng ý với nhận xét chương trình hiện nay chưa phù hợp đối tượng tuyển sinh đầu vào là THCS. Trong khi đó, có tới 89,9% ý kiến cho rằng chưa có chính sách khuyến khích người học là một trong những nguyên nhân cản trở phân luồng HS.
Video đang HOT
Để phân luồng hiệu quả, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, đề xuất không thể chậm trễ mà phải có những quyết sách nhằm thực hiện các tiêu chí về giáo dục nghề nghiệp như điều phối việc xác định chỉ tiêu đào tạo theo từng mã ngành của các bậc, hệ, từ sơ cấp, trung cấp đến ĐH và sau ĐH. “Cho thực hiện mô hình đào tạo hệ CĐ 9 5 nhằm thu hút HS vào học ngay sau THCS, tùy theo trình độ và năng lực của từng em. Đầu ra có thể sau 2 năm là công nhân lành nghề, sau 3 năm nhận bằng trung cấp và sau 5 năm nhận bằng CĐ” – ông Thanh nói.
Ở một góc độ khác, TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP, cho biết số HS hao hụt tại các trường TCCN và dạy nghề thường chiếm tỉ lệ 40%-50% nên giáo dục hướng nghiệp không chỉ dừng lại ở các trường THCS, THPT mà còn phải tiếp tục và thường xuyên cho HS khi mới bước vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm góp phần ổn định tư tưởng, thúc đẩy động cơ học tập của các em…
Thiếu giáo viên dạy nghề
Các chuyên gia cho rằng nhiều gia đình và HS không lượng được sức học của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm. Tâm lý xã hội coi trọng bằng cấp thì còn tồn tại những nguyên nhân như hệ thống thông tin thị trường lao động còn nghèo nàn, việc đầu tư của nhà nước và của xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp bị hạn chế. “Một nguyên nhân không nhỏ nữa là quy mô các cơ sở dạy nghề còn yếu kém, chỉ tính riêng các trường TCCN, nếu mỗi năm tuyển thêm khoảng 100.000 HS tốt nghiệp THCS thì GV phải tăng thêm ít nhất 5.000 người. Để đáp ứng tỉ lệ GV/HS như quy định thì GV dạy nghề và TCCN cần phải tăng thêm ít nhất 20.000 người”- TS Nguyễn Đắc Hưng cho biết.
Theo VNE
Vượt ngàn cây số chỉ mong nhìn Đại tướng lần cuối
Trời chiều thu tháng 10, trên con phố Hoàng Diệu nắng bảng lảng hắt xen qua các kẽ lá, hàng ngàn người chầm chậm bước, thẫn thờ trong nước mắt để vào nhà viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nỗi buồn riêng thành nỗi buồn chung cho cả dân tộc khi vĩnh viễn xa một vị thủ lĩnh tinh thần, một vị Tướng đã đi vào huyền thoại...
Hàng ngàn người trật tự xếp hàng đợi viếng Đại tướng.
Vượt ngàn cây số chỉ mong nhìn thấy Đại tướng lần cuối cùng
14h ngày 6/10, con đường Hoàng Diệu nối đến số nhà 30 nơi tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chật cứng người. Trong dòng người chầm chậm bước, một người phụ nữ da sạm đen, dáng vẻ mệt mỏi ngồi tựa bên gốc cây cổ thụ. Người phụ nữ ấy vừa trải lòng với phóng viên trong nức nở, chị tên là Trần Quỳnh Mai (53 tuổi) quê tận vùng Bình Dương xa xôi.
Bắt xe đò vượt hàng ngàn cây số, chị đặt chân đến Hà Nội chỉ mong mỏi được một lần trông thấy Đại tướng, người Anh hùng mà chị mới chỉ nghe bố, rồi ông nội kể mà chưa một lần gặp mặt. Chẳng mang hoa, chẳng mang hương như những người khác, giữa đoàn người chầm chậm bước, người phụ nữ ấy mang theo tấm lòng và những dòng nước mắt thành kính.
Chị Trần Quỳnh Mai (53 tuổi) từ Bình Dương ra Hà Nội viếng Đại tướng.
Dù cũng chỉ mới biết tin Đại tướng không còn, một bà cụ chỉ với ký ức một lần may mắn được gặp Đại tướng đã gần như ngay lập tức tìm ra Hà Nội. Bà tên là Nguyễn Thị Cúc. Bà nói với chúng tôi quê bà nằm mãi tận cuối dải đất Thanh Hóa, năm nay tuổi cũng ngoại thất tuần.
"Tôi vừa vào viếng rồi, từ lúc vào viếng cụ xong tôi chỉ muốn ngồi đây, tôi muốn được đưa cụ về nơi an nghỉ...", bà nói trong nỗi nghẹn ngào. Bà Cúc kể, như là duyên nợ, một lần duy nhất bà được gặp Đại tướng ở Trường Thống kê nghiệp vụ Xuân Mai.
Hình ảnh khoan từ của một vị Đại tướng, những lời dặn dò... tất cả vẫn gần như nguyên vẹn, không thể nào phai nhạt. "Bác hỏi tôi ở đâu, nhà tôi làm gì, rồi bác dặn tôi phải cố gắng hết sức trẻ để cống hiến cho đất nước, đó là năm 1966 ở Xuân Mai, tôi vẫn nhớ rõ...", bà Nguyễn Thị Cúc kể.
Đại tướng sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi
Chưa một lần có may mắn được gặp, chỉ nghe nói về Đại tướng qua sách báo, thế nhưng tin Đại tướng không còn khiến ai nấy đều thảng thốt, bàng hoàng. Từ miền quê Thiệu Hóa (Thanh Hóa), chị Nguyễn Thị Nhàn cùng chồng và hai đứa con vội vã tìm ra Thủ đô.
Lau vội mồ hôi cho đứa con trai 3 tuổi, chị Nhàn bộc bạch: "Cả nhà tôi kịp ra Hà Nội từ hơn 7 giờ tối qua, nghe tin cụ mất, vợ chồng con cái chẳng kịp nghĩ gì nhiều, chỉ biết thấy lòng mình đau xót lắm. Chúng tôi xếp hàng hơn ba tiếng đồng hồ rồi, chỉ mong được vào thăm viếng ngôi nhà mà cụ đã từng sống và làm việc và để cho cháu Gia Bảo (con trai chị Nhàn - PV) được thấy hình ảnh của vị Tướng giữa đời thường...".
Dòng người chờ vào viếng Đại tướng.
Trong đoàn người vào viếng, tôi chú ý hơn cả vào hai cha con anh Nguyễn Hữu Quảng. Cậu bé mới hơn 6 tuổi ngồi trên lưng cha, xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ, lưng áo cả hai đã ướt đẫm mồ hôi. Anh Quảng nói: "Hai cha con cùng nhìn vào bức ảnh Đại tướng là bao mỏi mệt tan hết. Tôi và cậu con trai theo dòng người đợi viếng Đại tướng hàng giờ, chúng tôi ở Hoàng Mai (Hà Nội). Có xếp thế này chứ có lâu bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng đợi để được vào nhà viếng bác Giáp".
Anh Quảng kể, nghe tin Bác Giáp mất mà anh thấy lạnh người, anh chạy ra hiệu sách hỏi mua liền bốn cuốn nói về Đại tướng kèm theo một bức ảnh. Mua xong, cả hai cha con thức gần trọn hết đêm để đọc những dòng tư liệu về vị Anh hùng ấy. Tôi hỏi cháu bé Thế Minh Hoàng (con anh Quảng), có biết ai ở trong ảnh cháu đang cầm không. "Dạ, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp...", cậu bé Minh Hoàng dõng dạc trả lời.
"Tôi đọc nhiều sách về cụ rồi, dù chưa một lần được gặp cụ, với tôi cụ là một người Anh hùng của dân tộc. Tôi đưa cháu đi viếng cụ cũng là một cách giáo dục cho cháu. Với tôi, và cả với con tôi, cụ mãi là Anh hùng, cụ luôn sống mãi...", anh Quảng bộc bạch.
Những tấm lòng thành kính vĩnh biệt Đại tướng.
Cũng như cha con anh Nguyễn Hữu Quảng mang tấm lòng thành kính mong một lần gặp vị Anh hùng của dân tộc, ông Võ Duy Liêm (74 tuổi) quê Nam Định cùng gia đình kiên nhẫn trong dòng người suốt hơn hai giờ đồng hồ. "Tôi nhập ngũ năm 1968, thuộc đơn vị E335 đóng tại vùng Thượng Lào, viếng Đại tướng mấy bố con tôi chỉ vội mang theo một bó hoa để viếng hương hồn cụ thôi. Tôi chưa có may mắn được gặp cụ nhưng với tôi cụ là một người đồng đội, một người chỉ huy, một Anh hùng cụ vẫn sẽ sống mãi...". Như nghẹn lại, người đàn ông này vội quay đi lau nhanh đôi dòng nước mắt đang chảy.
17 giờ, dòng người vẫn chầm chậm nối dài. Tìm trên đường Hoàng Diệu, tôi gặp lại người phụ nữ quê Bình Dương tên Trần Quỳnh Mai đang thẫn thờ ngồi nhìn xa xa vào số nhà 30: "Tôi được viếng nhà cụ rồi, nhưng tôi muốn ngồi lại, tôi muốn sẽ được đến viếng cụ ở nhà tang lễ nữa để được nhìn cụ một lần cuối trong đời..." .
Và cứ thế, dòng người tiếp tục nối dài trong niềm tiếc nuối khôn nguôi. Hết giờ thăm viếng, vẫn chưa ai muốn rời khỏi ngôi nhà của Đại tướng. Khi người nhà của cụ ra cảm ơn và thông báo sẽ vẫn mở cửa đón bà con đến viếng đến ngày 11/10, bà con mới thẫn thờ ra về...
Theo PLVN
Lỗi lầm ngày chồng đi công tác Diệp bất lực nhìn 2 người đàn ông mang đứa bé chưa đầy 1 tuần tuổi đi làm xét nghiệm AND để tìm cha cho nó... Diệp vui mừng báo tin mang thai với Vĩnh, chồng cô. Anh ôm cô, cười hạnh phúc. Cô biết, anh rất yêu trẻ nhỏ và luôn mong chờ đứa con này. Nằm trong vòng tay chồng, Diệp...