Chăm bố nằm viện cả tháng trời, ông “trả công” cho vợ chồng tôi bằng một câu nói đau điếng
Chồng tôi lắc đầu ngán ngẩm, thở dài bảo đời đúng là quá bất công.
Tuy không sống chung với bố mẹ nhưng tôi lại là người chăm sóc ông bà nhiều nhất. Bố mẹ tôi sống với anh trai và chị dâu, cả 2 đều bận bịu công việc, ít khi hỏi han, quan tâm đến bố mẹ. Tôi làm tự do, sáng bán đồ ăn ở trước cổng trường tiểu học, chiều đi rửa chén bát thuê cho hàng phở, tối bán thêm xiên que. Tiền bạc không ổn định nhưng thời gian thì thoải mái, muốn nghỉ khi nào cũng được. Viện vào lý do đó, cứ đau bệnh hay cần đi đâu, mẹ lại gọi cho tôi trước. Bà luôn nói tôi rảnh rang, không làm cơ quan nhà nước như anh chị nên phải chở bà đi.
3 tháng trước, vợ chồng tôi dự định thuê mảnh đất ở trước cổng trường cấp 2 của bố mẹ để mở quán ăn. Việc này vừa để chúng tôi có công việc làm ổn định, thu nhập cũng tốt hơn chứ không bấp bênh như hiện tại. Phần vì mảnh đất đó, bố mẹ tôi cũng chưa định cho ai, chỉ bảo để sau này dưỡng già, ai nuôi ông bà thì ông bà sang tên sổ đỏ cho. Tôi nói với mẹ, bà đồng ý cho tôi thuê với giá 3 triệu/tháng, bằng với mức giá bà đang cho người khác thuê.
Tôi ngậm ngùi lắm, không ngờ mẹ lại sòng phẳng đến thế, sẵn sàng lấy tiền con gái bằng với người dưng. Buồn thì buồn nhưng tôi vẫn đưa đủ cho mẹ số tiền trên.
Bố đòi tiền thuê đất dù vợ chồng tôi chăm sóc ông gần cả tháng trời ở bệnh viện. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Buôn bán đang tiến triển tốt đẹp, lượng khách quen dần ổn định thì bố tôi bị té ngã, phải nhập viện điều trị hơn tháng vì gãy xương sườn và xương chân. Vợ chồng anh trai lấy lý do công việc nên chỉ đến bệnh viện chăm nom được 1 tuần. Mẹ thì nói sợ mùi thuốc sát trùng nên nhất định không đi, chỉ nấu ăn cho con cái đem vào viện. Còn lại, vợ chồng tôi thay phiên nhau chăm ông. Cả tháng trời, chúng tôi phải nghỉ bán vì không thể vừa lo chăm bố, vừa lo con cái, vừa mở tiệm được. Tôi ốm đi thấy rõ, da mặt cũng sạm đi nhiều vì thiếu ngủ lại thường xuyên chạy đi chạy lại.
Vậy mà từ bệnh viện về được vài ngày, bố mẹ đã gọi tôi về, đòi tiền thuê đất. Bố tôi nói anh trai đóng tiền viện phí nhiều quá, vợ chồng tôi chỉ có công chăm thôi là “hời” rồi, tiền nào ra tiền nấy, tôi vẫn phải trả ông 3 triệu để ông bà lo ăn uống.
Dù tôi giải thích trong tháng vừa qua, tôi đóng cửa hàng để chăm ông ở viện, không có thu nhập; ông vẫn không chịu. Ông nói tôi tự sắp xếp chứ không thể bảo chăm bố là được miễn tiền thuê đất. Chồng tôi đứng cạnh, vẻ mặt bực tức, thất vọng. Anh ấy lắc đầu, bảo đời đúng là bất công rồi bỏ về.
Giờ tôi không biết có nên đưa tiền cho bố không? Chồng thì bảo tôi trả đủ đi rồi tìm chỗ khác thuê, anh không muốn liên can đến nhà ngoại nữa. Tôi đứng giữa, không biết nên làm sao cho đúng vì sau chuyện này có thể chồng tôi sẽ không bao giờ bước chân vào nhà vợ nữa.
Nhìn cảnh hàng xóm xua đuổi cụ già, mẹ tôi ngậm ngùi nói câu xót xa
Điều khiến mọi người trong xóm đau xót chính là chị ta đang xua đuổi, mắng nhiếc chính mẹ mình, người đã sinh ra và nuôi dưỡng chị ấy nên vóc dáng hình hài để được như ngày hôm nay.
Mấy hôm trước, khi đang cùng mẹ tỉa tót lại cây hoa giấy, tôi chợt nghe tiếng la mắng vang dội từ góc xóm vọng lên. Đưa mắt dõi sang, tôi chứng kiến cảnh người phụ nữ hàng xóm quăng túi đồ ra ven đường, miệng thốt ra những lời cay nghiệt xua đuổi một bà cụ.
Điều khiến mọi người trong xóm đau xót chính là chị ta đang xua đuổi, mắng nhiếc chính mẹ mình, người đã sinh ra và nuôi dưỡng chị ấy nên vóc dáng hình hài ngày hôm nay. Dường như cảnh tượng ấy cũng thấu được lòng trời. Trong khi cụ bà đau xót nhặt túi quần áo lên lụm khụm bước ra khỏi nhà thì hai đứa con của chị liền chạy ùa theo trong tiếng khóc nức nở, níu chặt tay bà ngoại và quyết đi theo bà không buông.
Mẹ tôi ngậm ngùi buông câu đứt quãng "con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày...".
Thương mẹ già bị con cái đuổi ra khỏi nhà. Ảnh minh họa: Freepik
Thật ra bà cụ vốn có một mảnh đất cùng căn nhà nho nhỏ để sinh sống, nghỉ ngơi cho tuổi xế chiều. Nhưng khi biết tin nhiều người từ thành phố lớn đổ về mua đất với giá cao, 8 người con của cụ thay phiên nhau đến nhà nài nỉ mẹ bán đất để chia đều số tiền cho từng người. Sau đó, cụ muốn ở nhà ai thì ở vì cụ đã già yếu, sống một mình đêm hôm có chuyện chi không hay lại trở tay không kịp.
Thế là cụ đồng ý bán đi mảnh đất có ngôi nhà che chở mình bao mùa nắng mưa. Mà đúng ra là cụ đâu thể chịu nổi cảnh lúc có vợ chồng đứa này qua ỉ ôi, lúc khác lại đứa kia sang hối thúc, không ngày nào được bình yên mà sống.
Sau khi bán được mảnh đất, cụ đến nhà con gái út - người vừa ly hôn chồng mấy tháng, đang có con nhỏ nheo nhóc - giúp con chăm cháu.
Cuộc sống chung chỉ êm xuôi được lúc đầu. Khi có tiền trong tay chị lao vào các trò cá cược, lô tô, số đề, bài bạc... cùng mấy bà trong xóm. Lúc thắng thì không sao, hôm nào thua về chị lại trút giận lên đứa con còn nhỏ dại khi nó lao vào lòng mẹ nũng nịu vì nhớ mong.
Chứng kiến chị đánh chửi con mình nhẫn tâm, bà cụ can ngăn thì bị chị trút giận lên đầu. Chị mượn cớ đi làm mệt mỏi, cụ ở nhà chỉ việc nấu cơm cũng không nên mắng chửi, đuổi cụ đi.
Đến hôm nay, tôi bắt gặp mẹ ngồi thẫn thờ trước mái hiên, phóng tầm mắt nhìn về phía chân trời xa xăm với nỗi buồn sâu thẳm. Mẹ mất đi công việc đã gắn bó mấy chục năm qua bởi sự yếu thế trước xã hội bon chen, xô bồ.
Công việc ấy đã giúp mẹ nuôi anh em chúng tôi ăn học nên người. Đã nhiều lần tôi muốn mẹ nghỉ ngơi vì tuổi đã cao, tôi sẽ chăm lo cho mẹ tất cả. Nhưng chứng kiến bao cảnh đời éo le, đặc biệt chuyện của bà cụ trong xóm mấy ngày qua, tôi hiểu mẹ đang rất trăn trở.
Tôi nắm lấy bàn tay khô cằn, gân guốc một đời tảo tần hy sinh vì con cháu trấn an tâm lý mẹ.
Chợt nghĩ, dù cuộc sống có hiện đại như thời nay, hay có đơn sơ nhà tranh vách lá như thuở xưa thì cha mẹ cũng luôn là người yêu thương, nuôi dưỡng con cái vô điều kiện. Dù cha mẹ có già yếu, mắt có mờ, chân có đau thì trong trái tim bao la vẫn chất chứa hình bóng từng người con, bởi con cái chính là một phần thân thể của họ.
Nhưng tình cảm con dành cho cha mẹ thì đâu phải lúc nào cũng được trọn vẹn như vậy. Nên nhiều khi ta bắt gặp những cảnh chua xót về tình mẫu tử trong cuộc sống quanh mình mà đành ngậm ngùi trước câu nói ông bà đã đúc kết: "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày".
Câu hỏi của con gái khiến tôi vội vã từ chối lời cầu hôn của bạn trai Được bạn trai cầu hôn, tôi vui sướng, hạnh phúc vì đã tìm được bến đỗ mới của cuộc đời. Nhưng rồi, tôi đã ngậm ngùi từ chối anh. Tôi là mẹ đơn thân đã hơn 6 năm rồi; con gái tôi cũng đã tròn 8 tuổi. Trước đây, tôi từng kết hôn nhưng cuộc sống không hạnh phúc, dẫn đến việc đổ...