Chấm bài thi trắc nghiệm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 như thế nào?
Niêm phong dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm được thực hiện dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản. Sau đó, 1 đĩa gửi về Bộ GD-ĐT; 1 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi; 1 đĩa Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm.
Nhằm đảm bảo tính công bằng, hạn chế những sự việc đáng tiếc cũng như gian lận xảy ra, Bộ GD-ĐT đã công bố văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp năm 2019. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định các bước chấm bài thi trắc nghiệm như sau:
Bước 1. Nhận bài thi từ Hội đồng thi
Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm nhận các túi bài thi từ Hội đồng thi trong tình trạng nguyên niêm phong của điểm thi. Thực hiện quy trình bảo quản bài thi tại phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy chế thi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Bước 2. Quét phiếu trả lời trắc nghiệm
Phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi.
Thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm đếm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét; quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định.
Sao lưu toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) ra đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD0) thành 03 bộ đĩa giống nhau, bàn giao 01 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 01 bộ đĩa Ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 01 bộ đĩa gửi về Bộ GD-ĐT;
Video đang HOT
Bước 3. Nhận dạng ảnh quét
Thực hiện chức năng nhận dạng ảnh của Phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng văn bản (text) đã được mã hóa.
Xuất dữ toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra đĩa 03 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD1) giống nhau bàn giao 01 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 01 bộ đĩa Ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 01 bộ đĩa gửi về Bộ GD-ĐT.
Bước 4. Sửa lỗi
Cán bộ kỹ thuật trực tiếp dùng chức năng sửa lỗi kỹ thuật của phần mềm chấm thi trắc nghiệm để tiến hành sửa lỗi kỹ thuật của bài thi (nếu có).
Sau khi sửa xong tất cả các lỗi kỹ thuật, in tất cả biên bản sửa lỗi giao cho Trưởng ban chấm phúc khảo.
Xuất dữ toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng sau đã sửa tất cả các lỗi (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra 03 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD2) giống nhau bàn giao 01 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ , 01 bộ đĩa Ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 01 bộ đĩa gửi về Bộ GD-ĐT.
Bước 5. Chấm điểm
Mở niêm phong đĩa dữ liệu (đáp án) do Bộ GDĐT cung cấp.
Nạp dữ liệu chấm từ đĩa dữ liệu vào phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chấm điểm.
Thực hiện chức năng chấm điểm của phần mềm chấm thi trắc nghiệm.
Xuất toàn bộ dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (đã mã hóa) từ phần mềm chấm thi trắc nghiệm và ghi vào 03 bộ đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD3) giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 01 đĩa gửi về Bộ GD-ĐT; 01 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi; 01 đĩa Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ.
Theo congly.vn
Tiến sĩ Ngữ văn "mổ xẻ" đề thi thử THPT Quốc gia 2019 của Hà Nội
TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) đã sớm có những phân tích kỹ càng với đề thi Ngữ văn. Đây là môn thi đầu tiên thuộc kỳ thi khảo sát THPT Quốc gia 2019 của học sinh Hà Nội, vừa diễn ra sáng nay 27/3.
Nhận định về đề kiểm tra khảo sát lơp 12 THPT môn Ngữ văn, TS Trịnh Thu Tuyết cho biết, cấu trúc đề về cơ bản đã cập nhập được mô hình đề minh họa cho kì thi THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT.
Đi sâu hơn vào đề thi, TS Thu Tuyết nhận định, ở phần câu hỏi đọc hiểu, ngữ liệu đọc hiểu là một trích đoạn trong nhật ký Đặng Thùy Trâm - Ngữ liệu có giá trị biểu cảm, đưa đến cho học sinh những xúc cảm mới về một thời đã cũ, thời chiến tranh đã khá xa với các em.
Học sinh THPT Lê Lợi (Hà Đông) tham gia thi thử môn Ngữ văn sáng nay. Ảnh: Nguồn Kinh tế đô thị
Tuy nhiên toàn bộ đoạn trích là một lời tự sự, giãi bày bộc bạch, tựa như một bức tranh tất cả đều ngoại hiện, cho nên hầu như không có nhiều vấn đề cho đọc hiểu.
Chính sự ngoại hiện tất cả các tầng ý nghĩa của ngữ liệu đã khiến cho các câu hỏi đọc hiểu dù có ý thức phân loại thành các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao nhưng tất cả đều ở mức độ thấp, chưa hoàn toàn tương xứng với sự tập dượt cho kì thi THPT quốc gia.
Ngoài ra, có thể thấy nội dung câu hỏi 1 và câu hỏi 3 là trùng lặp, dù được hỏi ở những mức độ khác nhau.
"Với yêu cầu vận dụng cao, nhưng câu hỏi 4 chưa đạt tới mức độ đó, bởi yêu cầu khá mơ hồ, chung chung: "Suy nghĩ của anh chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm..." - TS Thu Tuyết nhận xét.
Ở câu nghị luận xã hội, TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng phần câu hỏi này đã đảm bảo đúng yêu cầu về dung lượng đoạn văn (200 chữ). Tuy nhiên phần giới hạn vấn đề cần có định hướng cụ thể hơn.
Theo đó, yêu cầu trong câu lệnh "suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những năm tháng "bom rơi đạn nổ" rất có thể sẽ khiến học sinh biến đoạn văn thành một bài văn thu nhỏ khi bàn luận về cả một thế hệ người Việt Nam trong chiến tranh với rất nhiều bình diện nội dung có thể triển khai: hoàn cảnh chiến tranh/cách sống và chiến đấu/nguyên nhân/vai trò/bài học...
Vì thế, cần xác định cụ thể yêu cầu nghị luận phù hợp với đoạn văn, ví dụ "Từ nội dung được gợi ra từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò (hoặc nguyên nhân cách sống) của thế hệ thanh niên trong những năm tháng "bom rơi đạn nổ".
Cuối cùng, đối với câu nghị luận văn học, theo nữ giáo viên, yêu cầu nghị luận đã bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ cho kì thi THPT quốc gia 2019, cụ thể là yêu cầu phân tích 2 khổ thơ trong hai đoạn khác nhau của bài Sóng để làm sáng tỏ một nhận định trong đề
Tuy nhiên, cách diễn đạt câu lệnh của đề còn bị rối và lủng củng khi đề cập đến "ý kiến nhận xét" trong câu đầu, lại yêu cầu "làm sáng tỏ nhận định trong câu sau". Nên chăng diễn đạt lại câu lệnh cho sáng rõ, ví dụ: "Ạnh/chị hãy phân tích hai khổ thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ nhận xét: "Đó là những vần thơ thể hiện một tình yêu vừa rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi".
Hôm nay (27/3), toàn bộ học sinh khối 12 các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP Hà Nội tham gia đợt kiểm tra khảo sát chất lượng, "tập dượt" trước kì thi THPT Quốc gia chính thức. Buổi sáng, các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.
Tham gia đợt kiểm tra khảo sát, mỗi thí sinh theo học hệ THPT phải dự kiểm tra 4 bài, trong đó có 3 bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh) và một bài do học sinh tự chọn trong số 2 bài: Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo phunuvietnam.vn
Đề thi thử môn Lịch sử THPT quốc gia 2019 ở Hà Nội Ngày 29/3, thí sinh ở Hà Nội hoàn thành đợt kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12. Theo đó, bài thi Khoa học xã hội gồm 3 môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Mỗi môn gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Dưới đây là đề thi thử môn Lịch sử, mã đề 001: Gợi ý đáp án...