Cha mẹ và thầy cô cần “vực” tinh thần cho trẻ ngay khi vừa quay trở lại trường
Tâm lý của các em học sinh là rất quan trọng nếu như được quay trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 chưa bao giờ được đến trường.
“Sau một thời gian quá dài trẻ phải học trực tuyến mà không được đến trường vì dịch bệnh, và khi các con được quay trở lại trường học trực tiếp, sau những háo hức vui mừng đi qua thì chúng ta thấy có rất nhiều thứ phải chuẩn bị cho các con như:
Những kĩ năng bị “lãng quên” vì phải ở nhà quá lâu, các mối quan hệ ở trường lớp trở nên lỏng lẻo, không ít các con lớp 1, lớp 6, lớp 10 là đầu cấp chưa hề gặp bạn bè mới và thầy cô từ đầu năm học, không ít con sẽ không quen với lịch trình của học trực tiếp…tất cả những việc đó có thể làm suy giảm động lực học tập.
Bên cạnh đó, khi các con chưa quen, chưa thích nghi với một lịch học trực tiếp nên những ngày đầu có thể dậy muộn, đi học muộn, quên đồ dùng sách vở…đến lớp có thể có những hành vi bực bội, cáu gắt vô cớ, và đó là những việc mà cha mẹ và thầy cô cần chuẩn bị cho các con trong những ngày đầu vừa đi học trở lại”, đó là ý kiến của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam – Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam – Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam – Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam – Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Theo thầy Nam: “Với tư cách là một phụ huynh, tôi thấy để đưa các con trở lại trường một cách bền vững, đó là niềm vui nhưng cũng cần có 3 sẵn sàng:
Thứ nhất: Từ trước Tết đến nay các trường đều có công tác chuẩn bị kĩ lưỡng, vệ sinh phòng dịch, lịch trình đón học sinh, thầy cô được tập huấn với nhiều “kịch bản” đối phó nếu có tình huống xấu xảy ra, có những buổi nói chuyện online với các kĩ năng để các con tự biết cách phòng dịch, tự chăm sóc bản thân, sức khỏe tinh thần…khi được đi học trực tiếp.
Thứ hai: Phụ huynh sẵn sàng. Nếu đã cam kết cho các con trở lại trường thì bản thân cha mẹ cũng phải có trách nhiệm cùng với ngành giáo dục đưa con trở lại trường. Phụ huynh phải khuyến khích con dậy sớm, đi học đúng giờ, thực hiện tuân thủ 5K, khởi động kết nối lại với các hoạt động học tập, nếu có những thông tin sai lệch thì cũng phải trấn an các con.
Thứ ba: Học sinh cũng phải sẵn sàng. Sau một khoảng thời gian rất dài các em học trực tuyến ở nhà, bây giờ là lúc các em sẵn sàng vận động bởi khi học ở nhà rất ít vận động, nhưng đã quay trở lại trường thì các hoạt động rất cần phải tham gia, không được lười như khi học ở nhà nên cần phải có sự chuẩn bị về mặt thể chất.
Hơn nữa, các con cần phải chuẩn bị cả về mặt tâm thế tình cảm, tự tin, các kĩ năng giao tiếp, ứng xử một cách thân thiện lại. Cũng cần chuẩn bị cả về mặt xã hội, tái kết nối với bạn bè, thầy cô chứ bây giờ là kết nối trực tiếp chứ không phải qua mạng.
Về mặt trí tuệ cũng cần phải khởi động bởi khi học trực tuyến sự tập trung sẽ kém hơn bởi cùng một lúc các em phải vận động đa nhiệm. Sự sắc bén của hệ thần kinh khi phải học trực tuyến sau một thời gian bị Stress nhiều nên cũng đã bị giảm.
Tâm lý của các em học sinh là rất quan trọng nếu như được quay trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 chưa bao giờ đến trường. Đến thời điểm này quay trở lại trường thì chúng ta nên tổ chức ngày quay trở lại trường, coi như là ngày “tiệc” đến trường, sẽ có chụp ảnh với thầy cô, với bạn để tạo nên mối liên kết và tâm thế mình gắn bó với tập thể này.
Khi đã có đủ 3 sẵn sàng đó thì việc các em quay trở lại trường sẽ bền vững, bên cạnh các yếu tố an toàn về mặt y tế thì yếu tố tâm lí sẽ phải được đề cao như vậy”.
Mỗi mẩu giấy là những cảm xúc, mong ước của học sinh trong ngày đầu tiên quay trở lại trường học. Ảnh: NVCC.
Cần chuẩn bị tâm lý tránh kì thị
Thầy Nam cho biết: “Sau một thời gian dài chúng ta khuyến khích các con ở nhà bởi bên ngoài có nhiều nguy cơ nhiễm dịch bệnh, dẫn đến hiện nay có nhiều em nhạy cảm thái quá. Với những em đã từng là F0, F1 có thể có những nhận thức chưa đúng, chúng ta cũng cần phải nói với các con rằng những bạn vô tình mắc dương tính với vi rút là các bạn đó không làm gì sai, không có gì đáng ngại, vậy chúng ta không nên đối xử khác biệt với những bạn này.
Video đang HOT
Vì vậy cha mẹ, thầy cô cũng cần nâng cao nhận thức đó cho học sinh, phân tích tuyên truyền rõ ràng, cụ thể. Thậm chí cần có phương án nếu ở trường xảy ra nếu có một người bị F0 thì các con cần bình tĩnh, chỉ có một người đó sẽ bị cách li Y tế thôi, còn bên cạnh đó tất cả những bạn khác phải như thế nào mới được gọi là F1…tất cả những điều đó cần phải nói với các con một cách rõ ràng làm tăng sự yên tâm, tránh các con có những suy nghĩ tiêu cực.
Tôi được biết Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đã có văn bản quy chế mới nhất phối hợp khi có tình huống xấu xảy ra khi trong nhà trường bỗng nhiên có F0, F1…có hướng dẫn cho từng khối lớp. Vậy theo tôi khi học sinh đã quay trở lại trường thì cũng nên được tham gia diễn tập với các thầy cô để có cái tình tổng thể, có thể hiểu rõ tất cả quy trình cụ thể, như vậy càng làm cho các em và cha mẹ an tâm hơn”.
Chăm lo tinh thần cho các con trước
Cũng về vấn đề này, nhà giáo Trần Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho biết: “Việc quan trọng nhất hiện nay là tổ chức dạy và học thế nào để tinh thần của học sinh không bị quá căng thẳng, lo lắng, bởi sau một thời gian rất dài ở nhà, các con đều có tâm lý ngại tiếp xúc. Chính vì vậy nhà trường đã thống nhất chăm lo đưa tinh thần cho các con lên trước, rồi vừa dạy bài mới, vừa bổ sung kiến thức bị hổng. Đây là điều mà ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm.
Trong ngày đầu tiên các con quay trở lại trường, tôi cùng các giáo viên chủ nhiệm cũng đã đến từng lớp, động viên và chúc tết các con tạo không khí đầm ấm, vui vẻ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã khởi động lại các hoạt động như thể thao, bóng đá, nhảy hiphop cùng các hoạt động ngoại khóa nếu điều kiện cho phép, với từng thời điểm cụ thể chúng tôi sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp”.
Qua những dòng suy nghĩ này, các thầy cô giáo có thể nắm được cảm xúc học trò, từ đó thấu hiểu, có sự chia sẻ, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tâm lý cho các em ổn định việc học tập trở lại. Ảnh: NVCC.
Bảng ghi suy nghĩ, mong ước, cảm xúc của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Để các con tự nói ra cảm xúc của mình
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Việc đảm bảo tinh thần cho học sinh cũng rất quan trọng, ngoài các hoạt động chào đón học sinh, ban giám hiệu cũng đã chuẩn bị một bảng ở sân trường để các con viết những cảm xúc, những ước muốn của mình lên những mẩu giấy nhỏ và dán lên đó, chia sẻ những suy nghĩ trong ngày đầu trở lại trường.
Trên những mẫu giấy nhỏ được viết tay, các em học sinh đã chia sẻ những niềm vui, sự háo hức và cả những cảm xúc chưa sẵn sàng sau quãng thời gian dài không đến trường. Ý tưởng về một góc chia sẻ cảm xúc được nhà trường đưa ra nhằm để học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, nỗi niềm, cảm xúc của mình khi trở lại trường học tập. Qua đó, các thầy cô giáo có thể nắm được cảm xúc học trò, từ đó thấu hiểu, có sự chia sẻ, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tâm lý cho các em ổn định việc học tập trở lại.
Sau gần 10 tháng nghỉ và giờ quay trở lại, chắc chắn các em sẽ có rất nhiều cảm xúc và cán bộ, giáo viên nhà trường cũng rất mong muốn biết được cảm xúc của các học trò. Đây cũng là một cơ hội để các em học sinh được giải tỏa tâm lý, chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Bảng cảm xúc cũng là cơ hội để tất cả học sinh thể hiện sự cởi mở, các em có thể ghi tên, lớp của mình hoặc không, nhưng tất cả sẽ tạo nên một hoạt động chung toàn trường, tạo thành một bức tranh cảm xúc”.
Học trò đến trường sau 9 tháng học online: Suýt mất cảm giác học trực tiếp, thầy cô lo bù lỗ hổng kiến thức
Trong tháng 2 này, hầu hết các địa phương sẽ tổ chức cho học sinh đi học trở lại sau quãng thời gian 9 tháng học online.
Học sinh suýt quên cảm giác trường lớp, phụ huynh nơm nớp nhưng vẫn muốn cho con đi học
Dương Ngọc Lam (lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển) cho biết suốt nhiều tháng học online khiến cho cô bạn đang dần quen với cách thức học tập mới. Ngọc Lam học năm cuối cấp nên đang tập trung vào 3 môn mình thích. Việc học online khiến Lam có thể "xao nhãng" các môn học khác nếu đó không phải nằm trong tổ hợp môn mình chọn. Do đó, cô bạn từng nghĩ rằng việc đi học trực tiếp sẽ không thể dễ dàng làm việc riêng như khi còn ở nhà nữa.
Cũng như Lam, nữ sinh M.K (trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau) cũng cho biết mình đang dần có tâm lý quen học online hơn. Nữ sinh giải thích: "Học online thì thời gian của mỗi tiết sẽ ít hơn và thời gian bắt đầu tiết 1 cũng trễ hơn so với học offline. Thường thì mình sẽ có đủ thời gian để vệ sinh cá nhân, ăn sáng trước khi học. Còn đi học ở trường thì mình phải thức dậy rất sớm để chuẩn bị vì nhà xa trường!"
Dương Ngọc Lam (lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển)
Tuy nhiên ngay sau khi đi học trực tiếp buổi đầu tiên, lấy lại cảm giác được đến trường gặp bạn bè, thầy cô, tâm lý này nhanh chóng được gỡ bỏ. Với Ngọc Lam, cô nàng cho biết: " Sau ngày đầu tiên, thì mình cảm thấy ổn hơn khi đi học trở lại vì sự tập trung vào bài học cao hơn, với được gặp bạn bè cũng vui hơn!"
"Thật sự thì thấy thầy cô giảng bài trên bảng vẫn dễ vào hơn là nhìn bài giảng soạn sẵn rồi chiếu như lúc học online. Còn như mấy môn tổ hợp, dù có không xét điểm thì ngồi trong lớp cũng phải nghe nên ít nhiều mình cũng học thêm được vào đầu!", cô nàng tâm sự thêm.
Còn với M.K, sau khi đi học trực tiếp, cô nàng nhận ra ngoài những môn quan trọng với kì thi THPT Quốc gia thì các kiến thức của các môn khác trở nên... mới mẻ. Có môn, nữ sinh thừa nhận kiến thức của mình chỉ nằm ở con số 0.
Học sinh trường THPT Việt Đức trong ngày đầu trở lại trường học
Về phía phụ huynh, nhiều bậc cha mẹ cũng dần mất kiên nhẫn vì việc phải cho con học online một thời gian dài. Việc đi học trong thời điểm này khiến nhiều người khá vui mừng. Chị An Thanh có con đang học lớp 8, ngụ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: " Sau nhiều tháng ở nhà học online cũng nhiều lúc chán, cả ngày con tôi chỉ loanh quanh ở nhà nên khi có thông báo được đi học lại cả nhà cũng mừng. Vì việc học cứ phải trực tiếp thì thầy cô mới sát sao cho học được, cái nữa là rèn luyện tác phong cho đỡ yếu người!"
Còn anh Thắng, hiện ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, có con đang học lớp 9 bộc bạch: " Con tôi gần cuối cấp rồi nên rất mong việc học được ổn định, chứ thay đổi nhiều quá thành ra sợ hãi, không thích nghi kịp mà học. Trong hoàn cảnh này thì chỉ biết chăm sóc và nhắc nhở con mình cẩn thận hết sức thôi chứ không còn làm gì được!"
Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) và THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch khi trở lại trường
Các học sinh F0 vẫn được học online, thầy cô tìm cách vá "lỗ hổng" kiến thức cho học trò
Sau những buổi đầu tiên đón học sinh đến trường, nhìn chung mọi thứ đều được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho thầy và trò. Tất nhiên, sau 9 tháng thì phấn khởi, vui mừng khi lại được đi học trực tiếp là tâm trạng chung của đa số học sinh.
Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên trường THPT Trần Phú, Lâm Đồng cho biết sau cả học kỳ cô trò chỉ gặp nhau qua màn hình nên khi được đi học trực tiếp thì cô rất sung sướng và háo hức. "Mình thấy vui vì được đứng trên bục giảng quen thuộc, gặp mặt nhiều học sinh. Đặc biệt là các bạn khối 10 mới vào trường, và gặp lại cả những đồng nghiệp nữa!", cô chia sẻ.
Thầy Đặng Việt Hà - Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết dù việc học tập trực tiếp bị gián đoạn trong thời gian dài nhưng học trò đi học đã nhanh chóng vào guồng. Thầy cho biết, tỉ lệ học sinh đi học trở lại rất cao, hiện chỉ có khoảng 70-80 học sinh chưa thể đến lớp trong tổng số hơn 1.800 học sinh vì liên quan tới dịch Covid-19.
Được biết nhà trường cũng đã ghi nhận một vài trường hợp hôm trước đi học nhưng hôm sau đành phải nghỉ vì tiếp xúc hoặc được phát hiện là F0. Tuy nhiên, giáo viên trong trường đã được tập huấn rất kỹ lưỡng về tình huống này và đã xử lý kịp thời, đến nay chưa phát hiện trường hợp F0 nào tại lớp học.
Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên trường THPT Trần Phú, Lâm Đồng bày tỏ tâm trạng háo hức vì được đi dạy trực tiếp trở lại
Còn tại trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc học dường như cũng trở lại bình thường. Tỉ lệ học sinh đi học trở lại của trường cũng rất cao, số học sinh chưa thể đến lớp chỉ chiếm khoảng 0,5 đến 0,6% trên tổng số hơn 800 học sinh. Các học sinh này hầu hết đều liên quan tới Covid-19 và đang cách ly tại nhà. Với những học sinh này, nhà trường đã bố trí cho các em được học online.
Thầy Vũ Đình Hà, hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Hiện tại, n hìn nhận về dịch Covid-19 cũng thay đổi nên tư tưởng của phụ huynh và học sinh đã hiểu rõ hơn là mình phải sống chung với môi trường này. Thêm nữa tâm lý học sinh đang rất mong muốn đến trường nên hiện tại các em đều không gặp trở ngại về vấn đề tâm lý mà rất phấn khởi, đặc biệt là học sinh lớp 12!"
Dù chưa gặp trường hợp học sinh gặp các vấn đề về tâm lý quá nghiêm trọng song tình trạng phổ biến xảy ra ở học trò khi trở lại trường là bị hổng kiến thức khi học online. Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An chia sẻ: "Có những học sinh chăm ngoan, nghe lời thì kiến thức tiếp thu vẫn rất ổn , tuy nhiên có 1 số học sinh thời gian vừa qua bị bỏ lỏng nên kiến thức không tốt!"
Học sinh trường Việt Đức, Hà Nội háo hức trong buổi đầu đi học lại
Nữ sinh Ngọc Lam cũng thừa nhận việc mình bị sa sút kết quả học tập ở một số môn. Cô bạn cho biết: "Môn Sinh học là môn khó tiếp thu nhất. Năm trước học trực tiếp thì môn này mình học cũng không đến nỗi. Năm nay thì tệ hẳn, như năm ngoái thì em cũng sẽ được tầm 6-7/10 điểm cho môn này. Nhưng năm nay thì kiến thức thật sự của mình chỉ là khoảng 1-2 điểm thôi!"
Trước tình hình này, hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết, nhà trường đã lên phương án yêu cầu tất cả các giáo viên rà soát lại toàn bộ những trường hợp thiếu hụt kiến thức của các bộ môn. Trên cơ sở đó tổng ôn cho học sinh, những trường hợp học tốt không cần ôn thì dạy bài mới.
"Việc này sẽ thực hiện tùy theo lớp và tùy theo đơn vị kiến thức cũng như từng phân môn, chúng tôi giao cho giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc giúp các con lấy lại được toàn bộ kiến thức trong thời gian học online!", thầy Việt Hà chia sẻ thêm.
Học sinh TP.HCM đã đi học lại từ trước Tết
Chuyên gia tâm lý cảnh báo các vấn đề tâm lý của học trò sau khi đi học trở lại
Trước thông tin học sinh quay trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học online, Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung (giảng viên bộ môn Tâm thần và Tâm lý học Lâm sàng tại ĐH Quốc gia Hà Nội) cảnh báo học sinh có thể gặp một số vấn đề về tâm lý khi đến lớp. Trong đó vấn đề về việc thích ứng với hoàn cảnh mới là điều đáng lưu tâm.
Anh cho biết: "Khi đi học lại, c ác con có thể phải thích nghi hoàn cảnh mới (cũ ngày xưa). Hoàn cảnh mới phải dậy sớm đến trường đi ra ngoài, đi học phải nghiêm túc cẩn thận hơn. Cần phải ghi chép bài đầy đủ. Dẫn đến việc học sinh không thích ứng với môi trường mới. Quá trình này phải mất khoảng vài tuần thì mới thích nghi được!"
Ngoài ra, vấn đề về nỗi lo nhiễm Covid-19 cũng là rào cản tâm lý có thể học trò sẽ mắc phải. " Một vài bạn mang tính lo âu, sợ hãi khi gặp người lạ, gặp người này người kia. Điều này khiến tâm lý học sinh thêm ám ảnh. Có thể xảy ra tâm lý không muốn đi học vì sợ!"
Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung
Thêm nữa, việc đi học trở lại cũng khiến các bậc phụ huynh phải chú ý vào việc các vấn nạn học đường có thể sẽ xảy ra như ở thời điểm trước đó như bắt nạt học đường, nguy cơ sử dụng chất kích thích,...
Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung lưu ý cha mẹ và thầy cô không nên kỳ vọng quá nhiều vào học trò trong giai đoạn đầu tiên khi đi học lại, không nên trừng phạt hay có biện pháp mạnh vì trẻ con luôn có những thứ chưa thích nghi hoặc chưa thể hoàn thành. Anh cho rằng, nếu càng khắt khe thì càng khiến học sinh tìm cách chối, thậm chí còn chán học hơn.
Ở lớp, thầy cô nên chú ý quan sát xem có học sinh nào đặc biệt không, có trò nào thường xuyên nghỉ học, tâm lý các em thế nào. Còn phụ huynh cũng nên chủ động thay đổi hoàn cảnh sống khi con sống trong môi trường khác, theo dõi, cố gắng giúp đỡ con trong giai đoạn này.
"Với những trẻ có tiền sử lo âu, trầm cảm, bị bắt nạt ở trường học, các bạn nên kết nối với bác sĩ, những người đã và đang điều trị cho bạn đó để hỗ trợ bạn tốt nhất khi quay lại trường học", thạc sĩ Chung chia sẻ thêm.
Mê Linh: Học sinh tiểu học và lớp 6 trở lại trường học trực tiếp Ngày 10/2, học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 6 của huyện Mê Linh, Hà Nội đã trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến do dịch bệnh COVID-19. Mặc dù thời tiết rất rét kèm theo mưa lất phất nhưng trên khuôn mặt của các em học sinh đều tươi sáng, rạng rỡ. Ghi nhận...