Cha mẹ và bạo lực tâm lý trẻ
Hiện nay, ngày càng nhiều cha mẹ đặt áp lực vào kết quả học tập và coi đó là cách tốt nhất để giúp con thành công. Nhưng cũng không ít cha mẹ coi bạo lực học đường và nỗi buồn của trẻ là những trở ngại chính. Và chính những thái độ, hành động tiêu cực của cha mẹ vô tình đã bạo lực tâm lý trẻ.
Cần hiểu đúng về con
Cầm trên tay tờ giấy thông báo kết quả học tập của con sau 1 năm học, chị Nguyễn Ngân Hà (quận Bắc Từ Liêm) buông tiếng thở dài và tự vấn: “ Sao kết quả của con mãi không tiến bộ? Vì sao con không chịu học như nhiều bạn cùng lớp?”…
Theo lời chị Hà, 4 năm qua, chị đã dốc toàn bộ thời gian và tâm sức vì sự nghiệp học hành của con nhưng với tính tinh nghịch, hiếu động “không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ” của cậu con trai luôn khiến chị “đau đầu” tìm giải pháp “uốn” con và cố gắng hiểu đúng về con hơn. Tuy vậy, kết quả học tập của con vẫn chưa làm chị hài lòng.
Việc tìm hiểu tâm tính của con có thể giúp cha mẹ xác định được phong cách học tập của trẻ.
Chung tâm lý như chị Hà, nhiều phụ huynh cũng lo con mình có thành tích kém sẽ không đỗ vào trường tốt, lo con học chưa giỏi sẽ chẳng có tiền đồ cho tương lai. Có nhiều bậc phụ huynh vì quá bận tâm tới việc học hành của con trẻ nên luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng… Chính những phiền muộn đó của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý con trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay, bạo lực học đường đang là mối quan tâm lớn của nhiều phụ huynh. Đây cũng là một trong những nỗi sợ lớn nhất của trẻ mỗi khi chúng đến trường. Việc tiếp cận và hỗ trợ các gia đình để giải quyết vấn đề bạo lực còn nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, việc học tập của con trẻ nếu muốn thu được kết quả như ý thì phải được tiến hành trong một hoàn cảnh hòa nhã, thoải mái. Và một điều không thể phủ nhận là gia đình đóng vai trò vô cùng trọng yếu trong việc học tập của con cái. Cha mẹ mới là người thầy có sức ảnh hưởng nhất đối với trẻ.
Video đang HOT
Giúp trẻ trải nghiệm
Theo Thạc sĩ giáo dục Lưu Minh Hường (chuyên gia giáo dục sớm, Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển Tiềm năng con người IPD), các nghiên cứu cho thấy, tình trạng trẻ học không tốt hoặc không thích học chưa chắc đã là do năng lực học tập của trẻ. Thay vào đó, có thể là do phương pháp học mà trẻ đang theo là không phù hợp.
Trong trường hợp này các bậc phụ huynh cần chú ý để tâm quan sát để tìm ra được điều gì là tốt nhất để hỗ trợ việc học của trẻ. Có những trẻ sẽ thích được sờ nắm để học, nhiều bạn khác lại học tốt thông qua ngôn ngữ và đọc hiểu tốt.
Với những trẻ quá hiếu động, ham chơi nên không tập trung học hành, cha mẹ thường có tâm lý “ép con vào khuôn mẫu”. Điều này không thể thực hiện ngay lập tức mà cần thời gian, từng bước để trẻ làm theo.
Vì vậy, việc tìm hiểu tâm tính của con cũng có thể giúp cha mẹ xác định được phong cách học tập của trẻ. Có thể gọi nôm na là “cá nhân hóa” trải nghiệm học tập của các học sinh. Phương pháp giáo dục thông thường không thể đáp ứng được việc “cá nhân hóa” trải nghiệm này, bởi những rào cản về sĩ số lớp, chương trình đào tạo, kỹ năng của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất… Nhiều trẻ bị đánh giá sai về tiềm năng hoặc bị thui chột những khả năng tiềm ẩn.
Trong khi đó, nếu chính các học sinh này được cung cấp môi trường phát triển và có phương pháp giảng dạy phù hợp với phong cách học tập của bản thân, các em có thể đi đến thành công ở lĩnh vực của riêng mình, cũng như tìm ra được đam mê và niềm hạnh phúc của bản thân.
Chuyên gia cũng cho rằng, gen chỉ quy định 30% trí thông minh và sự thành công về sau này. Còn lại 70-80% đến từ những trải nghiệm, những sự giáo dục đầu đời mà chúng ta cung cấp cho trẻ trong giai đoạn từ 3-11 tuổi. Vì vậy, giúp trẻ trải nghiệm cũng là cách để hiểu con hơn.
Ngoài nắm bắt tâm lý, phụ huynh cũng nên cho con làm quen với phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ nuôi dưỡng sự yêu thích học tập và phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn của mỗi học sinh. Từ đó, cha mẹ trở thành người bạn đồng hành giúp con vươn xa.
Theo kinhtedothi
Áp lực học hè vì phụ huynh sợ con kém cỏi
PGS Chu Cẩm Thơ cho hay sức nóng của những cuộc thi chuyển cấp, khóa học hè vì cha mẹ lo sợ con mình kém cỏi hoặc không cố gắng tự mình giáo dục con.
Nhiều trẻ em hiện không có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa khi bị cuốn vào việc ôn thi chuyển cấp, học hè. Zing.vn giới thiệu bài viết của PGS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nhà sáng lập POMath, về vấn đề này.
Cuối tháng năm tưởng là mùa nghỉ ngơi sau một năm học kết thúc. Hóa ra không phải, nóng của mùa hè cũng không bằng các hoạt động không nghỉ về học tập như thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi đại học và cả những khóa học hè.
PGS Chu Cẩm Thơ - Nhà sáng lập POMath.
Đi tìm nguyên nhân của sức nóng này, tôi thấy phụ huynh than họ sợ con mình kém, sợ con mình tụt lại so với các bạn nên phải cố bằng được để vào được một trường tốt, một nơi học tốt hoặc học thật nhiều để sau này sẽ giỏi giang.
Xin thưa, thực ra con chúng ta đâu kém, chúng ta cũng đâu khẳng định được việc học thật nhiều cho bây giờ sẽ tốt cho tương lai? Hiện tại chúng ta chỉ thấy lũ trẻ kém vô vàn thứ chỉ vì người lớn chúng ta đang kém.
Thứ nhất, người lớn có thái độ, lối sống kém. Ngoài xã hội, nhiều người không tuân thủ các quy định, thờ ơ vì nghĩ rằng nó hiển nhiên diễn ra như vượt đèn đỏ, uống thức uống có cồn, từ chối các hoạt động cộng đồng... Nề nếp của nhiều người lớn thuộc hạng "bét bảng". Nhiều người khó có được những hoạt động cần rèn luyện thể lực, sức khỏe, sống lành mạnh.
Từ đó con của chúng ta sẽ thiếu niềm tin vào cuộc sống. Trẻ sẽ nói sống tốt, giỏi để làm gì, để làm hài lòng cha mẹ hay chỉ là trang sức cho cuộc đời. Bởi sự thật người lớn dạy trẻ phải chăng chỉ là mưu mẹo, lừa dối.
Thứ hai, người lớn có hệ giá trị kém. Họ có tin những giá trị tốt đẹp không? Nhiều người không tin vào trung thực, bền bỉ, tận tâm hay hạnh phúc. Khi chúng ta nghèo nàn những giá trị tốt đẹp, làm sao chúng ta có thể để trẻ được thừa kế giàu sang?
Tôi có tham gia một cuộc tranh luận mới thấy rằng những người ở đó bị ám ảnh vì tiền. Họ cho rằng giá trị của số tiền là thước đo quan trọng, mặc dù chúng ta nhắc đến đạo đức, nhưng hành động thực sự lại bỏ mặc đạo đức một bên.
Thứ ba, nhiều người lớn có năng lực kém khi trẻ nhìn thấy họ có chuyên môn một đằng nhưng làm một nẻo. Có đứa trẻ hỏi tôi rằng: "Người lớn cứ bảo con phải học giỏi, có chuyên môn giỏi, nhưng con thấy người ta có sống bằng chuyên môn giỏi đâu". Có người có chuyên môn giỏi nhưng lại bỏ mặc nó. Vậy niềm tin nào cho sự giỏi giang mà ta sẽ rèn giũa cho tụi nhỏ đây?
Thứ tư, người lớn nghèo thời gian và lời hứa chắc nịch. Trong mẫu khảo sát của đồng nghiệp tôi với hơn 8.000 người, hầu hết cha mẹ sẵn tiền cho con đi chơi, đi ngoại khóa, mua sách, nhưng mà mấy khi đọc sách cho con, hướng dẫn con việc nhà, hướng dẫn con cư xử... Sự buông bỏ dễ dàng những điều đáng lẽ chỉ có cha mẹ mới làm tốt đã khiến người lớn thật sự xa cách, nghèo nàn với lũ trẻ.
Thứ năm, người lớn kém tạo cơ hội cho con mình. Nhiều người tin rằng sự đầu tư đầy đủ về vật chất và sự chăm nom chu đáo là tạo điều kiện tốt. Nhưng không phải, điều đó có thể đã tước đi cơ hội được sống trong bản năng khám phá của tụi nhỏ.
Tôi nhớ đến câu chuyện hôm qua của cậu bé bằng tuổi con tôi, mẹ cậu ấy nói rằng, khi đến thăm ngôi trường mới, đứa trẻ đã nói con thích học trường này. Vì ở đây con được nói, dù sai, còn trường cũ con phải nói cho đúng. Và có bao nhiêu người mẹ nhận ra, được sai là một khoản đầu tư để trở nên không kém.
Chúng ta, những người lớn sợ hãi sự kém cỏi, nghèo nàn vào thế hệ của con mình nhưng lại quên mất chúng ta nghèo, chúng ta kém thì ai lo? Huống hồ sự nghèo, kém đó còn được di truyền cơ học sang lũ trẻ. Điều đấy có đáng lo không, có đáng sợ không?
Theo Zing
Khuyến khích cha mẹ cho con học bơi trong dịp hè Ngày 21/5, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2019. Sở GD&ĐT Hà Nội khuyến khích cha mẹ cho con đi học bơi trong dịp hè. Trẻ học bơi (ảnh minh họa) Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn...