Cha mẹ thường xuyên làm việc này khi con còn nhỏ, chỉ đến năm 2 tuổi bé sẽ lãnh hậu quả
Thật không may, cách cha mẹ đối xử với nhau, đặc biệt trong những tháng con mới lọt lòng có ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi, tính cách của trẻ, thể hiện rõ ở năm trẻ 2 tuổi.
Con đầu lòng mang lại thật nhiều hạnh phúc nhưng cũng đi kèm không ít bỡ ngỡ và bối rối cho các cặp đôi lần đầu làm cha mẹ. Đứa trẻ nhận được vô vàn yêu thương nhưng đồng thời có thể phải chịu thiệt thòi do cha mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi dạy con, khó kiềm chế cảm xúc, dễ xảy ra xung đột… nên dẫn tới những tình huống tiêu cực.
Và theo nghiên cứu mới đây, những đứa con đầu lòng có thể trở nên nóng nảy, cáu gắt và quá hiếu động vào năm 2 tuổi nếu từ trong bụng mẹ cho tới khi lọt lòng, bé bị tác động bởi những căng thẳng từ cha mẹ.
Cụ thể, các nhà khoa học của Đại học Cambridge, Birmingham, New York và Leiden (Hà Lan) đã hợp tác tiến hành nghiên cứu. Họ điều tra 404 cặp đôi vào các thời điểm khi người mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ và khi đứa trẻ được 4, 14 và 24 tháng tuổi. Tất cả các gia đình đều là những người lần đầu làm cha mẹ, đang mong chờ đứa con đầu lòng khỏe mạnh. Họ có đời sống ổn định, không bị bệnh thần kinh hay có tiền sử nghiện ngập.
Cha mẹ bị stress lúc mang thai dễ khiến các bé gặp nhiều vấn đề khi 2 tuổi (Ảnh minh họa)
Cha mẹ được đề nghị đánh giá chất lượng mối quan hệ giữa họ với nhau cũng như hành vi của đứa trẻ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu các gia đình và những chuyến viếng thăm để nhận định về sức khỏe cảm xúc của họ.
Trong bản báo cáo về kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học viết: “Kết quả của chúng tôi bổ sung bằng chứng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, nuôi dạy con cái không tốt với việc con cái dễ gặp các vấn đề về hành vi. Chất lượng mối quan hệ của cha mẹ trong những tháng con mới sinh có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho trẻ, sớm nhất ở thời điểm trẻ lên 2″.
Theo các nhà nghiên cứu, những em bé 2 tuổi dễ bị lo lắng, khóc rất nhiều hoặc dễ dàng sợ hãi nếu cha mẹ thường rơi vào cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” khi bé còn nhỏ. Các vấn đề của cha mẹ có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau: từ tình trạng không hạnh phúc nói chung tới việc thường xuyên xảy ra tranh cãi nảy lửa.
Nghiên cứu trên mang tính quan sát, do đó, không thể lý giải tại sao trẻ phải gánh chịu những tác động xấu này. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học cho biết yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định. Nghĩa là, những người thường cãi vã, mâu thuẫn với nhau có thể dễ có những đứa con “có vấn đề”.
Ngoài ra, cũng phải đề cập tới “HIỆU ỨNG LAN TỎA – spillover” từ những cuộc tranh cãi hay mâu thuẫn của cha mẹ. Chúng khiến cho những đứa trẻ không cảm thấy an toàn và thường rơi vào tình trạng bất ổn về cảm xúc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, cần phải xem xét cả vai trò của các chất trong cơ thể người mẹ giai đoạn mang thai. Hormonestress, ví dụ, cortisol, có thể truyền vào thai nhi nếu người mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng.
Các nhà khoa học nhận thấy những người thường cãi vã, mâu thuẫn với nhau có thể dễ có những đứa con “có vấn đề” (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, cảm xúc tích cực và mối quan hệ ổn định của cha và mẹ, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trước nay vốn không được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, người cha bị tác động bởi chuyện sinh nở của vợ mạnh mẽ và sâu sắc hơn nhiều so với những gì mà trước đây người ta vẫn nghĩ trước đây.
Cụ thể, Giáo sư Claire Hughes – Trung tâm Nghiên cứu Gia đình Đại học Cambridge, trưởng nhóm nghiên cứu, bày tỏ: “ Từ rất lâu rồi, những trải nghiệm của người đàn ông lần đầu làm bố hoặc không được coi trọng hoặc đã bị xem xét trong sự tách biệt với trải nghiệm của người mẹ. Điều này cần thay đổi bởi những khó khăn trong mối quan hệ ban đầu giữa đứa trẻ với cả cha lẫn mẹ có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài”.
Nguồn: Dailymail
Theo afamily
Vượt mặt Cambridge, Oxford lên ngôi đầu bảng đại học tốt nhất Anh quốc
Những cái tên trong top 10 đại học hàng đầu Anh quốc không thay đổi so với năm ngoái nhưng Đại học Oxford đã soán ngôi quán quân của Cambridge trong bảng xếp hạng QS mới được công bố.
Được biết đến là đại học lâu đời nhất thế giới, ĐH Oxford đã có hơn 900 năm xây dựng và hoàn thiện tầm vóc của mình. Danh tiếng của ngôi trường có được là nhờ chất lượng của sinh viên khi ra trường, chưa kể đến việc 26 vị thủ tướng Anh đã từng tốt nghiệp tại đây.
Trường đang xếp hạng nhất tại Anh về đào tạo các ngành: Kinh tế, Kinh doanh và quản trị, Hóa học, Kỹ thuật vật liệu và khoáng chất, Tâm lý...
Trường cũng thuộc "tam giác vàng" của hệ thống giáo dục đại học tại Anh (gồm ba viện đại học nghiên cứu hàng đầu là Cambridge, London và Oxford).
Oxford vượt mặt Cambridge để lên ngôi đầu bảng đại học tốt nhất Anh quốc
ĐH Oxford vượt Cambridge đứng đầu bảng xếp hạng đại học tốt nhất nước Anh trong bảng xếp hạng QS vừa mới được công bố.
"Á quân" Cambridge thành lập năm 1209 và là đại học lâu đời thứ hai tại các nước nói tiếng Anh (sau Đại học Oxford).
Trường có 31 đại học thành viên (college). Mỗi đại học thành viên là một ngôi trường tương đối độc lập, có lịch sử, truyền thống, phù hiệu riêng, có hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên và đội ngũ làm công tác nghiên cứu và chính sách điều hành riêng.
Đại học Cambridge.
Đại học Cambridge có thế mạnh đào tạo các ngành như: Y khoa, Giáo dục, Kỹ thuật, Xây dựng và quy hoạch đô thị, Nhân văn học, Khoa học sự sống, Thú y, Luật... Trường có rất nhiều người nổi tiếng từng theo học, một số người nổi bật là nhà vật lý học Isaac Newton, nhà vật lý Stephen Hawking...
Vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng thuộc về Đại học London (UCL). Trường thành lập năm 1826 và là một trong ba trường đại học lâu đời nhất nước Anh.
Hiện trường cung cấp cho sinh viên hơn 300 khóa học trải đều trên các lĩnh vực: Lịch sử, Ngôn ngữ, Khảo cổ học, Kiến trúc, Nghệ thuật, Luật học, Công nghệ sinh học, Hóa sinh học, Hóa học, Toán học, Vật lý, Khoa học máy tính, Khoa học Trái Đất, Kỹ thuật, Địa lý, Địa chất, Dược học, Triết học, Chính trị học, Tâm lý, Thống kê, Tài chính.
Theo thống kê, 29 giải Nobel đã được trao cho cựu sinh viên và giảng viên tại ngôi trường danh tiếng này.
Đại học Hoàng gia London.
Xếp ngay sau Đại học London là Đại học Hoàng gia London. Được thành lập vào năm 1907, Đại học Hoàng gia London dẫn đầu với các thí nghiệm khoa học mang tính ứng dụng hàng đầu thế giới. Các chuyên ngành thế mạnh của ngôi trường này là: Sức khỏe toàn cầu, Biến đổi khí hậu, Năng lượng công nghệ,...
Đại học Hoàng gia London.
Vị trí thứ 5 thuộc về Đại học Edinburgh. Đại học Edinburgh được thành lập vào năm 1582 là một trung tâm giảng dạy và nghiên cứu.
Trường nằm tại Edinburgh, Scotland; có các khóa học được tổ chức trong cơ sở (trong thành phố) dành cho sinh viên đại học / sau đại học và sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức các khóa học liên thông, khóa học ngắn hạn và đào tạo cho những người đi làm.
Trường bao gồm trường Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Y và Thú y và Trường Khoa học và Cơ khí.
Các vị trí từ thứ 6 đến thứ 10 lần lượt thuộc về Đại học Manchester, Đại học King's (KCL), Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), Đại học Bristol, Đại học Warwick.
Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) xây dựng bảng xếp hạng 10 đại học hàng đầu Vương quốc Anh dựa theo 6 tiêu chí: danh tiếng học thuật (40%), danh tiếng người sử dụng lao động (10%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), số trích dẫn khoa học trên mỗi giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%), tỷ lệ sinh viên quốc tế (5%).
Lệ Thu
Theo Top Universities/Dân trí
Top 10 đại học hàng đầu Vương quốc Anh năm 2020 So với hai năm trước, các gương mặt trong top 10 không thay đổi, nhưng Đại học Oxford đã soán ngôi đầu của trường Cambridge. Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) mới công bố bảng xếp hạng 10 đại học hàng đầu Vương quốc Anh dựa theo 6 tiêu chí: danh tiếng học thuật (40%), danh tiếng người sử dụng lao động...