Cha mẹ “tá hỏa” khi con 13 tuổi đã tăng huyết áp, bác sĩ tiết lộ do quá chăm con
Gần đây, một cậu bé 13 tuổi thường xuyên bị nhức đầu, mệt mỏi. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, được các bác sĩ chẩn đoán, kết quả cậu bé bị bệnh tăng huyết áp, mà nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ phải “hoảng hốt”.
Cậu bé học sinh trung học 13 tuổi bị bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm
Tiểu An đang theo học tại trường trung học cơ sở ở Vũ Xương (TQ). Vào khoảng đầu tháng 1 năm nay, cậu nói với cha mẹ rằng, cậu thường xuyên bị đau đầu, ăn không ngon, ngủ không yên. Cha mẹ cậu bé cho rằng, đó là do áp lực học hành nên không để tâm, và chỉ an ủi cậu bé vài câu cho xong.
Tiểu An thường xuyên cảm thấy đau đầu, mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Gần đây, cha mẹ Tiểu An cho phép cậu bé không cần học quá nhiều, và dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng tình trạng đau đầu của cậu ngày càng nghiêm trọng hơn. Lập tức, cha mẹ đưa Tiểu An đến Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Hồ Bắc để khám bệnh và kết quả chuẩn đoán Tiểu An bị bệnh cao huyết áp.
Mẹ của Tiểu An nói: “Tôi và bố thằng bé đều bị bệnh cao huyết áp, nhưng chúng tôi đều đã 40, 50 tuổi rồi, điều này rất bình thường, nhưng Tiểu An mới 13 tuổi, sao lại có thể mắc “bệnh người già” này được?”
Bác sĩ Đồ tại Khoa tim mạch nhi đồng của bệnh viện phân tích: Tiểu An bị huyết áp cao, có mối quan hệ nhất định với di truyền – cha mẹ của Tiểu An cũng béo phì và cũng bị huyết áp cao. Tiểu An bình thường ăn cơm rất nhiều, cậu cao 1m65, nặng 85kg. Cơ thể to béo cùng với áp lực của việc học hành cũng chính là những nguyên nhân nguy hiểm khiến cậu bị huyết áp cao dù còn rất trẻ.
Béo phì là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp ở trẻ em
Bác sĩ Đồ cho biết thêm, hầu như mỗi tuần đều có không ít thanh thiếu niên từ 14 tuổi trở lên bị huyết áp cao, đến bệnh viện để điều tra nguyên nhân. Khác với tăng huyết áp ở người lớn, 80% trẻ em trở lên bị huyết áp cao là do các loại bệnh khác nhau, 20% thuộc về căn nguyên, giống như Tiểu An bị huyết áp cao do yếu tố di truyền và lối sống.
Cuộc sống ngày càng được cải thiện, số ca mắc bệnh tăng huyết áp ở trẻ em cũng ngày càng tăng dần trong những năm gần đây. Các chuyên gia cho rằng, bệnh cao huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ đến việc ăn uống và phương thức sống hàng ngày của đứa trẻ như: béo phì, ngồi xem ti vi nhiều, ngủ không ngon giấc, tinh thần không thoải mái, ít tập thể dục, ăn các thực phẩm chứa nhiều muối và trẻ em có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến trẻ rất dễ bị bệnh huyết áp cao.
Video đang HOT
Béo phì là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp ở trẻ (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bất kể loại huyết áp cao nào, sự nguy hại đến sức khỏe của trẻ đều là như nhau. Tăng huyết áp nhẹ ở trẻ em có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài, cũng có những trẻ xuất hiện triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, khó tập trung và tinh thần căng thẳng. Những triệu chứng này có thể trẻ vẫn còn nhỏ, không thể dùng ngôn ngữ chính xác để biểu đạt.
Khi trẻ lớn lên, huyết áp cao phát triển đến một mức độ nhất định, dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng như: suy tim, suy thận, co giật, liệt nửa người,… còn có thể phát triển thành huyết áp cao của người lớn, cần phải uống thuốc để khống chế huyết áp, bằng không sẽ dấn đến hàng loạt các loại bệnh nghiêm trọng khác.
Béo phì đang gây tai họa ngầm cho trẻ
Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu đặc biệt và quan sát thấy 100 trường hợp béo phì ở độ trung và độ nặng trong vòng một năm, kết quả cho thấy rằng hơn một nửa số trẻ béo phì có gan nhiễm mỡ và tăng insulin máu.
Theo chuyên gia Diêu Huy, tại một bệnh viện nội tiết cho biết, 54% trẻ bị có insulin trong máu cao, 44% trẻ bị gan nhiễm mỡ. Béo phì không những ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, để lại những tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe, mà còn bị các bạn đồng trang lứa chế giễu. Những đứa trẻ này không những phải đối mặt với bệnh tật mà còn phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý
Cha mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, có đến 80% trẻ bị béo phì kéo dài đến tận giai đoạn trưởng thành, insulin trong máu cao liên tục trong vòng 10 năm có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, tăng lipid máu có thể phát triển thành bệnh tim mạch vành… Những bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
Do đó, chuyên gia Diệu Huy nhắc nhở cha mẹ, nhất định phải khống chế nghiêm ngặt vóc dáng của trẻ. Trong những trẻ được chuẩn đoán là béo phì, đại đa số đều thích ăn sô cô la, kẹo, thức ăn chiên nướng và đồ uống có đường, còn có gia đình cho trẻ uống các loại thực phẩm chức năng giúp khỏe ăn ngon và cao lớn. Cùng với việc trẻ ít vận động thể dục thể thao, cuối cùng dẫn đến thể trọng ngày càng tăng lên.
Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng béo phì ở trẻ (Ảnh minh họa)
Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ phải hợp lý. Chú ý cho trẻ ăn bữa sáng nhiều hơn, giảm dần bữa trưa và bữa tối. Hướng dẫn trẻ thường xuyên thập thể dục, từ những bài tập đơn giản và sau đó tăng dần số lượng bài tập, giúp trẻ kiểm soát cân nặng ở mức bình thường.
Theo Eva
Những dấu hiệu trong ngày nắng nóng mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay
Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe và có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng này.
Sốt đột ngột
Sốt là biểu hiện của cơ thể giúp chống lại những virus gây bệnh. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau và cũng là dấu hiệu chính thông báo trẻ có khả năng mắc viêm màng não. Vì thế, khi thấy trẻ đột ngột sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao kèm để chẩn đoán đúng bệnh. Nếu trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nhức đầu
Trẻ sốt cao vài ngày kèm theo dấu hiệu đau đầu, nhức đầu rất có thể là nguyên nhân của bệnh viêm màng não. Khi thấy con có dấu hiệu này, cha mẹ nên để ý thêm phần thóp đầu của con, nếu phình lên là rất nguy hiểm, cần nhập viện ngay.
Vết thương hở
Đa phần các bậc phụ huynh đều xem nhẹ khi con bị vết thương hở và chảy máu. Nhưng Anita Chandra-Puri - Bác sĩ nhi khoa ở Chicago Mỹ, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì "Khi trẻ bị vết thương hở bạn nên nhanh chóng cầm máu trong vòng 30 phút và làm vệ sinh, sát trùng vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng về sau".
Nôn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên khi ăn quá no hoặc vận động ngay sau bữa ăn thường bị trào ngược dạ dày. Với trường hợp này không đáng lo, mẹ chỉ cần thay đối lại chế độ ăn và nếp sinh hoạt sao cho khoa học là được.
Nhưng khi trẻ bị nôn trớ kèm các triệu chứng như có dấu hiệu bị mất nước biểu biện cụ thể môi khô, số lần đi tiểu giảm, mắt trũng, trẻ thường buồn ngủ, khóc không có nước mắt.
Đây là những dấu hiệu cho biết con bạn đang bị mất nước trầm trọng, với trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú nhiều hơn, còn trẻ trên 6 tháng cho uống thêm nước và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để được can thiệp sớm.
Ngoài ra, trong trường hợp con bạn bị nôn ra máu hoặc chất thải sau khi nôn có chứa mật- màu xanh sáng vàng hoặc màu giống bã cà phê cũng nên nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để được hỗ trợ kịp thời, tránh nguy hại cho tính mạng của con.
Mắt mờ
Trẻ bị viêm màng não thị lực thường khá kém. Vì thế, khi thấy con kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mọi thứ nhòe nhòe, mẹ nên yêu cầu con nghỉ ngơi để theo dõi thêm xem có đúng đã mắc viêm màng não hay không.
Phát ban
Vào mùa hè, việc trẻ nổi các ban đỏ là khá phổ biến. Nó có thể là rôm sảy, côn trùng đốt nhưng cũng có thể dấu hiệu của việc phát ban do viêm màng não.
Có thể kiểm tra việc trẻ mắc viêm màng não hay không qua các nốt phát ban như sau:
Mẹ hãy lấy một cốc thủy tinh sạch rồi ấn nhẹ chiếc cốc lên vùng da phát ban của trẻ. Bố mẹ cứ ấn chiếc cốc như vậy cho đến khi da bé chuyển sang màu nhạt. Nếu vết ban biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu khi ấn, viết ban vẫn có thể nhìn rõ qua thành cốc thì đó là do viêm màng não. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, thử nghiệm này không phải chính xác 100% nên tốt nhất, bác sỹ sẽ khám và chẩn đoán bệnh này.
Theo www.phunutoday.vn
Thực quản bị rách đôi 7cm chỉ vì thói quen chữa nghẹn 90% mọi người đều làm Bất cứ ai mỗi khi bị nghẹn đều nhanh chóng uống một ngụm nước lớn để trôi thức ăn. Tuy nhiên chính việc làm này lại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do tính chất công việc bận rộn, vội vàng nên hầu như ai cũng hình thành thói quen ăn uống thật nhanh. Tuy nhiên chính điều này đã vô tình gây...