Cha mẹ “snowplow”: Cách nuôi dạy con nhiều tranh cãi
Hãy tạm quên những khái niệm mẹ hổ, mẹ panda hay cha mẹ trực thăng. Cha mẹ “snowplow” mới là thuật ngữ xuất hiện thời gian gần đây về phương pháp nuôi dạy con nhưng lại gây nhiều tranh cãi.
Loại bỏ mọi trở ngại cho thành công trong tương lai
Cụm từ này đã nổi trên internet trong nhiều năm nhưng đã được phổ biến bởi các nhà văn Claire Cain Miller và Jonah Engel Bromwichba. Trong một bài báo của New York Times, họ đã định nghĩa “snowplow parent” là “những cỗ máy tiến lên phía trước, dọn dẹp mọi trở ngại trong con đường thành công của con. Vì vậy, con cái không phải gặp thất bại, thất vọng hoặc mất cơ hội”.
“Snowplow parent” là “những cỗ máy tiến lên phía trước, dọn dẹp mọi trở ngại trong con đường thành công của con.
Cha mẹ “snowplow” được định nghĩa là một người liên tục loại bỏ các chướng ngại vật ra khỏi đường đi của con cái. Họ chỉ để mắt đến thành công trong tương lai của con mình, và bất cứ ai hay bất cứ điều gì cản đường đều phải bị loại bỏ.
Thoạt tiên có thể thấy kiểu cha mẹ này có vẻ giống với cha mẹ trực thăng, nhưng thực tế có một số khác biệt. Cha mẹ trực thăng luôn “bay lượn” và quản lý vi mô vì sự sợ hãi. Họ quan sát mọi cử chỉ của con cái: từ ăn uống, đi lại cho đến làm bài tập… tất cả chỉ vì họ lo lắng về thế giới rộng lớn sẽ gây nguy hiểm cho con của mình.
Cha mẹ “snowplow” cũng có thể quản lý vi mô khi nói đến chế độ ăn uống và giáo dục, nhưng mục đích là nhắm tới tương lai. Họ muốn loại bỏ bất kỳ đau đớn hoặc khó khăn ra khỏi con đường của con cái để chúng có thể thành công. Những phụ huynh ngồi trong văn phòng hiệu trưởng hỏi về các khóa học thêm hoặc trợ cấp đặc biệt cho con họ là kiểu cha mẹ điển hình của trường phái nuôi dạy con này. Vụ bê bối chạy vào đại học cho con của một loạt người nổi tiếng ở Mỹ chính là sản phẩm của những cha mẹ “snowplow”.
“Snowplow parent” – một cách tiếp cận ngược trong nuôi dạy con cái
Cha mẹ “snowplow” là hiện thân mới nhất của phong cách nuôi dạy con cực kỳ chuyên sâu, kéo dài cho đến khi ngay cả đứa trẻ đã đến tuổi trưởng thành. Một cuộc thăm dò gần đây của New York Times và Morning Consulting cho thấy 3/4 phụ huynh có con trong độ tuổi từ 18 đến 28 đã hẹn con đi khám bác sĩ hoặc cắt tóc, và 11% cho biết họ sẽ gọi cho sếp của con nếu đứa trẻ có vấn đề tại nơi làm việc.
Cha mẹ giàu có thể có nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đảm bảo con họ không bao giờ gặp phải thất bại là điều dễ hiểu. Nhưng không chỉ cha mẹ giàu mới có thể thực hành việc nuôi dạy con cái theo kiểu “snowplow”.
Một cuộc khảo sát gần đây tại Đại học Cornell với 3.642 phụ huynh Mỹ về phong cách nuôi dạy con cái cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều nói rằng “sự lựa chọn thực tế và đắt tiền là tốt nhất”.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nuôi dạy con theo kiểu cha mẹ “snowplow” giống cha mẹ trực thăng có thể có tác động tiêu cực đến trẻ em. Những đứa trẻ này sẽ ít kiên cường, ít có khả năng chấp nhận rủi ro, không bao giờ phát triển các kỹ năng đối phó phù hợp, khó khăn khi tự mình đưa ra quyết định. Do đó, các chuyên gia lo ngại rằng con cái của cha mẹ “snowplow” cũng sẽ gặp vấn đề tương tự. Chúng sẽ không thể xử lý thất bại hoặc giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Julie Lythcott-Haims, tác giả của cuốn sách “Cách nuôi dạy người lớn: Thoát khỏi bẫy quá khổ và chuẩn bị cho con thành công”, nói với tờ Times rằng nuôi dạy con cái “snowplow” là một cách tiếp cận ngược. Nếu làm mọi thứ cho con mình, chúng ta sẽ cướp đi khả năng vượt qua chướng ngại vật và các kỹ năng sống quan trọng con có được.
Rõ ràng, với bất kể cha mẹ nào thì hạnh phúc và thành công của con cái là điều quan trọng nhất. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc loại bỏ mọi chướng ngại vật trên đường đi tới tương lai của con cái. Do đó có thể hiểu vì sao cha mẹ “snowplow” lại gây nhiều tranh cãi đến vậy.
Theo afamily
Kỹ năng nuôi dạy con siêu đẳng của cha mẹ Nhật để trẻ thông minh và có trách nhiệm hơn
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về sự lễ phép và kỷ luật, ai cũng tò mò về phương pháp nuôi dạy con của họ. Có lẽ điểm cốt yếu chính là nằm trong cách giáo dục ở mỗi gia đình và nhà trường.
Dưới đây chính là những kỹ năng nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, có trách nhiệm của các bà mẹ Nhật.
1. Về văn hóa ăn uống
Chế độ ăn uống cân bằng: Làm thế nào để trẻ không kén ăn?
Những bà mẹ Nhật Bản dồn rất nhiều tâm huyết khi chuẩn bị cơm hộp cho con: hộp cơm nào cũng đầy màu sắc, lại rất cân bằng về dinh dưỡng (Ảnh minh họa).
Khi nói đến chế độ ăn uống của người Nhật, đại đa số sẽ nghĩ đến những hộp cơm làm bằng tay được trang trí tuyệt đẹp. Đây chính là văn hóa của người Nhật bắt nguồn từ quan niệm về chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, các bà mẹ Nhật Bản hi vọng với những cách trang trí hộp cơm đẹp mắt sẽ khiến trẻ hứng thú với món ăn mà chúng không ưa thích. Khi trẻ kén ăn, người mẹ Nhật sẽ dùng hình thức là điều kiện trao đổi, nói với trẻ nếu như ăn hết rau xanh thì ngày mai trẻ sẽ được ăn món mà chúng thích.
Trên mâm cơm của gia đình người Nhật, thường có cơm, cá, các loại đậu và hoa quả. So với nhiều nước, các loại thịt thường không phổ biến ở Nhật Bản, vì cá có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Những bữa ăn hàng ngày của người Nhật vô cùng lành mạnh với các món chính như súp miso, cá hồi, các loại đậu...
Ngoài ra, cha mẹ Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe đường ruột của trẻ như bổ sung men vi sinh, súp miso (canh tương). Súp miso bao gồm phần nước dùng được gọi là "dashi" nấu cùng với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những lợi ích tuyệt vời của việc dùng canh miso thường xuyên như: tăng cường thể lực, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm lượng mỡ trong gan và máu, canh miso còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Vì vậy hầu như mọi em bé Nhật Bản chắc chắn sẽ uống một bát súp miso đầu tiên trong đời trước khi lên một tuổi.
Cân nặng đạt chuẩn: Chế độ dinh dưỡng cho con như thế nào thì phù hợp?
Lượng thực phẩm mà trẻ em Nhật Bản ăn hàng ngày sẽ được phân chia theo độ tuổi và vóc dáng (Ảnh minh họa).
Về chế độ ăn uống, các bà mẹ Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc "không lãng phí thức ăn", cũng giống như việc yêu cầu trẻ nhất định phải ăn hết thực phẩm trong bát. Lượng thực phẩm cũng sẽ phân chia theo độ tuổi và vóc dáng, không phải vì trẻ thích ăn tôm chiên, hay chả chiên thì sẽ đáp ứng theo yêu cầu của trẻ. Để duy trì sức khỏe, cũng cần phải dạy trẻ khả năng tự kiềm chế. Vì vậy, ở Nhật Bản rất ít trẻ bị béo phì.
Hơn nữa, hầu hết các gia đình Nhật Bản không lưu trữ đồ ngọt ở nhà, chỉ khi nào dùng bữa ở ngoài mới cho trẻ ăn đồ ngọt với lượng thích hợp, cũng cố gắng không cho trẻ hình thành thói quen ăn vặt trong bữa ăn, mục đích là để trẻ có một bữa ăn ngon. Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng những thực phẩm ăn nhẹ nhưng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, ở các siêu thị Nhật Bản, thực phẩm dành cho trẻ em được đóng gói một cách kỹ lưỡng.
2. Cách cư xử
Dùng bữa xong phải tự mình thu dọn: Làm thế nào để nuôi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ?
Cư xử đúng mực trên bàn ăn, ăn xong tự biết dọn dẹp không gian của mình là bài học trẻ em Nhật nào cũng nằm lòng (Ảnh minh họa).
Trong các nhà hàng Nhật Bản, cha mẹ thường nói với con cái rằng: "Phải ăn hết thức ăn, không được bỏ thừa". Ngoài ra người lớn cũng cần làm gương cho trẻ, sau khi ăn xong sẽ chủ động sắp xếp bát đĩa ở trên bàn gọn vào một bên, để giúp người phục vụ dọn dẹp nhanh hơn. Và người Nhật có thói quen mang theo khăn tay, vì vậy sau khi rời khỏi nhà hàng, chỗ ngồi thường rất gọn gàng và ngăn nắp.
Lớn lên trong một môi trường như vậy, đứa trẻ sẽ tự nhiên ngồi vào vị trí của mình để hoàn thành bữa ăn và phát triển thói quen tốt để sắp xếp không gian ăn uống của mình.
3. Trong cuộc sống thực tiễn
Nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi: Làm sao để trẻ không khóc?
Trẻ em Nhật Bản thường rất ít khóc nhè, tất cả là nhờ cách giáo dục của cha mẹ (Ảnh minh họa).
Nuôi dạy con cái là cả một quá trình. Nhiều cha mẹ có thể sẽ cảm thấy rằng đứa trẻ sau khi đi học, hiểu chuyện thì mới dạy dỗ được. Tuy nhiên cha mẹ Nhật Bản nói, ngay cả khi trẻ từ 0 tuổi, nghe vẫn chưa hiểu nhưng vẫn cần phải dạy, bằng cách sử dụng hướng dẫn đơn giản hoặc giao tiếp thể chất để thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa cha mẹ và con cái, tất cả đều là nền tảng giáo dục cho trẻ trong tương lai. Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường thấy các bà mẹ Nhật nói chuyện với trẻ.
Thêm vào đó, người Nhật rất sợ gây rắc rối cho người khác. Khi em bé khóc, họ sẽ nhanh chóng xoa dịu và đưa trẻ đi chỗ khác. Sau khi trẻ dần hiểu ra ý nghĩa, lúc đó cha mẹ mới giáo dục. Tuy nhiên khi đang giáo dục trẻ phải nhớ không được nói "không", mà phải nói cho trẻ biết nguyên nhân đằng sau và dùng sự đồng cảm để dạy trẻ, ví dụ nói "con không nên tùy tiện khóc, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh", đồng thời phải kết hợp với ánh mắt chân thành hoặc là vỗ về cơ thể.
Làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình: Làm thế nào để nuôi dưỡng năng lực tự chủ tự lực?
Ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được huấn luyện tự mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi và tự chăm sóc lẫn nhau... (Ảnh minh họa).
Sau khi cho trẻ vào trường mấu giáo, giáo viên sẽ nghiêm khắc yêu cầu người lớn buông tay để trẻ trường thành, huấn luyện trẻ phải tự mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi và chăm sóc lẫn nhau. Từ nhỏ được nuôi dưỡng tính kỷ luật, khả năng tự lập, trong tương lai trẻ có thể cạnh tranh với cuộc sống bên ngoài.
Nguồn: Ettoday
Theo Helino
Lời khuyên nuôi dạy con của Hoàng gia Anh khiến Meghan dù theo đuổi phương pháp riêng cũng phải tham khảo Kinh nghiệm nuôi dạy hoàng tử, công chúa qua nhiều thế hệ của Hoàng gia Anh cùng với sự khéo léo khi nuôi dạy 3 con của Công nương Kate sẽ là kiến thức quý báu cho Meghan. Ngày 6/5 vừa qua, Hoàng tử Harry và Meghan Markle hạnh phúc vô bờ khi đón con trai đầu lòng chào đời với cân nặng...