Cha mẹ mắc bệnh tim mạch, con cái cũng sẽ bị?
Tim mạch được xếp vào một trong 4 bệnh lý có tỉ lệ tử vong hàng đầu ở Việt Nam (cùng với ung thư, tiểu đường và đột quỵ). Ngoài mối quan tâm làm sao để có một ‘trái tim khỏe’, rất nhiều người thắc mắc liệu bệnh tim mạch có di truyền?
PGS.TS.BS Đỗ Quang Huân – giám đốc Viện Tim TP.HCM – trao đổi với Tuổi Trẻ Online: “Cha mẹ mắc bệnh tim mạch, không đồng nghĩa con cái cũng mắc bệnh” – Ảnh: HOÀNG LỘC
Trò chuyện với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, PGS.TS.BS ĐỖ QUANG HUÂN – giám đốc Viện Tim TP.HCM, cho biết bệnh tim mạch được chia làm hai nhóm nguyên nhân, gồm bẩm sinh và mắc phải. Nghiên cứu mới nhất trên thế giới cho thấy có 0,8% trẻ sơ sinh mắc bệnh tim mạch bẩm sinh do các khiếm khuyết trong quá trình hình thành trái tim.
* Thưa bác sĩ, có nhiều gia đình từ cha mẹ, anh chị em đều mắc phải bệnh tim… Bệnh này có di truyền?
- Việt Nam mới chỉ bắt đầu nghiên cứu về gen nhưng ở các nước tiên tiến đã hình thành bản đồ gen từ lâu nhằm tìm hết tất cả gen trong cơ thể người. Nhờ đó có thể nhận định ngoài lý do “mắc phải”, bệnh tim mạch có thể xuất phát từ di truyền.
Trên thực tế, chúng tôi từng ghi nhận có nhiều bà mẹ bị thông liên nhĩ và đến con, các anh em trong gia đình đều bị thông liên nhĩ.
Ngoài ra, ở bệnh mạch vành cũng được phát hiện có “tăng cholesterol gia đình”, nghĩa là do đột biến di truyền qua gen. Nếu cha mẹ cùng mang khiếm khuyết này mà người con nhận cả hai (đồng hợp tử) thì rất nặng, khi đó cholesterol (là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể) tăng rất cao và biểu hiện của bệnh lý mạch máu, hẹp mạch vành có thể xuất hiện từ rất sớm khi mới chỉ 12-15 tuổi.
Tuy nhiên tăng cholesterol do di truyền qua gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ (chỉ 1-2%), còn lại đa số tăng cholesterol xuất phát từ chế độ ăn uống, tập luyện và do các bệnh lý khác.
Một ca mổ tim ở Viện Tim TP.HCM – Ảnh: CTV
Video đang HOT
* Như vậy trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh có được gọi là di truyền không, thưa bác sĩ?
- Bệnh tim bẩm sinh là do gen. Nhưng không có nghĩa cha mẹ có gen gây bệnh thì con bị bệnh. Nghĩa là gen bệnh đó có thể truyền hoặc không truyền cho con. Hiện ở Viện Tim có thể tầm soát được những bệnh lý mà trước khi trẻ được sinh ra đã có.
Cụ thể thông qua việc siêu âm tim trong bào thai giúp các cha mẹ biết được trẻ có bị tim mạch bẩm sinh hay không. Trường hợp trẻ bị nhẹ, sau khi sinh có thể chủ động “sửa chữa” sớm; còn nếu quá nặng, sinh ra tiên lượng quá xấu các bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến cáo để gia đình quyết định.
* Vậy cần làm gì để có một trái tim khỏe, thưa bác sĩ?
- Có nhiều người hỏi tôi là vẫy tay có tốt cho tim không? Tôi thấy vẫy tay cũng tốt nhưng theo khoa học có 4 loại hình thể dục tốt cho tim nhất gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp và bơi lội. Đây là 4 hình thức giúp luyện cơ và luyện tần số tim lên một mức phù hợp. Tùy vào độ tuổi có thể duy trì các hoạt động này hằng ngày và tăng dần theo thời gian…
Còn khi quá căng thẳng và hồi hộp, chúng ta nên tìm một chỗ yên tĩnh hít sâu thở ra trong vòng 4 giây rồi ngưng. Và cứ lặp lại phương pháp này trong vòng 4-5 phút, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm căng thẳng, hồi hộp.
Bị bệnh tim mạch có quan hệ tình dục được không?
Bác sĩ Đặng Duy Phương – phó khoa tim mạch can thiệp (Viện Tim TP.HCM) – cho biết thực ra hoạt động tình dục là một biện pháp thể dục ở mức độ trung bình, do đó với người bệnh tim mạch không cần phải kiêng cữ.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng của hoạt động tình dục là liệu bản thân người bị bệnh tim có kiểm soát huyết áp tốt hay không? Muốn như vậy thì người bệnh cần phải tuân thủ việc uống thuốc huyết áp đầy đủ và kiểm soát thật tốt huyết áp trong ngày. “Nếu làm được như vậy thì hoạt động tình dục của người bị bệnh tim cũng giống như một người bình thường”, bác sĩ Phương chia sẻ.
Những tác hại khôn lường của thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi rất tiện lợi, ngon miệng, không tốn nhiều thời gian chế biến nhưng những nguy hại về sức khỏe đằng sau các món ăn thì ít ai biết đến.
Thức ăn nhanh không chỉ gây nguy hại cho dạ dày mà nó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vóc dáng và gây ra những tác hại không thể lường trước được. Một số nghiên cứu còn cho thấy, việc dùng thức ăn nhanh thường xuyên còn làm ảnh hưởng đến lối sống và rút ngắn tuổi thọ con người.
Thức ăn nhanh nguy cơ gây nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Bệnh tim mạch
Thức ăn nhanh khiến cho vữa xơ động mạch xuất hiện sớm gây tăng huyết áp, có thể gây xuất huyết não, tổn thương thận. Mỡ transfat trong đồ ăn nhanh không được chuyển hóa, lắng đọng lại sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch.
Ăn nhiều thức ăn nhanh bị bệnh tiểu đường
Trong các món đồ ăn nhanh có quá ít chất xơ, nhiều đường và chất béo nên nếu tiêu thụ chúng, lượng đường trong cơ thể bạn sẽ tăng vọt.
Hệ thống hô hấp bị tác động nặng nề
Khối lượng dư thừa từ thức ăn nhanh có thể gây tăng cân. Điều này có thể dẫn đến chứng béo phì làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh hô hấp, bao gồm hen suyễn và khó thở. Thừa cân và béo phì có thể gây áp lực lên tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể; điều đó có thể nhận thấy qua dấu hiệu khó thở khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục. Đối với trẻ em, nguy cơ các vấn đề hô hấp là đặc biệt rõ ràng.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Nguy cơ ung thư
Ảnh minh họa
Thức ăn nhanh có ít chất xơ chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh có chứa nhiều đường và chất béo có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, hầu hết thức ăn nhanh được chiên bởi dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Loại dầu này sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư.
Tác động tiêu cực lên hệ thống da, tóc, móng
Trước đây, thực phẩm sôcôla và dầu mỡ như bánh pizza đã bị đổ lỗi là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, nhưng đó chính là do carbohydrate. Các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu và là yếu tố dễ làm hình thành mụn trứng cá. Trẻ em và thanh thiếu niên ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần cũng có xu hướng phát triển bệnh chàm bội nhiễm.
Ảnh hưởng xấu lên hệ thống chuyển hóa và tim mạch
Ảnh minh họa
Hầu hết thức ăn nhanh và thức uống có chứa nhiều carbohydrate nhưng lại ít chất xơ và nghèo chất dinh dưỡng. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đề nghị chỉ ăn 100-150 calo từ đường thêm vào mỗi ngày, tương đương 6-9 muỗng cà phê/ngày.
Một lon soda 12 ounces có chứa 8 muỗng cà phê đường, tương đương 130 calo hoặc 39 gram đường. Chất béo chuyển hóa được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm, thường được tìm thấy trong: bánh chiên; bánh ngọt; bánh pizza; bánh quy giòn.
Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt) và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.
Đề phòng bệnh tim mạch nếu huyết áp ban đêm dao động mạnh Những người có huyết áp cao hoặc thấp bất thường vào ban đêm có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tim mạch trong tương lai, ngay cả khi huyết áp ban ngày của họ nằm trong giới hạn bình thường - theo nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim Mỹ (AHA). Huyết áp cao khi...