Cha mẹ mà thường xuyên làm 10 điều này chắc chắn con cái sẽ có trí nhớ siêu hạng vô cùng tốt
Trên thực tế, ngoài các yếu tố di truyền bẩm sinh, điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ sau này chính là sự giáo dục. Khi bạn chú ý đến từng hành động của trẻ, bạn sẽ phát hiện thực sự trẻ có một trí nhớ thần kỳ, vì vậy cha mẹ nên nghĩ làm thế nào để nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ ngay từ sớm?
Con người dựa vào trí nhớ để hoàn thành việc học tập và tích lũy kiến thức trong cuộc sống, không có trí nhớ, chúng ta sẽ mất khả năng tồn tại. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tuyệt vời và quan trọng cần được ghi nhớ, nếu chúng ta không có trí nhớ, chúng ta sẽ sống trong một “mảnh giấy trắng”.
Cha mẹ làm đừng quên làm 10 điều dưới đây để giúp trẻ có trí nhớ siêu hạng:
1. Trước mỗi cuộc trò chuyện, hãy gọi tên của trẻ
Nếu cha mẹ muốn nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu từ việc gọi tên của trẻ. Chỉ cần thời gian này, trẻ biết rằng bạn và trẻ đang nói chuyện với nhau, thông thường gọi tên của em bé chính là vì muốn trẻ có suy nghĩ logic cơ bản. Thực tế các bà mẹ khi nói chuyện với trẻ, có thể kể những cậu chuyện cổ tích, hát, hoặc chỉ cần là cười với trẻ. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái là cách tốt nhất để kích thích sự phát triển trí não của trẻ.
2. Nắm bắt được thời điểm trẻ có trí nhớ tốt nhất
Cha mẹ nhất định phải nắm bắt được thời gian trẻ có trí nhớ mạnh nhất. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, thời gian tốt nhất để trẻ ghi nhớ chính là trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.
Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện cổ tích, có thể hát hoặc đọc một bài thơ dành cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn, cha mẹ hãy giúp trẻ hình dung, ghi nhớ, sắp xếp lại những kiến thức mà trẻ đã học. Đây là cách hay để trẻ nhớ lại bài một cách khoa học và nhanh nhất. Tương tự, sau khi thức giấc cũng là lúc não bộ có khả năng ghi nhớ tốt nhất. Đó là lý do tại sao khi trẻ học bài vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy thường tiếp thu bài vở nhanh hơn.
3. Đưa ra những nhiệm vụ cho trẻ theo từng độ tuổi
Ảnh minh họa
Cha mẹ phải tăng độ khó cho trí nhớ khi trẻ lớn dần theo thời gian. Khi bé lớn, bố mẹ sắp xếp một vài đồ vật với số lượng vừa phải cho bé nhớ, có thể lặp lại nhiều lần giúp bé tăng trí nhớ. Cha mẹ cũng có thể nhờ trẻ lấy giúp đồ vật hoặc để trẻ dẫn đường về nhà, điều này có thể luyện tập khả năng ghi nhớ của trẻ. Cha mẹ nên học cách sử dụng phương thức trò chơi để trẻ tiếp nhận và ghi nhớ những sự vật cha mẹ muốn trẻ nhớ.
4. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cho trẻ
Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến việc ghi nhớ của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bố mẹ nên lưu ý luôn giúp trẻ giữ tinh thần lạc quan, thoải mái dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin trẻ đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.
5. Lặp đi lặp lại
Thông thường, một việc khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và liên tục trong thời gian dài sẽ giúp não bộ của trẻ ghi nhớ nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với trẻ lớn cần phải hiểu vấn đề mà mình đang học là gì, chứ không phải chỉ lặp đi lặp lại như một cái máy trong khi bản thân không biết cái mình học có ý nghĩa gì.
6. Cho trẻ nhiều không gian hoạt động tự do
Video đang HOT
Cho trẻ một không gian tự do, để trẻ học cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề một mình, chơi một mình. Khi trẻ chơi một số trò chơi nhỏ, người lớn có thể tập trung xem xét về thể chất của trẻ. Thời gian này, khi trí tưởng tượng của trẻ bay cao, sẽ giúp trẻ biểu đạt được cảm nhận của bản thân, và cải thiện khả năng diễn đạt, đồng thời cũng có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.
7. Chú ý đến các cách nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ
Cha mẹ cũng cần chú ý đến các cách thức và phương tiện để nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ. Điều này không phải là một sớm một chiều có thể giải quyết được mà phải có sự kiên trì mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, cha mẹ cũng phải có sự kiên nhẫn, ngoài sự kiên nhẫn, cha mẹ cũng thường xuyên nói chuyện với trẻ, tăng cường các trò chơi khó, đồng thời là để tăng cường trí nhớ cho trẻ.
8. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ
Cha mẹ phải khuyến khích trẻ, đây là điều rất cần thiết. Khi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ về trí nhớ hoặc thực hiện tốt một việc gì đó được cha mẹ giao cho, cha mẹ nên khuyến khích trẻ. Cha mẹ khuyến khích và hỗ trợ sẽ mang lại động lực vô hạn cho trẻ. Động lực để trẻ hứng thú hơn trong việc ghi nhớ mọi thứ cũng là một phương pháp tốt để nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ.
9. Theo dõi chế độ ăn uống
Bộ nhớ và thức ăn cũng liên quan mật thiết với nhau. Do vậy, cha mẹ cần phải nuôi dưỡng cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ. Để thúc đẩy sự phát triển trí nhớ của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bổ não, tăng cường sức khỏe cho não bộ, ví du như hạt hạnh nhân, óc chó… Ăn nhiều thực phẩm có chứa protein, ngoài ra còn có bổ sung thêm kẽm để giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ.
10. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo. Nếu trẻ được ngủ sớm, ngủ đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn. Ngược lại, nếu mất ngủ, đầu óc của trẻ sẽ không hoạt động tốt, trẻ sẽ rất dễ quên. Do đó, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen lên giường từ lúc 9h và ngủ thẳng giấc để rèn luyện trí nhớ tốt hơn.
Trí nhớ sẽ mất dần đi do sự lười biếng của con người. Do đó, ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy giúp trẻ rèn luyện trí nhớ mỗi ngày bằng các bí quyết đơn giản trên.
Nguồn: Sina
Trần Văn Bắc giỏi Vật lý, xuất sắc trong hoạt động hội sinh viên
Chàng trai vừa năng động vừa học tốt và luôn giữ trong mình một tinh thần lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực và thích giúp đỡ mọi người.
Nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ
Trần Văn Bắc - Sinh viên năm 4, Trường đại học Tân Trào xuất thân trong một gia đình thuần nông ở xã Thái Hoà, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Nhà chỉ có 02 sào ruộng với 4 thành viên.
Mẹ Bắc bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp, mất hết khả năng lao động, chi phí điều trị tốn kém, đã nhiều năm mọi chi phí của gia đình đều trông cậy vào bố.
Gia đình chỉ có 2 anh em trai, em trai Bắc học hết bậc trung học phổ thông xuống Hà Nội làm với mong ước đỡ đần phần nào gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Bắc là con trai lớn trong gia đình, mẹ thì bị bệnh hiểm nghèo thường xuyên phải xuống Hà Nội để điều trị bệnh.
Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, Bắc luôn chăm ngoan và có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện bản thân.
Ngay từ khi còn học ở mái trường trung học phổ thông, Bắc đã nhiều năm là lớp trưởng, là cán bộ Đoàn gương mẫu được bạn bè và thầy cô yêu quý.
Sinh viên Trần Văn Bắc (ngồi giữa hàng đầu) tham gia hoạt động tình nguyện của Đoàn Thanh Niên - Hội sinh viên Trường đại học Tân Trào. Ảnh: NVCC
Bắc sống chan hòa với bạn bè, luôn chủ động hỏi ý kiến thầy cô về học tập cũng như kinh nghiệm sống để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai.
Em Bắc có chia sẻ rất chân tình với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, em nhẹ nhàng nói:
"Em học hết cấp 3 cũng mơ ước nhiều lắm, nhưng vì điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều khó khăn, mẹ em thì bệnh hiểm nghèo, em trai đi làm xa.
Em chọn học ở Trường đại học Tân Trào một phần vì gần nhà để cuối tuần có thời gian chạy về giúp đỡ gia đình và một phần nữa là đỡ tốn chi phí của gia đình".
Năng động và luôn tiên phong trong mọi lĩnh vực
Khuôn mặt hiền lành, đôi mắt sáng, nụ cười tươi là cảm nhận đầu tiên khi tiếp xúc với em Trần Văn Bắc.
Tiếp tục giữ tinh thần năng động, nhiệt huyết, bước vào học tại Trường đại học Tân Trào, Bắc được thầy cô, bạn bè tin tưởng, giao phó trọng trách làm lớp trưởng và Liên Chi hội trưởng Liên chi Khoa Khoa học cơ bản, Liên chi gồm 11 chi đoàn với trên 260 sinh viên.
Làm tốt nhiệm vụ được giao, tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức, hoạt động Đoàn, Hội từ các thầy cô, cán bộ Đoàn... từ đó em đã có nhiều chương trình hoạt động rất ý nghĩa như: Chương trình bán móc khóa gây quỹ từ thiện giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Trong nhiều năm liền em Bắc luôn là sinh viên xuất sắc với nhiều thành tích đáng khen ngợi: Giải nhất cuộc thi Trắc nghiệm Olympic Vật lý toàn quốc lần thứ 20, giải Ba môn thi Trắc nghiệm Olympic Vật lý toàn quốc lần thứ 21...
Em Bắc là một trong 4 sinh viên của Trường đại học Tân Trào vinh dự được nhận học bổng từ Quỹ học bổng Hessen của Bộ Khoa học và Nghệ thuật Bang Hessen - Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới Cộng hòa Liên bang Đức.
Em Bắc được lựa chọn tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các khóa thực tập ngắn hạn tại Thái Lan và Philippines...Tham gia thực tập ngắn hạn tại Đại học Bắc Philippines năm 2017.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về thời gian rảnh em làm gì? Em Bắc cười tươi chia sẻ thêm: "Ngoài thời gian ở trường em cũng thường xuyên đi làm gia sư, mỗi tuần em đi dạy 3 buổi, cũng là kiếm thêm thu nhập để tự trang trải chi phí sinh hoạt thường ngày và học tập".
Sống có lý tưởng và hoài bão
Hỏi về ước mơ sau này của mình, Bắc nói: "Em mong muốn sau này được làm thầy giáo, được đứng trên bục giảng dạy môn Vật lý em yêu thích, để em có thể truyền tình yêu và kiến thức mình được học đến học sinh".
Dưới sự lãnh đạo của "thủ lĩnh" Trần Văn Bắc, Liên chi Khoa Khoa học cơ bản luôn là liên chi dẫn đầu của Trường đại học Tân Trào với nhiều phong trào Đoàn, Hội sôi nổi và phong trào thi đua học tập tốt.
Cô Phạm Thị Kiều Trang - Bí thư Đoàn, Trường đại học Tân Trào vui vẻ đưa ra nhận xét: "Bắc ở trường là một sinh viên luôn có ý thức cao trong việc tự tu dưỡng và rèn luyện bản thân.
Cá nhân em Bắc có nhiều cống hiến cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên, tổ chức phân công nhiệm vụ nào em cũng hoàn thành rất tốt".
Khi được hỏi về ấn tượng của cô về em Bắc, cô Trang cười tươi nói: "Ở trường, em Bắc là một sinh viên hiền lành, năng động và rất thông minh, cá nhân em Bắc đã đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi mang lại vinh dự lớn cho cá nhân em Bắc cũng như nhà trường".
Ngoài thành tích học tập xuất sắc (3.91/4.00), với tính cách năng động, tinh thần trách nhiệm cao, hiện Bắc là Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Nghiên cứu trẻ với nhiều sản phẩm khoa học có ứng dụng cao trong cuộc sống.
Sinh Viên Trần Văn Bắc (bên trái) và sinh viên Nguyễn Đức Tân đại diện đi nhận giải cho tập thể đạt danh hiệu "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp trung ương 2018. Ảnh: Công Tiến
Bắc cũng thường xuyên kêu gọi các bạn sinh viên cùng tham gia các chương trình hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong mọi tình huống.
Em Nguyễn Đức Tân - Sinh viên năm 4, Trường đại học Tân Trào nói: "Ngoài việc học tập tốt, bạn Bắc còn rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội sinh viên trường, là tấm gương sáng cho các bạn sinh viên khác học tập".
Thành tích đáng ngưỡng mộ từ sự không ngừng phấn đấu
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam em rất cởi mở nói: "Được học ở Trường đại học Tân Trào với em đó là một duyên lớn, bởi chính từ ngôi trường này, từ sự giúp đỡ của thầy cô, sự giúp sức của bạn bè mà em mới có được thành tích như ngày hôm nay".
Trải qua thời gian học tập, rèn luyện và cống hiến, Trần Văn Bắc luôn là sinh viên xuất sắc với nhiều thành tích đáng khen ngợi: Giải nhất cuộc thi Trắc nghiệm Olympic Vật lý toàn quốc lần thứ 20, giải Ba môn thi Trắc nghiệm Olympic Vật lý toàn quốc lần thứ 21, Sinh viên 5 tốt cấp tỉnh.
Sinh viên Trần Văn Bắc - Trường đại học Tân Trào nhận Giải thưởng "Sao tháng Giêng" năm 2018 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Ảnh: Công Tiến
Nhiều năm liên tiếp được nhận giấy khen của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Trường đại học Tân Trào.
Bắc còn là sinh viên duy nhất của tỉnh Tuyên Quang đạt danh hiệu "Sao tháng Giêng" năm 2018 do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng.
Theo giaoduc.net.vn
Cha mẹ nên làm gì khi con mắc hội chứng khó đọc? Bài tổng hợp này giúp cha mẹ hiểu hội chứng khó đọc (dyslexia) là gì, dấu hiệu nhận biết sơ bộ, điểm mạnh của trẻ mắc hội chứng này và làm thế nào cha mẹ có thể giúp con mình sống chung với hội chứng này, đặc biệt là về mặt tâm lý. Theo British Dyslexia Association, hội chứng khó đọc (dyslexia) được...