Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng.
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin ( Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. “Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được”.
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh – đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
“Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ”.
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
“Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác”.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
“Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ – tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet”.
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ… được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé…
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng.
9 cách giúp con vượt qua kỳ thi
Chuyên gia cho rằng, mặc dù không thể thay đổi tình huống khó khăn mà các con phải đối mặt trước kỳ thi, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể khiến trẻ cảm thấy dễ dàng hơn.
Khoảng 6/10 học sinh không chú ý đến chiến lược khi làm bài. Ảnh minh họa.
Quản lý thời gian
Theo cô Srishti Mahendru - chuyên gia định hướng nghề nghiệp cho sinh viên tại Ấn Độ, quản lý thời gian là vấn đề lớn nhất mà người học phải đối mặt trong suốt những năm cuối cấp 3.
Với rất nhiều công việc cần thực hiện trong ngày, từ tới trường, làm bài tập về nhà và bài kiểm tra, cho đến đóng học phí cũng như tham gia hoạt động ngoại khóa, các con hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có kế hoạch nếu không được định hướng.
"Là cha mẹ, bạn có thể giúp đỡ con xây dựng một lịch trình hữu ích cho ngày và tuần, khiến trẻ có thể sử dụng hiệu quả thời gian của mình", cô Mahendru nói.
Nữ chuyên gia này chia sẻ, cô từng gặp một sinh viên ngành Nhân văn 17 tuổi tên Mehak và có niềm đam mê với khiêu vũ. Dù muốn theo đuổi ngành Truyền thông đại chúng khi vào đại học, nhưng điểm số của nữ sinh này bắt đầu giảm vào năm lớp 12.
Để có thể giúp con gái, mẹ Mehak quyết định hỏi toàn bộ lịch trình và ghi lại thời gian Mehak dành cho mỗi hoạt động. Nhờ đó, phụ huynh này nhận thấy, chính việc học thêm đã gây tổn hại tới con, trong khi Mehak có thể tự học tốt hơn.
Sau khi sắp xếp lại lịch trình một cách cụ thể, điểm số của nữ sinh này dần có sự cải thiện.
Đồng hành cùng con
"Hãy luôn sát cánh bên con của bạn, không chỉ về thể chất mà còn về mặt cảm xúc. Hành động này có thể có những tác động cực kỳ tích cực đối với trẻ", cô Mahendru chia sẻ.
Cô lý giải, học sinh thường đối mặt với lo lắng và áp lực nặng nề trong giai đoạn luyện thi. Do đó, sức khỏe tinh thần của người học có thể được cải thiện nếu họ biết rằng, cha mẹ luôn ở bên. Trong thời gian con ôn thi, cha mẹ được khuyến cáo dành nhiều thời gian và động viên trẻ.
Sử dụng từ ngữ đúng mực
"Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên rằng, đừng bao giờ so sánh con mình với người khác", cô Mahendru nói.
Theo chuyên gia này, mỗi đứa trẻ là duy nhất và cha mẹ nên tôn vinh sự khác biệt, độc đáo của con. Ngay cả khi trẻ không thể đạt điểm cao trong một môn học nào đó, có thể con sẽ hoàn thành xuất sắc ở lĩnh vực khác. Do vậy, phụ huynh cần nhớ, mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng và việc cho phép con phát huy sẽ giúp trẻ thành công.
Ngoài ra, cha mẹ được khuyến cáo tránh những câu nói như: "Tương lai của con phụ thuộc vào kỳ thi này và nếu muốn làm tốt trong cuộc sống, con phải làm tốt trong kỳ thi". Những phát ngôn như vậy có thể khiến con sợ hãi và cản trở năng lực của trẻ.
Cha mẹ cần chú ý tới biểu hiện của con. Ảnh minh họa.
Giúp con tự tạo động lực
Theo cô Mahendru, việc đánh giá mỗi tuần có thể giúp nhận ra sự tiến bộ cũng như tìm ra điểm yếu của trẻ. Cha mẹ cũng nên thúc đẩy con tham gia các kỳ thi thử thường xuyên, bởi đây được coi là giải pháp hiệu quả giúp đánh giá khả năng của trẻ.
Sau khi con hoàn thành bài kiểm tra, phụ huynh cần yêu cầu trẻ tự nhận xét những thế mạnh và điểm yếu, nhằm lập kế hoạch cải thiện.
Khuyến khích con bằng phần thưởng
"Con sẽ làm tốt hơn nếu cha mẹ đề ra mục tiêu và phần thưởng, đặc biệt là những món đồ trẻ yêu thích", cô Mahendru chia sẻ.
Trẻ có thể nhận được những phần thưởng ngắn hạn và dài hạn, từ đó giúp con có động lực trong toàn bộ quá trình chuẩn bị cho kỳ thi cuối cùng.
Thảo luận về chiến lược thi
Chuyên gia định hướng nghề nghiệp cho rằng, cha mẹ nên trao đổi với con về một số vấn đề khi làm bài. Ví dụ: Cách trình bày câu trả lời, làm thế nào để đưa ra câu trả lời, câu hỏi nào cần được trả lời trước, cách phân chia thời gian giữa các phần khác nhau...
"Theo thống kê, có khoảng 6/10 học sinh không chú ý đến chiến lược làm bài và dễ bị mất điểm", cô Mahendru cho biết.
Loại bỏ tác nhân gây xao nhãng
Mỗi học sinh đều dễ bị phân tâm riêng từ việc nghe nhạc, trò chuyện, nhắn tin... Do đó, cô Mahendru khuyến cáo, các phụ huynh cần nhận biết đâu là yếu tố đang cản trở quá trình học tập của con và đưa ra biện pháp giải quyết.
Tuy nhiên, cha mẹ có thể giảm tần suất, thay vì loại bỏ hoàn toàn sở thích đó của con.
Lắng nghe con sau kỳ thi
Thời gian ngay sau kỳ thi được coi là vô cùng quan trọng. "Đây là giai đoạn con bạn cần ai đó để chia sẻ cảm xúc, nỗi sợ hãi và lo lắng về bài thi.
Hãy lắng nghe từng khía cạnh của câu chuyện và cho con thời gian để thảo luận về bài thi mà không đưa ra phán xét. Ngay cả khi đã thực hiện tốt, trẻ cũng cần được khích lệ", cô Mahendru cho hay.
Đặc biệt, phụ huynh cần tránh xem lại kết quả bài làm của con để chỉ ra những sai lầm mà trẻ đã mắc. Việc này được cho là sẽ hạ thấp tinh thần con, đặc biệt là ngay sau khi trẻ đã nỗ lực hết sức. Do đó, nếu muốn giúp con học hỏi từ những sai lầm, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ sau 2 - 3 ngày kiểm tra.
Quan tâm tới con
Cho dù chuẩn bị tốt đến đâu, học sinh luôn có xu hướng cảm thấy lo lắng trong các kỳ thi và kết quả bài làm. Điều thực sự quan trọng là bảo đảm sức khỏe tinh thần của con bằng cách quan tâm thường xuyên.
Mặc dù lo lắng ở một mức độ nào đó là điều bình thường, nhưng nếu trẻ sử dụng những câu nói quá tiêu cực, đó có thể là nguyên nhân đáng báo động. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý tới con và can thiệp kịp thời nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện lạ.
Cơ hội nhận 700 suất học bổng "cùng BTEC bước ra thế giới" năm 2020 Từ ngày 8/6, ứng viên toàn quốc có cơ hội săn học bổng và trở thành tân sinh viên của Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT năm 2020. Học bổng "vững tâm học tập, vươn xa thế giới" Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, học bổng của BTEC FPT vì thế ra đời nhằm...