Cha mẹ giải quyết thế nào phía sau câu chuyện đỗ, trượt của con?
Sau kỳ thi quan trọng như vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học… nhiều trường hợp thí sinh đã quá áp lực nếu như có kết quả không tốt, không đúng kỳ vọng của phụ huynh.
Áp lực trong thi cử hiện nay đang là vấn đề nhức nhối chưa có biện pháp hữu hiệu. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Q.Anh
Bắt con quỳ gối vì thiếu điểm vào lớp 10
Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin một nữ sinh bị mẹ bắt quỳ giữa sân trường vì không đậu vào lớp 10 trường dân lập. Không ít những ý kiến trái chiều đã nổ ra xung quanh câu chuyện. Nhiều người phê phán việc làm của người mẹ, cách trừng phạt con ngay tại trường học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con cái đang trong độ tuổi “bồng bột”.
Hình ảnh bé gái sợ hãi quỳ gối ở khuôn viên trường trước gương mặt giận dữ của người mẹ cho thấy, sự kỳ vọng của cha mẹ vào sự học của con cái là rất lớn nên khi kết quả thi cử không như mong muốn, cha mẹ bị sốc và thất vọng.
Còn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 1) vừa qua, dù kỳ thi được Bộ GD&ĐT đánh giá an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đề thi ra phù hợp với chương trình hiện nay vừa có mục đích xét tốt nghiệp, vừa giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, kỳ thi này cũng chứng kiến những áp lực không hề nhỏ đối với thí sinh, có em ra khỏi phòng thi với tâm trạng buồn bã, bật khóc khi gặp người thân do làm bài chưa tốt…
Không phải hiện nay, mà đã nhiều năm qua, tính chất căng thẳng của các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT để vào đại học cũng được quan tâm bởi sức ép rất lớn tới các học sinh dự thi. Do sự kỳ vọng từ gia đình, sự tự ti của bản thân dẫn đến tình trạng thí sinh bị trầm cảm và có các hành vi dại dột.
Thi trượt vẫn chưa phải dấu chấm hết
Chỉ ra một thực tế thí sinh bị áp lực nhiều sau mỗi kỳ thi, tuyển sinh, thầy Nguyễn Quốc Bình nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, trên thực tế nhiều học sinh đã rất áp lực trong học tập, đối với các kỳ thi còn áp lực hơn nhiều bởi chính sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh. Trượt đại học, trượt thi vào 10… trở thành nỗi ám ảnh đối với các thí sinh trước và sau kỳ thi. Nguyên nhân cũng là bởi sự kỳ vọng quá từ gia đình, “bệnh thành tích” từ các trường học hiện nay. Vì vậy, thí sinh nếu trượt sẽ rơi vào trạng thái suy sụp, đã có em nghĩ quẩn làm điều dại dột. Dù đã được cảnh báo, song đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu.
“Bệnh thành tích của một số nhà trường, từ chính các thí sinh khác liên tục khoe điểm cao, họ hàng, người quen liên tục hỏi điểm thi, nếu thi trượt sẽ dễ có suy nghĩ thất bại. Thời gian này, dù kết quả thi ra sao, phụ huynh hãy ở bên cạnh con, động viên, tìm các phương án cho con, dù đỗ hay chưa đỗ vẫn còn nhiều lựa chọn, con đường khác nhau. Đâu phải đỗ vào trường nào đó mới là thành công, bởi có nhiều con đường cùng dẫn đến thành công, kết quả mới là quan trọng. Nếu thi có kết quả chưa tốt, bị trượt, học sinh cũng đừng quá buồn chán, nếu có quyết tâm, ham học tập thì học môi trường nào cũng có thể thành công”, thầy Nguyễn Quốc Bình đưa ra lời khuyên.
Video đang HOT
Dưới góc độ tâm lý, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, phụ huynh đặt niềm tin, kỳ vọng vào con cái cũng là điều hết sức bình thường, bởi không có cha mẹ nào lại không muốn con mình thành công, chăm ngoan… Tuy nhiên, việc kỳ vọng quá mức vào con cái dẫn đến áp lực cho chính phụ huynh và học sinh. Nếu có kỳ vọng thì là từ chính các em mới là điều quan trọng, phụ huynh chỉ nên đóng vai đồng hành, hỗ trợ con cái để giúp các em biến ước mơ thành hiện thực.
“Học sinh có kết quả thi chưa tốt, cha mẹ thiếu động viên, giúp đỡ mà liên tục trách móc, than thở sẽ khiến học sinh bị tổn thương tâm lý, luôn có ý nghĩ mình là người thất bại. Vì thế, phụ huynh chưa nên đặt ra cho các con là đỗ hay trượt, trường cao hay thấp mà phải chấp nhận các kết quả. Nếu không may con bị điểm thấp, thi trượt vẫn còn nhiều con đường khác ở môi trường học tập khác để lựa chọn. Phụ huynh cần dựa trên mong muốn của con, đánh giá năng lực thực sự của con em mình để tìm nơi học tập phát huy được năng lực, sở trường đó”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm.
Thời gian qua, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức công bố thực hiện một khảo sát nhỏ trên 290 học sinh THCS và THPT của Hà Nội về cách ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi chuyển cấp. Trong tổng số 290 học sinh được khảo sát có độ tuổi trung bình 16, có hơn 90% khẳng định có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Học sinh ngoại thành cảm thấy căng thẳng nhiều hơn một chút so với học sinh nội thành.
Nếu con thi trượt...
Phần Lan có hẳn một ngày để tôn vinh người thua cuộc. Bộ Giáo dục Anh nhiều năm trước đã yêu cầu không gọi "thi trượt", mà phải gọi là "thành công bị trì hoãn". Các con sinh ra trên đời này là để sống, không phải chỉ để thi.
Tháng 6 là tháng cả nước đi thi.
Thi chuyên lớp 6, thi vào lớp 10, rồi thi tốt nghiệp. Có bạn đậu, nhưng cũng có nhiều ngàn bạn trượt.
Mùa này mình sẽ lại nhận những email, những tin nhắn đẫm nước mắt. Có những trường hợp còn đau hơn nước mắt, khi cô cậu học trò nhỏ đó không khóc được, và tìm tới cái chết. Mùa này, học sinh tự tử nhiều nhất trong năm.
Thi cử ở Việt Nam là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Không biết có bố mẹ nào, lớn rồi mà vẫn còn ngủ mơ bị đi thi không?
Mình cũng hay mơ đi thi, rồi hoặc là bị trễ giờ, hoặc là bị sai quy chế phòng thi, hoặc quên cái gì đó, nhầm cái gì đó... Có lần mơ làm bài xong, chuông hết giờ thì tờ giấy thi bỗng trắng trơn, chữ biến đâu mất sạch...
Mình đã khóc tức tưởi trên gối. Rồi giật mình tỉnh dậy, muốn sụp lạy vì đã 40 tuổi, không còn phải đi thi nữa.
Mình nhớ, ngày xưa, trước kỳ thi bố mẹ thường dậy sớm nấu xôi đỗ xanh, phải là đỗ xanh hoặc đỗ đỏ, chứ không xài đỗ đen. Suốt hàng tháng trời, hàng năm trời, ông bà chú bác đi qua, ai cũng chúc "thi tốt", "thi đậu",...
Ba mẹ bây giờ cũng vẫn thế, thao thức, đi nhẹ, nói khẽ. Thầy cô thì lo lắng chuẩn bị, tập huấn, tập dượt.
Những công trình xây dựng quanh trường học cũng phải tạm dừng. Thậm chí cảnh sát chốt các ngã ba, ngã tư để tránh kẹt xe... Tất cả những chăm sóc bất thường đó, gói bên trong là sự kỳ vọng.
Những thí sinh luôn cảm nhận được sự kỳ vọng đó. Và nó nặng, nặng lắm!
Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi...
Nhiều bạn sợ thi tới mức không bao giờ coi tuổi học trò là tuổi đẹp nhất cuộc đời. Bắt đầu từ ngày hôm nay, cho tới hết tháng 9, nhiều học trò sẽ biết tin thi đậu trường chuyên, đại học... Và luôn luôn nhiều hơn số đó, là các bé thi trượt.
Chúc mừng các mẹ có con thi đậu! Và cũng chúc mừng các mẹ có con thi trượt!
Cái gì đã diễn ra, có nghĩa là nó đã xong! Đừng cắn đắn nhau nữa!
Phần Lan, nền giáo dục top đầu thế giới, còn có hẳn 1 ngày để tôn vinh người thua cuộc, thất bại, kém may mắn. Đó là ngày 13/10 hàng năm - Day of Failure.
Bộ Giáo dục Anh từ nhiều năm trước đã yêu cầu không gọi là "thi trượt", mà phải gọi là "thành công bị trì hoãn". Một thay đổi nhỏ mà vô cùng nhân văn.
Vì các con sinh ra trên đời này là để sống. Không phải chỉ để thi!
Các kỳ thi ở trong trường chỉ là một mảng rất nhỏ. Ngoài kia, mỗi ngày là vài bài thi. Những bài thi với chính bản thân mình, đó mới là những bài thi khó khăn nhất, khốc liệt nhất.
Mình đã gặp những bạn từng học chuyên, từng du học, từng rất thành công ở tuổi học sinh, thi đâu đậu đó, là niềm hãnh diện cho cả trường, cả dòng họ. Và rồi, họ phóng lên phía trước quá nhanh với vận tốc quá lớn. Tất cả những gì đi quá nhanh đều chứa nhiều rủi ro.
Mình cũng vừa đọc được tin, các trường Ivy League và một số đại học đại cương hàng đầu của Mỹ giờ đây đang phải xây dựng những chương trình chỉ để hỗ trợ những sinh viên giỏi nhất trường vượt qua những thất bại đầu đời
Với họ, thất bại là một kinh nghiệm không quen thuộc, có thể làm họ tê liệt và gục ngã.
Vì vậy, nếu kỳ thi này con trượt, thì xin chúc mừng! Con đã học được kinh nghiệm thất bại, và sẽ học được cách đứng lên.
Thế giới luôn cân bằng, cuộc đời luôn có vay có trả, có nhân có quả. Thất bại sớm thì được làm lại sớm. 80 tuổi nhìn lại sẽ thấy, so với cả cuộc đời thì việc "thành công bị trì hoãn" 1, 2 năm chẳng đáng là bao.
Như mình, nếu ngày xưa không thất bại trong việc nuôi con mập mạp, nếu ko thất bại trong hôn nhân, nếu mình làm gì thành công đó, thì bây giờ đâu thể trở thành một người mẹ luôn học hỏi, chịu khó lắng nghe và phần nào thấu hiểu những nỗi đau của bạn!
Mark Zuckerberg đã có một bài phát biểu rất hay ở ĐH Harvard:
"Facebook không phải là thứ đầu tiên tôi xây dựng.
JK Rowling cũng bị từ chối 12 lần trước khi viết và xuất bản được Harry Porter.
Beyonce cũng phải làm cả trăm bài hát mới có Halo
Thành công vĩ đại nhất đến từ sự tự do thất bại".
Các cha mẹ ạ, hãy cho con mình quyền tự do thất bại!
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10, thầy giáo viết tâm thư gửi học sinh thi trượt đọc đến đâu thấm đến đó Hôm nay mưa, ngày mai sẽ có nắng. Các con cứ tự tin mà bước. Tương lai xa hay gần, rộng hay hẹp phụ thuộc vào bản lĩnh và sự bền bỉ của các con. Ở kỳ tuyển sinh của Hà Nội năm học này, có gần 40% học sinh trên tổng số 93.362 em sẽ trượt lớp 10 công lập. Dù biết...