Cha mẹ dạy gì cho con?: Giúp con sống nhân ái
Các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con thói quen dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Tiến sĩ Phan Bích Thiện cùng chồng và 2 con trong ngày Tết Nguyên đán ở Hungary – ẢNH: NVCC
Khi đó, các con lớn lên trở thành người sống có trách nhiệm với chính bản thân mình, với người thân, bạn bè, cũng như trong công việc và xã hội.
Tôn trọng ý kiến của con
Hồi học lớp 2, có lần My Lan từ trường về và bảo: “Bố mẹ thật không tốt, chẳng bao giờ nhắc con phải làm bài và không ngồi học cùng con. Bố mẹ các bạn khác trong lớp tối nào cũng kiểm tra và ngồi làm bài cùng các bạn”. Tôi cười và nói: “Mẹ tin là con luôn chủ động ôn bài nên cần gì phải nhắc. Con học là tích lũy kiến thức cho con chứ đâu phải học cho mẹ. Nhưng có gì khó khăn thì mình có thể cùng trao đổi”.
Từ khi hai con gái bắt đầu đi học, tôi xác định sẽ không bao giờ thúc ép và ngồi kèm các cháu học, mà tạo cho các con niềm tin vào khả năng tự lập của các cháu, luyện cho các cháu thói quen phải chủ động sắp xếp thời gian và chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, nhưng khi có vấn đề gì thì cả nhà trao đổi rất thoải mái. Có lần qua học bạ điện tử, tôi biết Ly Anh bị điểm 3 môn toán, môn mà cháu học rất tốt. Tôi quyết định không hỏi gì nhưng để ý quan sát thấy cháu không vui mà cũng không nói gì. Mấy hôm sau, cháu nói với tôi: “Con bị điểm 3, nhưng con đã viết bài lại và được điểm 5, nhưng sao không thấy mẹ hỏi khi bị điểm 3?”. Tôi nói: “Mẹ nghĩ con học quan trọng là vì kiến thức chứ không phải vì điểm, nên nếu con bị điểm kém, bản thân con sẽ thấy kiến thức của mình chỗ nào đó chưa tốt thì con sẽ tự biết để chú trọng hơn”.
Video đang HOT
Khi My Lan nhận được lời mời tham gia đội tuyển quốc gia bơi nghệ thuật của Hungary, vợ chồng tôi thực ra không muốn cháu tham gia vì lo sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng cháu nói cháu tin sẽ làm tốt cả hai việc. Mặc dù không muốn điều đó nhưng vợ chồng tôi tôn trọng quyết định của cháu và hỗ trợ cháu hết sức. Khi giải vô địch thế giới tới gần, My Lan có những lúc căng thẳng và khóc vì áp lực việc tập luyện và học tập quá lớn. Tôi nhẹ nhàng bảo cháu: “Con đã quyết định như vậy và bố mẹ luôn đứng cạnh con. Mẹ biết khối lượng công việc và áp lực của con là rất lớn so với các bạn cùng lứa khác. Suốt mấy năm qua con đã làm rất tốt, nhưng nếu bây giờ con cảm thấy không thể thực hiện được tiếp và muốn rời bỏ đội tuyển, bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định của con và không trách cứ một điều gì”.
Chính sự tôn trọng đã giúp My Lan cảm thấy có trách nhiệm với quyết định của mình, trách nhiệm với đồng đội trong đội tuyển, với đất nước và đã lấy lại được cân bằng và nghị lực để thi đấu thành công tại giải vô địch thế giới cũng như đạt kết quả xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Sống biết quan tâm người khác
Tôi luôn khuyến khích hai con gái tham gia các hoạt động xã hội, các cuộc thi mang tính đồng đội. Sau một cuộc thi về bơi nghệ thuật, Ly Anh than thở đội của con chỉ được giải ba vì một bạn thực hiện động tác không đều. Tôi nói đó không phải là lỗi của chỉ bạn ấy mà của cả đội. Các con phải xem bạn đó yếu ở điểm nào để giúp bạn. Chỉ một mình làm tốt chưa đủ mà cần quan tâm đến người khác, khi đó hiệu quả công việc chung sẽ tốt hơn.
Có dịp đến thăm một gia đình có hai con học rất giỏi, bằng cấp cao ở Anh và Mỹ nhưng có quan niệm sống không quan tâm đến người khác, My Lan bảo tôi: “Bố mẹ luôn nói phải cố gắng học để trang bị kiến thức tốt cho cuộc sống sau này. Nhưng con thấy không thích cách sống của các anh chị này”. Tôi nói với hai cháu: “Đúng, kiến thức là vô cùng quan trọng. Đó mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn là mình phải biết sống nhân ái, biết quan tâm đến người khác”.
Dịp hè vừa rồi về VN, hai chị em tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Nghệ An. Sau buổi lễ, hai chị em nói với tôi: “Mẹ ơi lần sau mình về ngoài học bổng bằng tiền mặt, nên kèm thêm một quà gì đó nhỏ thôi nhưng bản thân các em sẽ sử dụng được. Tiền rất quan trọng và thiết thực vì sẽ giúp bố mẹ các em mua sách vở hay đồ dùng cần thiết. Nhưng món quà sẽ làm các em thêm vui vì cảm nhận được nó dành trực tiếp cho các em”. Tôi rất mừng khi thấy các con mình đã biết quan tâm, đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Người lớn càng kỳ vọng, áp lực học tập của con trẻ càng lớn
Gần đây, cô bạn tôi thường phàn nàn về việc học tập của con. Từ ngày cậu con trai lên lớp 6, tối nào chị cũng phải kèm con học bài. Năm học mới chưa bao lâu nhưng đã thấy rõ áp lực học tập của con quá lớn, nếu so sánh với thời gian học tiểu học thì khác nhau "một trời một vực".
Ảnh minh họa
Theo đó, khi con còn học tiểu học thì buổi tối con chỉ phải ôn bài một lúc là được nghỉ ngơi, vui chơi. Nhưng từ khi con chuyển cấp, toàn bộ thời gian buổi tối phải dành cho việc học bài, làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài cho buổi học ngày hôm sau.
Cô bạn tôi chia sẻ rằng, nếu để con tự học bài thì không yên tâm bởi con vừa lên lớp 6, môi trường học thay đổi, khối lượng kiến thức nhiều, con chưa kịp thích nghi, nếu mẹ không nhắc có khi còn quên làm bài tập về nhà hoặc chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. Có những môn học cô giáo không giao bài tập về nhà như Lịch sử, Địa lý, Sinh học... nhưng mình vẫn phải nhắc con làm bài trong Sách bài tập để con ghi nhớ những kiến thức đã được học trên lớp.
Khi con học tiểu học, mỗi học kỳ chỉ có một bài kiểm tra nhưng nay các bài kiểm tra của mỗi môn học cứ nối tiếp nhau, hết kiểm tra 15 phút lại đến kiểm tra 45 phút... Nếu con không học bài để nắm chắc kiến thức thì sẽ không làm được bài. Ở tiểu học các con chủ yếu được đánh giá bằng nhận xét nhưng nay tất cả đều thể hiện qua điểm số.
Điểm số chính là một áp lực đối với con. Khi con học tiểu học, những bài kiểm tra cuối học kỳ thường có điểm rất cao, con gần như không biết đến điểm 5, 6. Nhưng nay thì không còn chuyện đó, con có thể bị điểm kém nếu không làm được bài. Việc phải "đối mặt" với điểm số kiểm tra liên tục khiến con cảm thấy sợ bởi nếu điểm cao thì "cả nhà cùng vui", nếu không may bị điểm kém thì con sẽ không thích học môn đó nữa.
Cuối cùng, cô bạn tôi kết luận môi trường học bậc THCS thay đổi quá nhiều so với cấp Tiểu học đã khiến con cảm thấy "hoang mang" và áp lực học tập vì thế nặng nề hơn. Thậm chí ngay cả bố mẹ cũng cảm thấy áp lực vì sợ con sẽ không theo kịp chương trình, không đạt được kết quả học tập như mong đợi.
Những chia sẻ trên rất giống với tình trạng mà con tôi đang trải qua. Nhiều lúc nghe con ước được quay lại học ở trường tiểu học để học ít hơn, không phải kiểm tra liên mien khiến tôi cũng cảm thấy lo lắng.
Thực tế cho thấy hai cấp học Tiểu học và THCS có sự khác biệt quá lớn. Khi học Tiểu học, các con được giảm tải áp lực nên việc học khá nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng khi vào lớp 6 mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Số lượng môn học tăng, thời lượng học tập tăng, lượng kiến thức nhiều hơn trong khi con vẫn quen với cách học cũ. Có tuần gần như ngày nào con cũng có tiết kiểm tra, chưa nói đến mức độ khó hay dễ, chỉ riêng tần suất dày đặc như thế thấy căng thẳng. Con bảo: "Các bạn trong lớp đều ước không phải làm bài kiểm tra mẹ ạ, kiểm tra gì mà nhiều thế!".
Bản thân tôi cũng muốn con phải đạt kết quả cao, học tốt tất cả các môn nên tối nào cũng kèm con sát sao, hết làm bài tập toán, soạn văn rồi lại làm bài tập các môn khác. Thời gian học buổi tối của con có khi kéo dài từ 8 giờ tối đến 10, 11 giờ. Có lẽ điều này cũng góp phần khiến con thấy áp lực, nhưng nếu không làm như vậy liệu con có học tốt được không. Dù lớp 6 là đầu cấp nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại là sẽ đến kỳ thi lớp 10 vốn rất căng thẳng, nếu con không chắc kiến thức, cơ hội thi đỗ vào những trường công lập cũng khó chứ đừng mơ đến trường chất lượng cao.
Qua việc giao lưu trao đổi với các phụ huynh trong lớp của con, tôi còn thấy nhiều mẹ đã tính đến chuyện cho con đi học thêm để con nhanh tiến bộ và chuẩn bị cho thi vào lớp 10. Nhiều chị em cũng tỏ ra lo lắng vì điểm kiểm tra của con thấp, có môn chỉ được 5 -6 điểm trong khi hồi lớp 5 còn toàn được 9 - 10. Theo ý kiến của nhiều mẹ thì lớp 6, lớp 7 là nền tảng nên con phải học thật tốt thì mới an tâm ở những lớp cao hơn, nhất là mục tiêu vượt qua kỳ thi vào lớp 10. Điểm số không quan trọng khi trẻ học Tiểu học thôi chứ từ lớp 6 trở đi lại khác. Học lực của con đều được đánh giá bằng điểm số nên việc "học để thi" hay học thêm là đương nhiên... Áp lực đôi khi đến từ chính sự lo toan cho tương lai của con như thế.
Vẫn biết càng học lên cao thì càng áp lực nên bản thân các con phải cố gắng thích nghi để đạt kết quả học tập tốt. Nhưng để học sinh đầu cấp không bị hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần học tập, thiết nghĩ các nhà trường và giáo viên lớp 6 cần dành cho học sinh sự quan tâm nhiều hơn, giúp các con thích nghi và hòa nhập với môi trường học tập mới. Việc trang bị kỹ năng, phương pháp học tập khi lên lớp 6 và bậc THCS nói chung nên được thực hiện cho học sinh từ cuối cấp Tiểu học để các con có thời gian làm quen và tự tin, chủ động trong học tập ở môi trường mới. Các bố các mẹ cũng cần phải thay đổi, không nên kỳ vọng quá nhiều vào con rồi bắt chúng phải cố gắng "quá sức" để chạy theo...
Đỗ Quyên
Theo Dân trí
Bạo lực học đường: Vấn nạn toàn cầu Các trường học và chính phủ các nước trên thế giới đang đau đầu vì bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Họ buộc đứa con trai 10 tuổi của tôi phải quấn giấy vệ sinh đã sử dụng lên đầu của mình ", một người mẹ ở Bắc Kinh đã than phiền trên WeChat vào năm 2016. Dòng tin của người...