Cha mẹ dạy gì cho con?: Dạy con về lòng hiếu học
Bố mẹ không chỉ cho tôi hình hài mà còn dạy tôi những điều vô giá. Hôm nay có 2 tiếng ngồi trên tàu tại Tokyo (Nhật), tôi nghĩ về bố mẹ và viết ra những dòng này với hy vọng bố mẹ có thể đọc được.
Tác giả (bìa phải) và cha mẹ của mình tại Tokyo, Nhật Bản – NVCC
Bố mẹ dạy cho tôi biết ước mơ
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có đến 6 anh chị em ở một xã thuộc huyện Chương Mỹ, bây giờ thuộc Hà Nội. Tuổi thơ của tôi là những năm tháng cả gia đình rất khó khăn. Những lúc đói hết gạo ăn, bố lại bảo tôi “sắp tới vụ lúa thu hoạch rồi. Nhà mình sẽ lại nhiều gạo ăn”. Thấy nhà hàng xóm có cái tivi đen trắng để xem, mẹ bảo tôi “một ngày không xa nhà mình có thể mua được cả tivi màu để xem con ạ”. Nếu con học giỏi, về sau con có thể mua cả cái tivi màn hình lớn cho cả làng tới xem ấy chứ. Những câu động viên như thế đã khiến tôi không ngừng học tập và cố gắng để thành công.
Bố mẹ dạy tôi cách yêu thương con người vì “muốn người khác yêu thương mình thì bản thân mình phải yêu thương người đó”.
Bố mẹ không bao giờ áp đặt tôi phải làm gì, nhất là những gì tôi không muốn. Bố mẹ luôn lắng nghe những gì tôi tâm sự. Có lẽ những người bạn thân thiết nhất của tôi cũng chính là bố mẹ. Bởi vậy kể cả những việc không tốt tôi trót làm nhưng cũng không ngại ngần tâm sự với bố mẹ.
Bố mẹ hướng tôi đến điều tốt
Video đang HOT
Gần như rất ít khi bố mẹ mắng hay đánh tôi. Ngay cả những lúc tôi có lỡ làm những việc sai trái. Có lẽ với người khác sẽ nghĩ rằng bố mẹ tôi nuông chiều con cái, và như vậy sẽ làm con hư. Nhưng không, bởi lẽ bố mẹ thường dành cho tôi những lời khen đối với từng công việc cụ thể tôi làm được. Đó là động lực để tôi hướng tới làm được những điều tốt hơn là những việc làm xấu.
Bố mẹ dạy tôi lòng hiếu học
Từ nhỏ, bố đã cầm tay tôi nắn từng nét chữ, cùng tôi giải những bài toán khó để rồi đến lớp được điểm cao, được thầy cô giáo khen và cứ thế tôi cố gắng để luôn luôn nhận được những lời khen. Trẻ con được khen là thích lắm!
Bố mẹ dạy tôi sự kiên nhẫn
Rất nhiều việc tôi làm đi làm lại nhiều lần không được. Bố mẹ không bực tức và vẫn hướng dẫn tôi làm lại nhiều lần. Mẹ thường bảo tôi “làm được việc khó làm thì mới đáng trân trọng”. Bố mẹ tin rằng tôi sẽ làm được.
Vì yêu bố mẹ nên tôi cũng không muốn phụ lòng tin ấy. Và như vậy tôi hiểu ra rằng “Có tình yêu là có tất cả. Có tình yêu thì khó mấy cũng làm”. Tôi luôn nhớ câu mẹ dặn “muốn người khác yêu thương mình thì bản thân mình hãy yêu thương người khác!”. Sự thành công ở mức độ khiêm tốn của bản thân tôi ngày hôm nay tôi khẳng định không thể vắng bóng cách giáo dục con cái của bố mẹ dành cho tôi từ khi tôi còn thơ dại. Con yêu bố mẹ rất nhiều!
Theo thanhnien
5 cách nói chuyện để trẻ nghe lời, không cần quát mắng
La hét, quát mắng, thậm chí roi vọt không khiến trẻ ngoan, nghe lời bạn hơn. Cách này chỉ làm bé sợ, không mang ý nghĩa giáo dục.
TS. Molly Brunk, ĐH Virginia từng chia sẻ: "Cách trẻ em phản ứng lại giống như khi bạn nặn đất sét trên bàn xoay. Bạn tác động lực chiều nào, lớn nhỏ bao nhiêu thì đồ gốm làm ra sẽ tròn, méo như thế".
Dưới đây là một số điều cha mẹ cần nhớ về cách nói chuyện với trẻ - việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của bé.
Chỉ nói một lần
Bạn có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần duy nhất, đừng thay đổi vì bất cứ lý do nào. Ví dụ, nếu không cho phép, bạn không nên thay đổi khi trẻ khóc hay năn nỉ. Trẻ sẽ nhanh chóng hiểu nguyên tắc làm việc của bạn, không còn bướng bỉnh hay mè nheo.
Không tranh cãi với trẻ
Nhiều cha mẹ la hét hoặc đánh con ngoài đường. Việc này làm bé sợ nhưng không mang ý nghĩa giáo dục. Trẻ sẽ tìm cách tranh cãi với bạn theo hướng tiêu cực, có thể nằm ăn vạ. Bạn càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc cha mẹ hoạt động.
Bạn càng hạn chế tranh cãi, trẻ càng dễ hiểu về nguyên tắc cha mẹ hoạt động. Ảnh: Test.laprensa
Đừng khen khi trẻ không nỗ lực
Trẻ nhỏ cần được khen để hoàn thành bước phát triển nhận thức, nhưng lời khen này cần có "lực". Những lời khen sáo rỗng thường xuyên làm bé không tìm thấy giá trị của chúng. Khi nào khen? Khen cho việc gì? là những điều cha mẹ nên quan tâm và cân nhắc đưa ra.
Không so sánh trẻ với bạn bè
Cha mẹ thường so sánh trẻ với người khác. Đôi khi, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng việc này để bé cố gắng hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học về tâm lý cho thấy, so sánh làm trẻ nuôi dưỡng sự tự ti.
Một cách làm tốt hơn là tạo thử thách để trẻ vượt lên. Trong bài giảng thú vị của GS. Lynne Murray, ĐH Reading (Anh) về nhảy cao của các bé lớp tiểu học. Thay vì nhảy qua dây, người thầy cho mỗi bé một hạt giống để các bé trồng. Khi hạt nảy mầm và thành cây, mỗi ngày cây mầm lên cao bao nhiêu thì các bé nhảy qua bấy nhiêu. Kết quả bất ngờ, đa số bé đều nhảy qua mức yêu cầu. Đôi lúc, tạo một thử thách và kích thích trẻ đón nhận tích cực sẽ phát triển tốt hơn mong đợi.
Vị thế khi nói chuyện với bé
Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần hạ thấp cơ thể để có thể nhìn vào ánh mắt của con. Ví dụ, đang đứng, bạn có thể ngồi xuống hoặc bế bé cùng ngồi với bạn. Chỉ hành động này thôi cũng có thể làm bé chịu lắng nghe. Đơn giản bởi chúng có sự tôn trọng. Ai nói trẻ con không cần tôn trọng? Suy nghĩ điều này chưa đúng. Trẻ con chỉ học được điều này khi chúng cảm thấy được tôn trọng.
Đừng cho rằng khi hạ thấp vị thế của bạn sẽ trở nên yếu thế. Cách bạn làm tốt 4 điều trên đã làm một vị thế to lớn của điều số 5. Chính việc chỉn chu suy nghĩ và hành động sẽ thực sự làm bạn vừa đáng kính, đáng nể và đáng chia sẻ trong mắt trẻ.
Theo Zing
Có thể bạn không tin, nhưng cha mẹ lười nuôi dạy nên những đứa trẻ giỏi giang hơn Tôi làm "mẹ lười" một cách có chủ đích và các con tôi trở nên tự lập, chủ động nhờ việc đó. Brooke Hampton, một hot blogger, nữ doanh nhân sống tại Texas, Mỹ đã có bài viết "gây bão" cộng động mạng khi tự nhận mình là một bà mẹ lười và cô đã phân tích những lợi ích đối với trẻ...