Cha mẹ cũng phải học để dạy con
Cần xử lý nghiêm gia đình thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái và nên xét xử lưu động các vụ án mà bị cáo là học sinh tại trường học.
Đó là đề xuất của nhiều đại biểu tại hội thảo “Tội phạm vị thành niên, vấn đề bạo lực học đường – thực trạng và giải pháp” do Viện Nghiên cứu phát triển bồi dưỡng tài năng trẻ và Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ châu Á-Thái Bình Dương tổ chức sáng 8/11.
Đừng để “phòng ngừa muộn”
Theo PGS.TS Lê Sơn, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, trẻ em ngày nay sống rất cô đơn, thiếu kỹ năng xây dựng tình cảm, có xu hướng sống ích kỷ, kể cả ở TP lớn lẫn nông thôn. Có thể do môi trường sống các em bị thay đổi thường xuyên theo gia đình, cha mẹ hạn chế con em chơi với nhau, gia đình ở TP mạnh ai nấy sống, luôn kín cổng cao tường. Cộng với công nghệ phát triển, rảnh là vùi đầu vào máy tính, điện thoại… nên trẻ ngày càng tách biệt.
“Vì vậy, muốn ngăn chặn bạo lực học đường và tội phạm vị thành niên, trước hết phải từ gia đình chứ đừng đòi hỏi từ pháp luật hay môi trường xã hội”, PGS.TS Sơn nói.
Đồng tình, TS Trần Tiến Thắng, Phó trưởng khoa Nghiệp vụ cảnh sát vũ trang, ĐH Cảnh sát nhân dân, cho rằng, cơ chế hình thành tội phạm luôn xuất phát từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tất cả đều có biểu hiện của nó theo từng cấp độ chứ không phải tự nhiên mà một người lại có thể chủ động cầm dao để giết ai đó hay cầm gậy đánh ai đó.
Theo TS Thắng, hầu hết mỗi đứa trẻ có vấn đề đều xuất phát từ gia đình có vấn đề như cha mẹ ly hôn, thường xuyên đánh nhau, bỏ bê con… Chúng ta ít quan tâm đến các biểu hiện nhỏ của con như thường xuyên xin tiền, nói dối, chơi game. Cao hơn là các em không chấp hành kỷ luật trường lớp, gây gổ đánh nhau với bạn, thuê xe ôm đi họp phụ huynh…
Người lớn khi thấy những biểu hiện đó vẫn nghĩ là “nhỏ lắm, tuổi con nhỏ nên nó thế, không ảnh hưởng gì cả” nhưng chính nó dần hình thành những vụ việc đau lòng.
“Chúng ta đang rơi vào tình trạng “phòng ngừa muộn” bởi khi mà xã hội xảy ra các vụ việc rồi, khi học sinh đã hình thành những suy nghĩ và hành động đó rồi thì chúng ta mới đề ra các biện pháp để giáo dục. Nhiều phụ huynh cứ có bất kỳ vấn đề gì liên quan con lại đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên nhưng lại thiếu trách nhiệm với chính con cái mình”, TS Thắng thẳng thắn.
Làm cha mẹ cũng phải học
Video đang HOT
Để hạn chế thực trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, ông Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, kiến nghị xã hội phải quan tâm thực sự đến gia đình nhiều hơn vì tất cả cái hư của con đều bắt nguồn từ người lớn chứ không phải do chính trẻ.
Theo ông Minh, phải thực thi nghiêm túc luật pháp về gia đình. Ai sinh con ra đều phải có trách nhiệm chăm lo và giáo dục con đàng hoàng, phải tạo điều kiện cho con học hành, dạy dỗ con, không để con hư.
“Mặc dù Việt Nam chúng ta có ngày 28/6 là ngày Gia đình nhưng nó tác động rất thấp đến nhận thức của từng gia đình. Giờ chúng ta không nói suông nữa mà phải làm thôi, gia đình nào thiếu trách nhiệm với con cái thì phải xử lý nghiêm theo luật.
Cạnh đó, chúng ta nên có những hoạt động tâm lý để tư vấn hôn nhân gia đình. Nghĩa là những ai chuẩn bị lập gia đình thì phải đi học một khóa về nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc…”, ông Minh đề xuất.
Đại tá Nguyễn Duy Chính, Trưởng bộ môn Pháp luật, CĐ Cảnh sát nhân dân II thuộc Bộ Công an, cũng cho rằng, phải có quy định những ai muốn làm cha làm mẹ thì phải có kiến thức, phải trải qua lớp bồi dưỡng và được cấp chứng nhận. Ngay cả cơ quan chức năng cũng cần tăng cường quản lý, phòng ngừa với các em sau giờ học tập.
Các cơ quan phải làm sao giám sát, theo dõi và phối hợp với nhà trường để loại trừ sớm các biểu hiện tiêu cực trong học sinh mà có thể phạm tội về sau.
“Nhà trường phải tăng cường giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật hình sự cho các em bằng nhiều cách. Chúng ta có thể đưa các vụ án do người chưa thành niên gây ra để xét xử tại trường học, nơi em đó theo học để học sinh, giáo viên được nghe và hiểu luật một cách tốt nhất, phát huy tác dụng răn đe,phòng ngừa”, ông Chính kiến nghị.
Học sinh bây giờ học quá nặng, học thêm từ sáng đến tối, không còn thời gian để bồi dưỡng tâm hồn, học kỹ năng sống, tham gia các hoạt động xã hội… Môn giáo dục công dân rất quan trọng đối với giáo dục đạo đức nhưng lại nặng lý thuyết, xa rời thực tế. Khi hỏi thì các em trả lời đúng hết nhưng có làm hay không là chuyện khác.
ThS Nguyễn Thị Hà, Viện nghiên cứu Phát triển TP HCM
Từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2015, ở TP HCM xảy ra 25.874 vụ phạm pháp hình sự, trong đó lực lượng công an đã điều tra, khám phá 17.676 vụ và bắt giữ 22.759 đối tượng. Trong đó, có đến 3.274 vụ do người chưa thành niên gây ra (bắt giữ 5.192 đối tượng). Cụ thể có 38,1% là tội trộm cắp tài sản, 31,8% cướp giật tài sản, 3,7% giết người, 6,8% cố ý gây thương tích…
(Số liệu từ Công an TP.HCM)
Theo Phạm Anh/Pháp Luật TP HCM
Khó kiểm soát nguồn gốc thực phẩm nhiều bếp ăn trường học
9 tháng đầu năm nay, Hà Nội kiểm tra, phát hiện 7% cơ sở chưa xuất trình được giấy kiểm dịch thú y. 10% số trường không xuất trình được hóa đơn và nguồn gốc thực phẩm.
Bên cạnh đó, quà vặt cổng trường thường trực nguy cơ mất an toàn thực phẩm...
Tại hội thảo về an toàn thực phẩm trong trường học diễn ra sáng ngày 29/10, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay, bữa trưa và bữa phụ tại trường đã đảm bảo dinh dưỡng nên kiên quyết không cho phép căng-tin hoạt động trong trường để hạn chế học sinh ăn quà vặt.
An toàn vệ sinh thực phẩm - nỗi lo của nhiều phụ huynh. Ảnh: Tiền Phong.
Thừa nhận việc hàng rong, quà vặt vẫn chưa được xử lý hết trước các cổng trường, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ: "Quà vặt có màu xanh đỏ, tím vàng hay những thức ăn không rõ nguồn gốc khiến chúng tôi rất lo lắng. Đơn vị đã có quy chế phối hợp với lực lượng liên ngành thành phố để xử lý".
Cũng theo ông Tuấn, sở và trường chỉ được phép quản lý từ cổng trường học trở vào, ngoài cổng trường học đơn vị phải nhờ đến lực lượng chức năng địa phương. Vì thế, 3 tháng một lần, Sở GD&ĐT tổ chức giao ban trường học với chính quyền địa phương để tìm cách giải quyết.
Ông Tuấn nói thêm, phụ huynh cần chung tay trong việc dẹp quà vặt cổng trường. "Khi đưa con đi học, tôi thấy khá nhiều phụ huynh chủ động mua cho con quà vặt trước cổng trường hoặc cho con tiền để tự mua", ông Tuấn nói.
Ai kiểm soát đầu vào thực phẩm?
Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.400 bếp ăn tập thể trong các trường học, cung cấp trung bình mỗi ngày khoảng 1,4 triệu suất ăn phục vụ học sinh. Dù chưa có vụ ngộ độc nào xảy ra nhưng bếp ăn tập thể trong trường học được xác định có nguy cơ ngộ độc cao.
Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin, gần đây khi đi kiểm tra bất ngờ 42 bếp ăn ở các trường học thì có khoảng 10% còn sai sót liên quan đến xuất xứ nguồn gốc thực phẩm, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Một số bếp ăn khi kiểm tra xuất trình đầy đủ giấy tờ, hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm có nguồn gốc nhưng thực tế khi nấu lại mua thực phẩm trôi nổi ngoài chợ.
Cũng theo ông Hạnh, hiện nay, có 3 phương thức cung cấp bữa ăn cho học sinh gồm: trường tự nấu, trường phối hợp doanh nghiệp vào trường nấu và ký hợp đồng mua suất ăn ở bên ngoài đưa vào trường.
"Dù phương thức nào thì trách nhiệm đảm bảo an toàn cho học sinh trước hết là do hiệu trưởng. Trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khâu từ nhập thực phẩm, quy trình nấu nướng, cơ sở vật chất bếp ăn...", ông Hạnh nói.
Trả lời câu hỏi về công cụ nào kiểm tra thực phẩm có đảm bảo hay không? Ông Hạnh cho hay, Sở Y tế đã giao bộ công cụ kiểm tra nhanh thực phẩm về các trung tâm y tế xã, phường. Bộ công cụ này cho phép người sử dụng có thể kiểm tra thực phẩm có dư lượng thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu hay không.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân cho hay, trường này thành lập ban kiểm soát thực phẩm. Khi thực phẩm được đơn vị cung cấp đưa về trường mỗi ngày, nhân viên kiểm tra bằng cảm quan, thấy thực phẩm tươi ngon mới đồng ý sử dụng. Trong quá trình sơ chế, trường đầu tư thêm máy sục ozone để loại bỏ chất độc hại tồn dư nếu có.
Bà Hoàng Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội cho biết, đơn vị đã hướng dẫn các cơ sở trường học kiểm tra thực phẩm, đặc biệt chú trọng hạn sử dụng, có dấu kiểm định thú y. Khi nhập sản phẩm phải lưu mẫu, tuân thủ đúng quy trình khám bệnh cho đầu bếp, đeo bao tay khi chế biến.
Công khai đơn vị vi phạm
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ở trường học hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất, ngoài học tập, trường phải đảm bảo nhiệm vụ chăm lo sức khỏe học sinh thông qua việc nâng cao chất lượng bán trú. Ngoài ra, các đơn vị doanh nghiệp được ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm phải là đơn vị chịu trách nhiệm.
Còn theo bà Hoàng Minh Thu, đối với các đơn vị sai phạm trong việc cung cấp thực phẩm sẽ được thông tin công khai để các trường không mua sản phẩm của đơn vị đó nữa.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
'Đuổi học con vì mẹ chê đồng phục là không chấp nhận được' Phó vụ trưởng Vụ Học sinh - Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu phụ huynh phản ánh đúng, việc trường VStar đuổi học sinh lớp 3 vì mẹ chê đồng phục xấu là không chấp nhận được. "Không chấp nhận được" Nhiều ngày nay, dư luận quan tâm câu chuyện cháu bé Minh Hải (lớp 3, trường VStar, quận 7, TP HCM)...