Cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý khi con trượt ĐH
Khi con trượt ĐH, cha mẹ cần làm gì giúp con vượt lên những áp lực sau thi cử luôn là một câu hỏi khó đối với nhiều phụ huynh.
Nhiều ý kiến của các phụ huynh đều đồng tình với việc không nên tạo áp lực cho chính con em mình, hãy coi việc các em đi thi đại học như là cách kiểm tra kiến thức trong 3 năm học phổ thông. Đặc biệt, cha mẹ cũng không nên tạo ra cho các em một suy nghĩ rằng, không đỗ đại học thì không làm được gì, không đỗ đại học sẽ không có tương lai.
Chia sẻ với VTC News, một chuyên gia tâm lý cũng xót xa khi phải công nhận một thực tế ở Việt Nam áp lực từ phía dòng họ, gia đình, thầy cô đối với những học sinh khá, giỏi lại trượt ĐH là vô cùng lớn. Vì vậy, chính những bậc cha mẹ cũng cần phải tham gia vào các khóa học tâm lý trước mỗi kỳ thi ĐH để có những động viên kịp thời giúp con cái thoải mái trước áp lực của kỳ thi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng trưởng phòng T4 Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra lời khuyên: “Các bậc cha mẹ, thầy cô nên hiểu rõ sức học của con mình, học trò mình, không nên kỳ vọng quá nhiều vào kết quả thi của các cháu. Làm như vậy, vô hình sẽ tạo rất nhiều áp lực từ mọi phía dành cho các cháu. Vì vậy, khi đạt kết quả không tốt sẽ khiến cháu có những mặc cảm tội lỗi”.
Đặc biệt, bác sĩ Dũng cũng cho rằng phụ huynh không nên tìm những biện pháp “tâm linh” quá đà để giúp sĩ tử có một kết quả tốt trong kỳ thi ĐH.
Video đang HOT
Khi thấy con em mình có những biểu hiện lạ thì cần đưa đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, điều này rất nguy hiểm. Các gia đình cần nhắc nhở con em thực hiện theo các thời gian biểu hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng có cùng những nhận định này, nhà tâm lý học Đinh Đoàn đưa ra lời khuyên: “Các bậc cha mẹ hãy nhìn nhận đúng đắn về kỳ thi đại học, có những động viên kịp thời với con em mình, không nên coi đó là kỳ thi quyết định tương lai, số phận, để tránh cho con em mình những hành động cực đoan về sau”.
Những học sinh có nhân cách yếu (những người hay hờn dỗi, hay thích thể hiện, tự cao tự đại), sau các kỳ thi nếu không đạt như ý muốn thường nảy sinh trạng thái rối loạn cảm xúc, cười nói vô duyên, hay can thiệp vào công việc người khác, co giật không rõ nguyên nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, đối với các bệnh nhân có nhân cách yếu thì việc điều trị không quá khó khăn. Trong đó, chú trọng biện pháp điều trị tâm lý bằng cách thường xuyên động viên bằng lời nói.
Một số lời động viên cha mẹ có thể dùng như “Con yên tâm, lần này không đỗ nhưng nhất định lần sau con sẽ đỗ”, “Bố mẹ ngày xưa cũng còn trượt đại học tới vài lần, thi lại rồi cũng đỗ nên con không phải lo lắng” hay như “Hàng triệu người thi với nhau cũng chỉ có một số ít người đỗ”.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần có một chế độ ăn uống ngủ nghỉ nhẹ nhàng cho các em thì bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Các bậc phụ huynh có thể tổ chức những chuyến đi nghỉ ngắn ngày sẽ giúp các thành viên có thể thêm gắn bó, tạo sự thoải mái trong tâm lý của những thí sinh vừa tham gia kỳ thi ĐH đầy căng thẳng.
ĐH không phải là con đường duy nhất
Hiện nay, chỉ khoảng 1/3 số thí sinh tham dự kỳ thi ĐH sẽ có cơ hội bước chân vào giảng đường ĐH. Còn lại 2/3 số lượng thí sinh dự thi sẽ kiếm tìm cơ hội tại các trường CĐ, các trường nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm…
Trao đổi với PV xung quanh câu hỏi, các bạn trẻ sẽ làm gì khi không thể đỗ vào ĐH, ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: “Vào ĐH không phải là con đường duy nhất. Còn rất nhiều cơ hội khác mở ra cho các em. Các em hoàn toàn có thể theo học tại các trường TCCN, các cơ sở đào tạo nghề. Khi các em vững nghề, thì rất dễ kiếm việc làm ổn định. Sau khi đi làm, kiếm tiền các em có thể học cao hơn nữa”.
Xung quanh câu chuyện về việc giảm tải áp lực cho các thí sinh dự thi vào ĐH, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay: “Bộ đang thay đổi mở rộng mạng lưới ĐH, CĐ. Đến năm 2020 chúng ta có thể dành 1 triệu chỗ cho thí sinh vào đại học. Như vậy áp lực thi sẽ không còn, chúng ta chỉ còn tổ chức thi vào ĐH nghiên cứu tầm cao, đại học tinh hoa và kiểm soát được chất lượng đào tạo. Khi đó, chúng ta mới giải quyết được dứt điểm công tác thi tuyển sinh như bây giờ. Hiện nay, khi nhu cầu lớn hơn cung thì chúng ta vẫn phải duy trì tuyển sinh để đảm bảo chất lượng”.
Theo VTC
Ngành lập trình 'hút' thí sinh
Ngày 11/7/2011, kỳ thi tuyển sinh đầu vào chuyên ngành lập trình của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech đã thu hút sự đăng ký tham gia của hàng trăm thí sinh.
Năm nay, ngành lập trình vẫn giữ vị trí hàng đầu trong "top" những ngành được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các bạn có thể đi từ việc lập trình những phần mềm mang tính phổ thông cho đến những phần mềm chuyên dụng dùng trong việc quản lý các doanh nghiệp hay lập trình game hoặc tham gia lập trình một trang web cho doanh nghiệp. Với mức lương khởi điểm từ 300 USD - 400 USD, bạn có thể là một chuyên viên kiểm tra, chuyên viên thẩm định dự án phần mềm hay một trường phòng công nghệ thông tin ... trong lĩnh vực này.
Theo thống kê, có 57% sinh viên sau khi ra trường phải học thêm ngành khác do chuyên môn đã học không phù hợp, 50% số lượng sinh viên tại các trường ĐH không có hứng thú với ngành nghề mình đang học. Vì vậy, với những đổi mới trong mô hình giáo dục - chú trọng việc đào tạo "nghề", sự phát triển của nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú hơn như lập trình, tỷ lệ này có thể sẽ giảm xuống và đảm bảo cho các bạn trẻ tìm được con đường xây dựng sự nghiệp phù hợp nhất.
Không khí nghiêm túc trong kỳ thi đầu vào - đợt 1 của Aprotrain-Aptech
Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech thuộc Tập đoàn Aptech toàn cầu là một trong những đơn vị đào tạo nghề uy tín. Với giáo trình giảng dạy theo chuẩn Quốc tế, Aprotrain-Aptech luôn mang đến cho các bạn môi trường học tập năng động và hiện đại. Sự chuyên nghiệp và bài bản của Aprotrain-Aptech được khẳng định qua các giải thưởng lớn: Đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam do Hiệp hội hội phần mềm Việt Nam Vinasa công nhận; Đơn vị đào tạo xuất sắc nhất Việt Nam 2010 do Aptech Toàn cầu trao tặng.
Năm 2011, Aprotrain-Aptech tuyển sinh 600 sinh viên chuyên ngành lập trình. Các bạn có đam mê về công nghệ thông tin hoặc các sinh viên cùng chuyên ngành tại những trường ĐH - CĐ đều có cơ hội trở thành sinh viên của Aprotrain-Aptech.
Cùng đồng hành với các bạn trẻ trên con đường sự nghiệp, hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech lập "Quỹ Khai nghiệp" với những hỗ trợ thiết thực dành cho các bạn.
Theo BĐVN
Con tự tử sau thi ĐH vì kỳ vọng quá lớn của cha mẹ Đằng sau những hành động nông nổi, những cái chết thương tâm của các thí sinh sau khi trượt ĐH, đâu đó thấp thoáng nguyên nhân đến từ chính áp lực của gia đình, do sự kỳ vọng quá mức của dòng tộc, cha mẹ, thầy cô... Cha mẹ thiếu hiểu biết: con nhập viện tâm thần sau thi ĐH Khi nhắc đến...