Cha mẹ Anh gặp khó vì đồng phục của con
Năm học 2019-2020, giá đồng phục học sinh nhà trường đưa ra khiến vợ chồng anh Howard thấy vô lý vì đắt gấp đôi giá tại siêu thị gần nhà.
Vợ chồng Howard và Karen Callaway chia sẻ thấy sốc khi biết về chi phí đồng phục của các con khi bước vào năm học mới. Hai con lớn của Howard là Eddison và em gái Loveden đang học tại trường tiểu học Dorchester Road ở Hull. Đồng phục có huy hiệu của trường bao gồm áo polo màu vàng hoặc xanh giá 7,5 bảng và áo choàng màu xanh giá 12 bảng.
“Cùng mặt hàng đó nếu mua ở siêu thị gần nhà, áo polo giá 2,5 bảng còn 6 bảng là giá của áo khoác xanh. Chi phí đồng phục vô lý như vậy rất khó để gia đình tôi chi trả”, Howard nói.
Howard và hai con của mình, Eddison và Loveden. Ảnh: Mirror
Cũng như gia đình Howard, chị Chloe Adoma, 27 tuổi, là mẹ của 6 đứa trẻ và 4 trong số đó sẽ cùng học cấp 2 trong hai năm tới. Năm học này, Chloe đã phải chi khoảng 200 bảng Anh chỉ cho quần áo đi học của một đứa trẻ.
“Chi phí đồng phục sẽ là cơn ác mộng khi chúng tôi có bốn đứa trẻ học chung cấp 2. Việc này sẽ gây ra gánh nặng tài chính với gia đình tôi”, Chloe nói.
Theo một nghiên cứu quốc gia của Bộ Giáo dục Anh, vào năm học mới, cha mẹ cần bỏ ra trung bình 230 bảng để mua đồng phục, bao gồm quần, áo, váy, giày… có gắn logo của trường cho một đứa trẻ ở độ tuổi đi học.
Video đang HOT
Theo Khảo sát chi phí sinh hoạt và lương thực của Văn phòng Thống kê quốc gia (Official for National Statistics), thu nhập trung bình của một gia đình tại Anh khoảng 28.400 bảng một năm, tức gần 2.400 bảng một tháng. Mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống của cả gia đình đều được dùng từ khoản thu nhập này.
Học sinh trong bộ đồng phục của trường. Ânh: Hackey New Primary School
Hiệp hội Trẻ em Vương quốc Anh cho biết, khi năm học mới bắt đầu, mỗi gia đình sẽ chi tiêu trung bình khoảng 340 bảng cho một học sinh ở độ tuổi trung học, tăng 7% kể từ năm 2015. Đối với một trẻ ở tiểu học, con số này là 255 bảng, tăng 2% so với năm 2015.
Một trong những lý do khiến phụ huynh phải chi thêm tiền cho con đi học là nhà trường bắt buộc gia đình mua đồng phục cho con từ một nhà phân phối duy nhất. Các bậc cha mẹ tại Anh bày tỏ mong muốn Chính phủ và ban giám hiệu nhà trường theo chủ trương của xứ Wales, tức là học sinh chỉ cần mặc quần áo đúng theo màu được quy định, còn cha mẹ và các em được chủ động quyết định kiểu dáng, loại vải và xuất xứ của bộ quần áo. Việc này sẽ giúp các gia đình lựa chọn những bộ trang phục phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Thanh Hằng
Theo Mirror/VNE
Quảng Bình chống lạm thu trước thềm năm học mới
Các trường thực hiện nghiêm các quy định trong việc thu tiền gửi xe đạp, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình cho hay, đã có văn bản gửi các phòng Giáo dục huyện, thành phố, các trường học về việc thực hiện nghiêm các quy định về thu chi trước thềm năm học mới 2019-2020.
Quảng Bình có văn bản chỉ đạo ngăn chặn lạm thu trước thềm năm học mới. Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn
Đại diện Sở này cho biết, thời gian qua, mặc dù đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về các khoản thu, chi mua sắm sách, vở, tài liệu tham khảo, đồng phục học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, tại một số đơn vị công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy định còn hạn chế, quy trình thực hiện, công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu công khai, còn có một số nội dung thực hiện trái quy định.
Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng trên, Sở đã yêu cầu trưởng phòng Giáo dục, thủ trưởng các trường, cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, Giám đốc trung tâm giáo dục - dạy nghề cấp huyện tổ chức quán triệt và thực hiện đúng quy định về các khoản thu, chi trong trường học cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh của đơn vị.
Các khoản đồng phục học sinh, trang phục học sinh học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, khoản thu tiền học phí (năm học 2019-2020 thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh)... phải được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định.Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định trong thu, chi, mua sắm như: việc chuẩn bị, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo;
Sở cũng lưu ý các khoản thu tiền gửi xe đạp, tiền bảo hiểm y tế, những khoản thu theo thỏa thuận, các khoản đóng góp, hỗ trợ tự nguyện của nhà tài trợ; kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh cho Ban đại diện cha mẹ học sinh... cũng cần được giám sát chặt chẽ.
Địa diện Sở cho biết, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
Trong đó giao trách nhiệm cho trưởng phòng Giáo dục huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động về thu, chi các khoản đóng góp trong các trường học;
Tổ chức thẩm định, phê duyệt các khoản thu, chi, nhất là kế hoạch vận động tài trợ đối với các trường trực thuộc;
Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện, thị xã, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) về các khoản thu, chi theo quy định.Đặc biệt là việc chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo của học sinh, phụ huynh học sinh trong năm học.
Còn đối với thủ trưởng các cơ sở giáo dục, cần tổ chức rà soát, kiểm tra kế hoạch thu, chi của đơn vị, bảo đảm thực hiện đúng quy định, quy trình.
Đưa nội dung kiểm tra công tác thu, chi vào trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị, bảo đảm việc kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện chấn chỉnh nếu có sai phạm.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ nếu để xảy ra tình trạng lạm thu trong trường học và việc thu chi không đúng quy định của ban đại diện cha mẹ học sinh của đơn vị.
NGUYÊN PHONG
Theo giaoduc.net
Chặn đứng "bàn tay bẩn" Trường học luôn được xã hội coi là môi trường trong trẻo, lành mạnh, người thầy được nể trọng vì thanh cao, mẫu mực. Cứ mỗi độ thu về, học sinh thời nào cũng háo hức chờ ngày xúng xính áo mới để bước chân vào lớp học thơm mùi vôi, mùi bàn ghế mới, gặp lại bạn bè, thầy cô, tiếp tục...