Cha kéo xe thồ nuôi con vào đại học
12 năm liền, ông Đặng Quang Minh ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phải cật lực làm phu bốc vác, kéo xe thồ, nhặt từng đồng bạc lẻ nuôi giấc mơ vào đại học của con.
Bên cái bàn gỗ mộc đã cũ kỹ, ông Đặng Quang Minh, bố Dương vóc dáng gầy gò, kham khổ ngồi trầm ngâm, suy nghĩ.
Nghèo cũng không để con thất học
Hôm nay là một trong những ngày không có việc làm, ông tranh thủ ở nhà nghỉ ngơi nhưng lòng không nguôi lo lắng.
Ông Minh chia sẻ: “Hay tin con đạt điểm cao, tôi mừng mà lại lo thắt ruột vì trong 5 năm tới có đủ sức khỏe để con không đứt gánh giữa đường hay không”.
Ở xã Hồng Quang, hỏi Đặng Quang Dương, học sinh Trường THPT Đồng Quan, hầu như ai cũng biết bởi Dương học giỏi có tiếng ở trường. 12 năm liền, Dương liên tục là học sinh giỏi toàn diện. Riêng năm lớp 12, Dương giành giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Vật lý.
Dương cùng bạn. Ảnh: Tiền Phong.
Ông Minh kể, ông bà đều làm nông nghiệp. Cả nhà có 3 sào ruộng, mùa được, mùa mất. Kiếm khoảng 7-8 tạ thóc mỗi mùa nhưng tiền công cày bừa, mua phân bón quá tiền lúa nên để có tiền chi tiêu, trang trải cho con học hành ông bà phải chạy việc. Hàng ngày, ông dậy từ 4 giờ sáng ra chợ cách nhà khoảng 2 km chờ việc. Hôm có người gọi đi kéo xe thồ, hôm bốc vác xi măng.
Video đang HOT
Mỗi ngày kéo xe thồ cật lực khoảng 12 tiếng ông được trả công khoảng 200.000 đồng còn vác xi măng được trả công theo năng suất. Vác mỗi tạ xi ông được trả 10.000 đồng. May mắn có ngày ông khuân được 2 tấn.
“Ngày nhễ nhại mồ hôi, đêm về lưng đau ê ẩm nằm không xuống chiếu phải nhờ bà xoa dầu. Cũng may trời thương, tôi không bị đau ốm gì nghiêm trọng nên hễ có việc là chạy vội đi làm. Nhưng mỗi tháng cũng chỉ có khoảng 15 ngày may mắn như thế”, ông nói.
Mẹ Dương, bà Nguyễn Thị Ngoan, ngoài việc đồng áng lại chăm chỉ cuốc đất, trồng rau chạy chợ. Nhưng đất đai có hạn, nên cách mấy ngày bà mới thu hoạch được một lứa để đi bán. Số tiền kiếm được từ bán rau bà thường quay ra mua miếng thịt, con cá về cải thiện bữa ăn cho cả nhà.
Cuộc sống mưu sinh không hề đơn giản, để có đồng tiền đóng học cho con, lưng áo ông Minh luôn đẫm mồ hôi. Sau nhiều đêm toan tính bạc cả tóc, ông khuyên con nên chọn theo ngành Y như con trai mong ước. Nhưng thương bố, con trai ông nhất mực chọn ngành Dược để rút ngắn thời gian học.
“Học nghề nào mà có ích cho xã hội đều rất tốt. Em chọn nghề Dược là để bố đỡ vất vả ngày nào, tốt ngày đó”, Dương tâm sự.
Dương sắp đặt kế hoạch học tập của những năm tiếp theo rất rõ ràng. Trước mắt, khoản tiền học phí khá lớn Dương sẽ làm hồ sơ để vay quỹ học sinh sinh viên. Khi vào học, cậu sẽ nỗ lực giành học bổng của trường các kỳ sau sẽ được giảm học phí vừa là món quà tinh thần cho bố mẹ. Riêng các khoản tiền học ngoại ngữ, ăn, ở bố mẹ hỗ trợ được phần nào, còn lại Dương sẽ kiếm việc làm thêm để trang trải.
Trận đòn nhớ đời
Sinh ra trong gia đình nghèo nên dường như Dương chưa một lần được cắp sách vào các lò luyện thi hay có gia sư riêng như một số bạn cùng khóa. Dương chia sẻ, ở lớp Dương lập một nhóm các bạn có tinh thần ham mê học tập, sau mỗi giờ học mọi người ngồi lại để cùng thảo luận.
Có những đề khó nhưng các thành viên trong nhóm sẽ không đi gặp thầy cô để hỏi ngay mà trao đổi với nhau đến khi ra đáp án. Dương cũng thường lên mạng để tải các bộ đề về luyện.
Ngoài ra, Dương còn có bí quyết sống còn để đạt điểm cao ở các dạng bài khó là theo dõi nhóm học của các giáo viên nổi tiếng của trường chuyên.
“Khi thầy cô ra tài liệu, cả nhóm sẽ góp tiền mua 1 cuốn khoảng 200-300.000 đồng rồi về phô tô chia nhau, chi phí giảm đáng kể”, Dương nói.
Ham học, học giỏi là thế nhưng Dương cũng từng gặp sai lầm. Chàng trai bật mí, khi còn là học sinh cấp II, cậu từng trốn bố mẹ đi chơi game. Bị bố bắt được, đánh nhừ đòn. Tuổi trẻ ham chơi, chóng quên hôm sau lại tái phạm. Dương chỉ nhận thức được vai trò của việc học khi trưởng thành hơn và một lần tình cờ thấy bố ngồi trầm ngâm trong đêm không nói gì em đã nghĩ rất nhiều trong hôm ấy.
Dương chia sẻ: “Em đã nghĩ, bao lâu nay bố vất vả, hi sinh nhiều mà mình không biết. Em quyết tâm học giỏi để thay đổi cuộc sống của chính mình và gia đình”.
Khi từ bỏ game, cậu không chỉ chúi mũi vào học mà còn biết cách đỡ đần bố mẹ. Bố Dương kể, hễ đi học về, con lại lao vào nấu cơm chờ bố mẹ về ăn rồi đi học. Con trai nhưng ngày hai bữa cơm nước, giữ nhà cửa sạch sẽ khiến bố mẹ rất an lòng.
Với Dương, bố ít nói nhưng nghiêm khắc. Ông không đặt ra cho con trai nhiều quy định mà chỉ nhắc mỗi điều: “Nếu không học giỏi ông sẽ cho nghỉ học. Sợ bố mẹ buồn lòng, em luôn dặn mình phải nỗ lực bằng hai, bằng ba các bạn”, Dương chia sẻ.
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Dương đạt 28,95 điểm trở thành thí sinh có điểm cao top 3 của cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội và điểm đầu vào cao thứ ba ĐH Dược. Cụ thể môn Toán đạt 9,75; môn Hóa 9,6 và môn Vật Lý 9.6.
Theo Nguyễn Hà/Tiền phong
ĐH Bách khoa Hà Nội đứng đầu Việt Nam trong bảng SCImago
SCImago là dự án có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học hàng đầu. So với năm ngoái, ĐH Bách khoa Hà Nội tăng hạng không chỉ so với đơn vị trong nước, mà còn trên thế giới.
Theo báo cáo của tổ chức này, trong xếp hạng 5.147 trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên thế giới năm 2016, ĐH Bách khoa Hà Nội đứng đầu trong 4 tổ chức giáo dục của Việt Nam gồm Viện Khoa học & Công nghệ Hàn lâm Việt Nam, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đồng thời, ĐH Bách Khoa Hà Nội đứng ở vị trí 577, tăng 40 bậc so với năm 2015.
4 tổ chức của Việt Nam trong Bảng xếp hạng SCImago.
ĐH Quốc gia TP HCM đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của Việt Nam và ở vị trí 608 thế giới. Các vị trí tiếp theo lần lượt là: Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Lâm Việt Nam (đứng thứ ba Việt Nam và 620 thế giới), ĐH Quốc gia Hà Nội (đứng thứ tư Việt Nam và 632 thế giới).
Đây là bảng xếp hạng các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, viện nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và tác động xã hội.
Các tiêu chí được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100 nhưng thang điểm càng thấp thể hiện kết quả tốt hơn, thang điểm càng cao thể hiện thứ hạng đánh giá càng thấp đi.
Trong bảng xếp hạng toàn thế giới, đứng ở vị trí số một là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Recherche (Pháp), thứ hai là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, ĐH Harvard (Mỹ) xếp thứ ba và thứ tư thuộc về Viện Sức khỏe quốc gia (Mỹ), thứ năm là Tập đoàn Google...
Theo Zing
Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển từ 6 điểm Ngưỡng điểm xét tuyển thấp nhất mà Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố là 6 điểm, theo công thức tính điểm riêng của trường. Chiều 29/7, Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố điều kiện đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2016. Thí sinh muốn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường cần đạt...