“Cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu, ngành chức năng khuyến cáo “nóng” điều gì?
Ngay sau khi “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu đề nghị hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam, ngành chức năng đã có ngay khuyến cáo.
Tại sao “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu?
Gia đình ông Hồ Quang Cua – “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu đến Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu là do tại thị trường Việt Nam, sau khi giành ngôi vị lớn tại cuộc thi toàn cầu lúa gạo, sản phẩm gạo ST25 của Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến giả mạo nhãn hiệu tại thị trường nội địa.
Có thể thấy, trên thị trường hiện đang tràn lan sản phẩm gạo ST 25, trên bao bì đều in “ngon nhất thế giới”.
Theo gia đình ông Hồ Quang Cua, trên bao bì của một số sản phẩm trên thị trường có sử dụng dòng chữ mang ý nghĩa “The World’s Best Rice” (Gạo ngon nhất thế giới) mà tổ chức thương nhân lúa gạo toàn cầu (TRT) đã cấp cho sản phẩm gạo của gia đình ông. Đây cũng là cụm từ gia đình ông đã đăng ký độc quyền tại Mỹ.
Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam cụm từ này không thể được bảo hộ độc quyền trong nước dẫn đến khó khăn cho lực lượng Quản lý thị trường trong việc xử lý các đối tượng mà gia đình ông Cua cho là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của gia đình ông.
Một trong những lý do là vì giống lúa ST25 đã được Cục trưởng Cục trồng trọt – Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cấp Bằng bảo hộ cho tác giả: Hồ Quang Cua và đồng tác giả: Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương.
Gia đình ông Hồ Quang Cua – “cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu đến Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị lực lượng hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam. Ảnh: CTV.
“Cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu, ngành chức năng khuyến cáo gì?
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), bất kỳ sản phẩm nào nếu không có chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu, trong quá trình lưu thông không nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời thì có thể dẫn tới hệ quả là rất dễ bị đối tác, thị trường đang hợp tác có thể tranh chấp về tên gọi, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, như câu chuyện thực tế mà gạo ST25 đã và đang trải qua.
“Gạo ST25 là nhãn hiệu sản phẩm của một doanh nghiệp, một sản phẩm có uy tín, được thị trường ưa chuộng hoàn toàn có thể xảy ra tranh chấp nhãn hiệu nếu doanh nghiệp không có biện pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu kịp thời” – ông Toản nói.
Được biết, ngay sau khi nhận được đơn đề nghị của gia đình ông Hồ Quang Cua về việc hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25, Tổng cục Quản lý thị trường đã có văn bản chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc chủ động rà soát, thẩm tra, xác minh các nội dung doanh nghiệp phản ánh tại hồ sơ đối với các cơ sở bị cho là vi phạm trên địa bàn quản lý của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố.
Tổng cục đặc biệt lưu ý, đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, bao bì, tem, nhãn hàng hóa, đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Năm 2019, tại Hội nghị Gạo Thế giới TRT thường niên lần thứ 11 diễn ra tại Manila, Philippines từ ngày 11-13/11, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã giành được giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” cho loại gạo ST25.
Trong thông cáo báo chí phát hành ngay lúc đó, The Rice Trader cũng tuyên bố cảnh cáo chính thức tới các công ty Việt Nam khác về sự tôn trọng cần thiết khi sử dụng biểu tượng thương hiệu “Gạo ngon nhất thế giới” trong các bao bì gạo đang được kinh doanh tại thị trường Việt Nam lúc ấy.
Tuy nhiên, vào tháng 04/2021, dư luận xôn xao bởi thông tin có 4 doanh nghiệp ở Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại thị trường Mỹ.
Ngay sau đó, Công ty TNHH Hồ Quang Trí (Sóc Trăng, Việt Nam) đã làm đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “Gạo ông Cua” tại thị trường Mỹ. Đơn đăng ký nhận hiệu đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu và được USPTO tiếp nhận.
Ngoài ra, một doanh nghiệp của Úc cũng đã nộp đơn đăng ký thương hiệu sở hữu với ST25 tại Úc. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã có nhiều động thái can thiệp kịp thời sau khi có thông tin này.
Khắp phía Nam thừa, ế thực phẩm, Sài Gòn thiếu hụt chưa cách gỡ
Năng lực sản xuất rất lớn, nguồn cung dồi dào đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm. Nhưng, ở TP.HCM có tình trạng thiếu hụt, trong khi nông sản ĐBSCL dư thừa, gà công nghiệp giảm 11.000 đồng/kg, lợn ở Đồng Nai không xuất bán được.
Nguồn cung rất dồi dào
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh phía Nam bàn giải pháp sản xuất, cung ứng nông sản trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) khẳng định, nguồn lương thực thực phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Nam và TP.HCM vẫn tương đối dồi dào.
Diện tích rau tại các tỉnh phía Nam lên tới 537 nghìn ha, năng suất gần 200 tạ/ha, sản lượng 10,7 triệu tấn (vùng ĐBSCL đạt 290 nghìn ha, năng suất 190 tạ/ha, sản lượng 5,5 triệu tấn). Bình quân mỗi tháng, vùng ĐBSCL cung cấp cho thị trường 433 nghìn tấn rau, chủ yếu cho tiêu thụ nội địa với khoảng 18 triệu người vùng ĐBSCL và 10 triệu người TP.HCM.
Ông Hòa cho biết, tại các tỉnh phía Nam, sản lượng thịt lợn bình quân mỗi tháng năm 2021 là 93.840 tấn/tháng; thịt gà đạt 30.492 tấn/tháng; thịt vịt, sản lượng bình quân là 10.860 tấn/tháng. Riêng trứng gia cầm, sản lượng bình quân mỗi tháng ở khu vực này đạt 455 triệu quả. Ngoài ra, sản lượng tôm sú đạt 113.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258.000 tấn,...
TP.HCM đang thiếu hụt lượng lớn rau củ, trứng gia cầm (ảnh: TL)
Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, Long An cũng khẳng định, sản lượng lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này rất dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh và một phần cho TP.HCM. Song, việc vận chuyển lưu thông đang gặp khó khăn. Nhiều nơi nông sản đến kỳ thu hoạch mà không biết bán cho ai.
Trong khi đó, tại TP.HCM, Giám đốc Sở NN-PTNT Đinh Minh Hiệp chia sẻ, sau khi các chợ đầu mối lớn trên địa bàn đóng cửa do có các ca nhiễm Covid-19, nguồn nông sản, thực phẩm cho thành phố bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nhu cầu của thành phố đang thiếu 1.500 tấn rau củ, 300.000-400.000 quả trứng/ngày.
Do nguồn cung ứng bị gián đoạn nên giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7/2021 trên địa bàn TP.HCM đều tăng so với các tháng trước đó. Cụ thể, giá lương thực tăng 0,46%; giá thực phẩm tăng 0,37% so tháng trước, trong đó rau củ quả tăng mạnh do việc vận chuyển khó khăn, nguồn cung về chợ giảm, ông Hiệp cho hay.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, chúng ta có hệ sinh thái sản xuất 13.500 doanh nghiệp, cộng với hơn 34.400 trang trại, 78 liên minh HTX, 17.500 HTX, hơn 8,6 triệu hộ nông dân kết thành mạng lưới sản xuất nông nghiệp vô cùng bền vững.
"Vào cuối năm ngoái, lũ chồng lũ, bão chồng bão cùng với dịch Covid-19, chúng ta vẫn đảm bảo được nguồn cung lương thực thực phẩm cho người dân trong nước và cho xuất khẩu. Bây giờ cũng vậy, sản xuất vẫn đảm bảo nguồn cung, không lo thiếu", ông Tiến nói.
Tuy nhiên, ông Tiến thừa nhận, khâu lưu thông hàng hóa đang gặp vấn đề. Thế nên, gà công nghiệp từ mức giá 28.000 đồng/kg giảm xuống còn 11.000 đồng/kg, lợn ở Đồng Nai không xuất được ra khỏi chuồng, trong khi dứa tại các tỉnh ĐBSCL chín đầy ruộng không ai mua.
Cần phải tổ chức tốt khâu lưu thông để không xảy ra tình trạng nơi thiếu phải mua giá cao, nơi thừa bán giá rẻ (ảnh: TL)
Thống nhất quy định chung cho "luồng xanh"
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong lưu thông phân phối hàng hóa, chúng ta phải chủ động. Bài học kinh nghiệm giãn cách ở Hà Nội năm 2020 cho thấy, chỉ sau 2 ngày thực hiện, nguồn cung lương thực thực phẩm tăng 300%. Hiện Hà Nội chuẩn bị cho phương án thực hiện cách ly, nguồn cung dự trữ cũng tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Các kênh phân phối ở siêu thị, chợ và kể cả sàn thương mại điện tử đều sẵn sàng.
Hay như bài học từ vụ vải thiều. Dự báo sản lượng 245.000 tấn, nhưng sau thống kê lên tới trên 300.000 tấn, chúng ta vẫn tiêu thụ hết trong một thời gian rất ngắn, đạt hiệu quả cao cả về sản lượng và kinh tế. Đó là bởi kịch bản đã có sẵn, tạo được luồng xanh nên vải thiều thông thương, không bị ùn ứ.
"Bây giờ, chúng ta có luồng xanh toàn quốc, kể cả đường bộ và giao thông đường thủy nội địa. Vấn đề là thực hiện thì phải thống nhất chung", ông Tiến nói.
Theo đó, hàng đi qua các chốt kiểm dịch áp dụng test nhanh hay là giấy xét nghiệm? Nếu là giấy xét nghiệm thì giá trị trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày phải thống nhất rõ ràng, từ đó tạo căn cứ cho các tỉnh thành. Đây chính là mấu chốt để chúng ta có luồng xanh quốc gia thông suốt đưa nông sản từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Ông Tiến nói thêm, với tình hình hiện nay, yêu cầu cấp bách không chỉ là lưu thông nông sản mà còn cả vật tư nông nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo được chu kỳ sản xuất tiếp theo.
"Nếu chỉ tập trung vào phòng chống dịch, không tập trung vào sản xuất thì mục tiêu kép sẽ không đạt được. Lúc đó sẽ khó khăn do thiếu nguồn cung nông sản cho thị trường trong nước và cả cho xuất khẩu. Thế nên, các địa phương cần phải quan tâm hơn nửa tới sản xuất, không thể để đứt gãy", ông Tiến nhấn mạnh.
Quý I-2021: Xuất khẩu rau quả tăng 6,1% Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), quý I-2021, xuất khẩu mặt hàng rau quả cả nước đạt khoảng 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đáng ghi nhận khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Trong đó,...