‘Cha đẻ’ định nghĩa ‘Nhà báo là người thất nghiệp, ăn bám’ chính thức lên tiếng
Định nghĩa về “ nhà báo” sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua đã khiến dư luận không khỏi tranh cãi.
Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao về cuốn từ điển “Từ ngữ Nam Bộ” do TS Huỳnh Công Tín biên soạn (được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007). Trong đó, nhiều người tỏ ra bất ngờ, thậm chí khó hiểu với cách giải nghĩa và dẫn liệu về “nhà báo”.
“Cha đẻ” định nghĩa “Nhà báo là người thất nghiệp, ăn bám” chính thức lên tiếng
Cụ thể trong cuốn từ điển này, “nhào báo” được diễn giải “là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình”. Qua đó, tác giả còn đưa ra ví dụ cụ thể: “Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu”.
Trước thông tin này đã tạo nên làn sóng tranh cãi gay gắt. Ngay sau đó, chủ nhân của định nghĩa này đã phải lên tiếng trên Người Lao Động rằng ông vô cùng bất ngờ khi mọi người lại quan tâm đến cuốn từ điển của ông, vì sách đã được xuất bản từ lâu.
Video đang HOT
Theo như TS Tín, đây là từ điển về từ ngữ Nam Bộ dùng trong lời nói của người dân Nam Bộ chứ không phải từ ngữ trong từ điển Tiếng Việt phổ thông. Trong chú giải có để (nb) tức “nghĩa bóng”, nên từ “nhà báo” không phải chỉ những người đi làm báo mà nói về những người thất nghiệp.
“Khi học ra trường hay bị hỏi làm nghề gì thì người Nam Bộ hay nói vui “làm nhà báo”, ý nói “tôi còn thất nghiệp, ăn bám gia đình, chưa có công ăn việc làm, còn phụ thuộc vào người khác”, chứ không phải “nhà báo” chỉ những người làm nghiệp vụ báo chí. Những người thắc mắc họ không hiểu và không đặt trong ngữ cảnh nào hết. Muốn hiểu kỹ thì nên đọc lời dẫn của quyển từ điển này”, TS Huỳnh Công Tín lý giải.
Cuốn từ điển đang gây tranh cãi
Trên Tri thức trực tuyến, ông Tín cũng cho biết thêm rằng cuốn từ điển này không dẫn liệu theo kiểu lấy một phát ngôn toàn dân, rồi thay thế một từ nào đó bằng một từ ngữ Nam Bộ. Vì vậy trong dẫn liệu có thể có yếu tố lệch chuẩn nhưng có lại đúng chuẩn đối với người Nam Bộ.
“Người vùng miền khác khi nghe định nghĩa này có thể bất ngờ, nhưng với người miền Nam, từ nhà báo được dùng theo nghĩa bóng rất phổ biến”, TS Tín nói thêm.
Được biết TS Huỳnh Công Tín hiện đang là nguyên giảng viên bộ môn Ngữ văn ở Đại học Cần Thơ, hiệu trưởng Đại học Võ Trường Toản, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Sau thời gian dài tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ, ông Tín đã cho ra mắt cuốn sách Từ điển Từ ngữ Nam Bộ dày 1.392 trang, có khoảng 20.000 từ. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2007 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội) và tái bản năm 2009 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).
Cuốn từ điển này ra đời nhằm giải thích ngữ nghĩa và dẫn liệu từ lời nói của người Nam bộ trong cuộc sống. Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn thêm các tác phẩm văn học của các nhà biên khảo, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng để đưa vào cuốn từ điển.
CSGT ngăn kịp nam thanh niên thất nghiệp định nhảy cầu Sài Gòn tự tử
Thất nghiệp, không có tiền trả tiền nhà trọ, nam thanh niên định nhảy cầu Sài Gòn tự tử đã may mắn được CSGT kịp thời can ngăn.
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, sáng 12.6, CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc PC08 vừa kịp thời ngăn một nam thanh niên định nhảy cầu Sài Gòn tự tử.
Theo đó, khoảng 9 giờ 30 phút, tổ công tác Đội Tuần tra dẫn đoàn gồm đại úy Phan Tấn Lực và đại úy Lê Trọng Tuấn thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến Điện Biên Phủ. Đến gần cầu vượt Văn Thánh, 2 CSGT nhận tin báo của người dân cho biết có 1 nam thanh niên có ý định tự tử trên cầu Sài Gòn hướng từ Bình Thạnh đi Thủ Đức.
Thất nghiệp, không có tiền đóng tiền trọ, nam thanh niên định nhảy cầu tự tử. Ảnh PC08
CSGT liền di chuyển đến địa điểm trên, thấy 1 nam thanh niên đang có ý định nhảy cầu, đại úy Lê Trọng Tuấn nhanh chóng tiếp cận và khuyên nhủ, động viên, trấn an tinh thần để người này từ bỏ ý định tự tử.
Qua tìm hiểu, CSGT cho biết nam thanh niên là L.X.C (35 tuổi, hiện thuê trọ tại Q.12, TP.HCM), đã có vợ và 2 con nhỏ. Do đang thất nghiệp, không có tiền trả tiền thuê nhà, hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, trong lúc quẫn trí đã có ý định nhảy cầu tự tử.
Sau khi được CSGT động viên, anh C. đã bình tâm, không còn ý định tự tử. Tổ công tác đã đưa anh C. về trụ sở Công an P.22, Q.Bình Thạnh để được hỗ trợ, xử lý.
Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị Báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị là chủ đề cuộc tọa đàm do Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức ngày 10/6, hướng tới kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022). Các đại biểu tham luận tại tọa đàm. Đây không chỉ là nhiệm vụ,...